- Nếu xa rời thực tiễn sẽ dẫn đến bệnh chủ quan, duy ý chí, giáo điều, máy móc, quan liêu, kinh viện Ngược
a) Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng
Nhận thức cảm tính (trực quan sinh động)
Giai đoạn nhận thức này bao gồm ba hình thức cơ bản là cảm giác, tri giác và biểu tượng.
+ Cảm giác là hình thức đầu tiên của quá trình nhận thức, là nguồn gốc mọi hiểu biết của con người. Đó là sự phản ánh những mặt, những thuộc tính riêng lẻ của các sự vật, hiện tượng khi chúng đang tác động trực tiếp vào các giác quan của con người.
+ Tri giác là hình ảnh tương đối toàn vẹn về sự vật, hiện tượng khi sự vật, hiện tượng đó đang tác động trực tiếp vào các giác quan của con người. Tri giác được nảy sinh trên cơ sở cảm giác, và là sự phức hợp của nhiều cảm giác.
Chương II: PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
+ Biểu tượng là hình thức phản ánh cao nhất, phức tạp nhất của nhận thức cảm tính. Nó là hình ảnh khái quát về sự vật được lưu giữ lại trong bộ óc của con người khi sự vật không còn tác động trực tiếp vào các giác quan. Nói cách khác, biểu tượng là sự phản ánh khách thể một cách gián tiếp, là “hình ảnh của hình ảnh”.
Như vậy, cả cảm giác, tri giác và biểu tượng đều là những hình thức nhận thức của trực quan sinh động. Chúng chỉ là sự phản ánh khách thể một cách cảm tính, ở đó con người chưa phản ánh được cái bản chất, chưa thấy được quy luật chi phối sự vận động và phát triển của sự vật. Vì thế để nắm bắt bản chất của đối tượng, nhận thức phải tiến lên một nấc thang mới, một trình độ mới cao hơn về chất. Đó là trình độ
Chương II: PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
Nhận thức lý tính (tư duy trừu tượng)
- NTLT thể hiện dưới các hình thức: khái niệm, phán đoán và
suy luận.
+ Khái niệm là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng, phản ánh những mối liên hệ và những thuộc tính bản chất, phổ biến của một tập hợp các sự vật, hiện tượng nào đó.
+ Phán đoán là hình thức liên hệ giữa các khái niệm nhằm khẳng định hoặc phủ định một hay nhiều thuộc tính, tính chất, mối quan hệ nào đó của sự vật, hiện tượng, được thể hiện thông qua ngôn ngữ thành những câu, những mệnh đề theo luật văn phạm nhất định.
+ Suy luận là một hình thức của tư duy trừu tượng trong đó xuất phát từ một hay nhiều phán đoán làm tiền đề để rút ra phán đoán mới có tính chất kết luận.
Chương II: PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
Sự thống nhất biện chứng giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính
- NTCT và NTLT là hai giai đoạn, hai cấp độ của một quá trình nhận thức thống nhất, trong đó, NTCT là giai đoạn đầu, giai đoạn thấp, còn NTLT là giai đoạn sau, giai đoạn cao.
- NTCT là sự phản ánh khách thể một cách trực tiếp, cụ thể, sinh động, đem lại những hình ảnh bề ngoài, chưa sâu sắc về khách thể, còn NTLT là sự phản ánh gián tiếp, mang tính trừu tượng, khái quát cao nên phản ánh được những mối liên hệ bên trong, bản chất, tất yếu, phổ biến của khách thể. - Dù là hai giai đoạn, hai cấp độ khác nhau nhưng NTCT và
NTLT có sự thống nhất biện chứng với nhau; liên hệ, tác động lẫn nhau và hỗ trợ, bổ sung cho nhau.
Chương II: PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT