chung cần xuất phát từ những cái riêng, từ những sự vật, hiện tượng và các quá trình riêng lẻ chứ không được xuất phát từ ý muốn chủ quan.
- Vì cái chung là một bộ phận của cái riêng nên khi áp dụng vào cái riêng cần được cụ thể hoá chứ không nên rập khuôn. Ngược lại, nếu xem thường cái chung, chỉ chú ý cái riêng thì trong hoạt động thực tiễn sẽ rơi vào tình trạng mò mẫm, tùy tiện, mất phương hướng…
- Nếu có sự chuyển hoá từ cái đơn nhất sang cái chung và ngược lại thì trong hoạt động thực tiễn cần tạo điều kiện thuận lợi cho chúng diễn ra nếu xét thấy có lợi ích cho ta.
Chương II: PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT 2. Nguyên nhân và kết quả 2. Nguyên nhân và kết quả
a) Phạm trù nguyên nhân và kết quả
* Nguyên nhân dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật hiện tượng với nhau, từ đó tạo ra sự biến đổi nhất định.
* Kết quả dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do tác động giữa các mặt, các yếu tố trong một sự vật, hiện tượng, hoặc giữa các sự vật, hiện tượng trước đó gây lên.
* Cần phân biệt NN với nguyên cớ, NN với điều kiện.
- Nguyên cớ cũng là một sự kiện nào đó xảy ra trước KQ, nhưng bản thân nó không sinh ra KQ đó, có liên hệ với KQ nhưng là mối liên hệ bên ngoài, không bản chất.
- Điều kiện là tổng hợp những hiện tượng cần thiết đối với việc nảy sinh ra KQ. Nó không trực tiếp sinh ra KQ mà chỉ thúc đẩy nhanh hoặc kìm hãm NN tạo ra kết quả.
Chương II: PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
b). Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và
kết quả
Mối quan hệ giữa NN và KQ là mối quan hệ khách quan, bao hàm tính tất yếu. Không có NN nào quan, bao hàm tính tất yếu. Không có NN nào không dẫn đến KQ nhất định và ngược lại không có KQ nào không có NN.