0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Cái đơn nhất là phạm trù dùng để chỉ những nét, những mặt, những thuộc tính,…chỉ có ở một sự vật,

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN CHƯƠNG 2 TS ÔNG VĂN NAM (Trang 30 -30 )

những mặt, những thuộc tính,…chỉ có ở một sự vật,

hiện tượng hay kết cấu vật chất mà không lặp lại ở

bất cứ sự vật, hiện tượng hay kết cấu vật chất khác.

Chương II: PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

b. Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung, cái riêng và cái đơn nhất: đơn nhất:

Thứ nhất, cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại của mình.

Không có cái chung thuần túy tồn tại bên ngoài cái riêng. Thông qua những cái riêng, người ta phát hiện ra những đặc tính chung. Tức cái chung tồn tại thực sự nhưng không tồn tại ngoài cái riêng mà phải thông qua cái riêng.

Thứ hai, cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ đưa đến cái chung.

Cái riêng tồn tại tương đối độc lập, đồng thời lại có quan hệ với những sự vật, hiện tượng khác và qua các sự vật, hiện tượng khác mà mối liên hệ được trải rộng, trong đó có những mối liên hệ dẫn đến một hoặc một số “cái chung” nào đó. Sự vật hiện tượng nào cũng bao hàm cái chung.

Chương II: PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

Thứ ba, cái chung là bộ phận của cái riêng, còn cái riêng không gia nhập hết vào cái chung. Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung. Cái chung là cái bộ phận nhưng sâu sắc, bản chất hơn cái riêng.

Sở dĩ cái riêng phong phú hơn cái chung vì ngoài những đặc điểm gia nhập vào cái chung, nó còn có những cái “đơn nhất” nữa. Cái chung đi vào bản chất sự vật vì cái chung nó phản ánh những mặt, những mối liên hệ tất nhiên vốn có, ổn định bên trong sự vật.

Thứ tư, cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hoá lẫn nhau

Sở dĩ có sự chuyển hoá này là do trong hiện thực, cái mới không bao giờ xuất hiện ngay một lúc, mà lúc đầu xuất hiện dưới dạng “cái đơn nhất”, sau đó do quy luật phát triển, nó dần dần trở thành cái phổ biến, cái chung.

Chương II: PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

c. Một số kết luận về mặt phương pháp luận

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN CHƯƠNG 2 TS ÔNG VĂN NAM (Trang 30 -30 )

×