Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dung ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội (Trang 48)

2.2.1. Hoạt động cho vay tiêu dùng tại một số Ngân hàng

Do những lợi ích mà cho vay tiêu dùng mang lại, nhiều NHTM Việt Nam đã và đang thực hiện hoạt động cho vay tiêu dùng. Các hình thức cho vay tiêu dùng rất phong phú như: cho vay mua nhà mới, sửa nhà, cho vay mua ô tô, du học, đồ dùng gia đình và các sản phẩm khác.

Các ngân hàng đã triển khai hoạt động cho vay tiêu dùng gồm có các ngân hàng thương mại Nhà nước như: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Bên cạnh đó, các ngân hàng cổ phần cũng tham gia rất tích cực vào thị trường mới mẻ này, như: Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam, Ngân hàng Á Châu, Ngân hàng TMCP Quân đội, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín,…

Ngân hàng No&PTNT Việt Nam (Agribank) thực hiện cho vay duới nhiều hình thức, như: Cho vay thực hiện nhu cầu phục vụ đời sống; Cho vay phục vụ mua sắm nhà ở, phương tiện vận chuyển…; Cho vay người lao động đi tìm việc có thời hạn ở nước ngoài; Cho vay trả góp; Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng; … Yêu cầu đối với khách hàng là có thu nhập ổn định và có khả năng tài chính để trả nợ tiền vay. Khách hàng là người hưởng lương thì chỉ cần xác nhận của cơ quan quản lý lao động về các khoản

thu nhập của mình. Đối với công dân Việt Nam có nhu cầu và đủ điều kiện đi lao động nước ngoài thì cần phải có hợp đồng ký kết với doanh nghiệp dịch vụ về việc đi làm việc ở nước ngoài.

Ngân hàng TMCP Á Châu cũng thực hiện nhiều hình thức cho vay tiêu dung, như: Vay đầu tư vàng; Vay đầu tư kinh doanh chứng khoán; Vay trả góp sửa chữa, mua nhà mới, mua ô tô,…; Vay trả góp sinh hoạt tiêu dung; Hỗ trợ tài chính du học; Vay cho hoạt động khám chữa bệnh ở nước ngoài;… Khách hàng muốn vay vốn phải có thu nhập ổn định, có tài sản thế chấp, thời hạn vay vốn có thể lên đến 5 năm.

Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội phục vụ mọi đối tượng khách hàng có tài sản thế chấp, hình thức trả góp. Lãi suất theo mức lãi suất hiện hành của Ngân hàng, thời hạn từ 12 tháng đến 5 năm.

Đối với ngân hàng Sài Gòn Thường Tín, việc cho vay tiêu dùng với CBCNV nhà nước, nhất là trong ngành y tế và giáo dục đang là đối tượng vay chính được Ngân hàng quan tâm. Lãi suất 1,05%/tháng, thời hạn 12 tháng. Khách hàng thường là vay tín chấp thông qua các tổ chức công đoàn và có bảo lãnh của cơ quan phối hợp với bộ phận lao động tiền lương giúp ngân hàng thu nợ.

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam tuy mới triển khai hoạt động cho vay tiêu dùng nhưng cũng đã thu hút được khá nhiều khách hàng. Ngân hàng chủ yếu cho vay mua ô tô, mua nhà và cho vay du học. Lãi suất và thời hạn rất linh hoạt tùy theo mục đích vay.

Hoạt động cho vay tiêu dùng đang ngày càng mở rộng, thu hút sự quan tâm của ngân hàng và các cá nhân, hộ gia đình. Trong tương lai, hoạt động này chắc chắn sẽ ngày càng phát triển hơn nữa, không chỉ có các ngân hàng tham gia mà sẽ còn có các tổ chức tài chính và tín dụng khác vào cuộc.

2.2.2. Thực trạng cho vay tiêu dùng hiện nay

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước (SBV), dư nợ tín dụng tiêu dùng đến cuối tháng 9-20010 của cả hệ thống đạt 79.700 tỉ đồng, chiếm 6,54% tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế. Tính trung bình mức dư nợ vay tiêu dùng theo đầu người chỉ đạt khoảng 921.000 đồng/người. Đây là con số quá thấp so với tiềm năng thị trường của đất nước có 86,5 triệu dân và liên tục có mức tăng trưởng kinh tế vào loại cao như Việt Nam. Cũng theo SBV, tại các nước phát triển, tín dụng tiêu dùng là nghiệp vụ chiếm thị phần lớn và đem lại lợi nhuận nhiều nhất cho các tổ chức tín dụng. Đây cũng chính là những sản phẩm tạo nên thế mạnh của các công ty tài chính và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.

Thực tế, cho vay tiêu dùng được đẩy mạnh trong khoảng vài ba năm trở lại đây với sự ra đời hàng loạt các ngân hàng thương mại, các công ty tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm ngày càng tăng của người dân. Các hình thức cấp tín dụng chủ yếu là cho vay theo hợp đồng tín dụng từng lần, cho vay bằng hình thức thấu chi tài khoản qua thẻ tín dụng. Dịch vụ này nhanh chóng bùng nổ với các sản phẩm cho vay tiêu dùng lãi suất 0%, cho vay mua nhà, mua xe với giá trị lên đến 100% giá trị tài sản và thế chấp bằng chính căn nhà đó. Các tổ chức tín dụng còn chủ động tiếp thị tận nơi thông qua hệ thống Công đoàn để nhanh chóng tăng hạn mức cho vay. Tuy nhiên, đà tăng trưởng này đã bị ách lại từ đầu 2008 do ảnh hưởng của lạm phát.

Trong năm 2010, với sự tàn phá của cơn bão khủng khoảng kinh tế tài chính toàn cầu, kèm theo đó là do cơ chế trần lãi suất, cùng với độ rủi ro, chi phí thẩm định của dịch vụ cho vay tiêu dùng cao hơn các dịch vụ khác, dịch vụ cho vay tiêu dùng đã được các ngân hàng thắt chặt. Xét trên tổng thể hoạt động cho vay của Ngân hàng, do phải đối mặt những rủi ro về lãi suất, chất lượng tín dụng, rủi ro mất cân nguồn và sử dụng vốn, mất cân đối kỳ hạn, rủi ro về sự bất ổn của thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán... trong

những tháng đầu năm 2010, nên nhiều ngân hàng đã có ý thức về việc cần thiết phải giảm tốc độ tăng trưởng dư nợ. Lãi suất cao, đưa ra nhiều loại phí đối với những khách hàng xếp loại tín nhiệm từ trung bình trở xuống là những rào cản kỹ thuật để giảm bớt nhu cầu vay của khách hàng. Bên cạnh đó, nhiều Ngân hàng TMCP đã tiến hành quản lý và kiểm soát chặt chẽ mức giải ngân của các chi nhánh hơn và đã trình Hội đồng Quản trị điều chỉnh giảm tốc độ tăng dư nợ. Đến giữa năm 2010 nhiều loại hình cho vay tiêu dùng như mua ô tô, mua nhà, bất động sản và hàng tiêu dùng khác đã không còn được các ngân hàng thương mại mặn mà cho vay như trước.

Tuy nhiên, có thể thấy, việc các ngân hàng hạn chế, thậm chí đóng cửa hạn mức cho vay tiêu dùng trong thời kỳ lạm phát vừa qua là hành động tất yếu nhằm mục tiêu bảo toàn vốn. Song phản ứng thái quá như trên là thiếu khôn ngoan. Nền kinh tế giai đoạn cuối 2010 bắt đầu rơi vào thiểu phát, nhiều ngân hàng sau giai đoạn mất tính thanh khoản đã trở lại trạng thái dư thừa vốn và phải nghĩ cách “tiêu” hết gần 10% tăng trưởng dư nợ tín dụng còn lại trong mấy tháng cuối năm. Đây chính là cơ hội để ngân hàng khởi động lại cho vay tiêu dùng, từ đó sẽ có tác dụng kích thích nhu cầu tiêu dùng trong dân cư, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thực tế, trong giai đoạn này, một số ngân hàng cũng nhận định đây là cơ hội tốt để đẩy mạnh cho vay tiêu dùng nhưng vẫn rụt rè trong việc triển khai vì lo mất vốn và … phạm luật! Nếu như trước đó, các ngân hàng “vô tư” cho vay với lãi suất 23%-24%/năm thì lúc này không dám vượt trần 10,5% vì sợ Ngân hàng Nhà nước chế tài. Đối với hình thức vay tín chấp, các ngân hàng buộc phải có mức dự phòng rủi ro mất vốn khoảng 7%-8%. Do đó, để bảo đảm an toàn, họ phải cho vay với lãi suất từ 25%-30%/năm. Nhiều ngân hàng đã đề nghị được Ngân hàng Nhà nước cho phép áp dụng lãi suất riêng với lĩnh vực tín dụng tiêu dùng để đẩy mạnh thị trường này.

Theo đà thuận lợi vào cuối năm 2010, cùng với việc kể từ đầu tháng 2/2009, Thông tư 01 của NHNN cho phép các ngân hàng được thực hiện lãi suất thỏa thuận đối với các khoản vay nhu cầu vốn phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường, mức độ tín nhiệm khách hàng vay. Điều này đồng nghĩa với việc ngân hàng có thể cho vay tiêu dùng vượt quá trần lãi suất 10,5%/năm, người dân tiếp cận vốn vay của ngân hàng dễ dàng hơn. Cùng với cho vay tiêu dùng mua nhà, sửa nhà, mua ô tô có thế chấp, nhiều ngân hàng còn cho vay tín chấp (không cần tài sản bảo đảm) hoặc vay qua thẻ ghi nợ, với hạn mức cao nhất lên tới 500 triệu đồng và thời hạn trả góp kéo dài từ 5 - 15 năm. Với loại hình dịch vụ này, khách hàng chỉ cần chứng minh có thu nhập ổn định từ lương (3 tháng gần nhất), có hộ khẩu thuộc khu vực 3 sẽ được vay khoản tiền tùy thuộc vào mức lương của khách hàng và hạn mức tín dụng của ngân hàng. Điển hình như: LienVietBank với sản phẩm cho vay tiêu dùng tín chấp với hạn mức vay lên đến 500 triệu đồng và thời hạn cho vay tối đa là 36 tháng; SeABank cho vay với hạn mức tối đa từ 300 - 500 triệu đồng/khách hàng, thời gian giải quyết hồ sơ tối đa chỉ 2 ngày; SHB cho vay với hạn mức tối đa 300 triệu đồng hoặc 12 lần thu nhập hàng tháng, thời hạn vay lên đến 48 tháng … Lãi suất cho vay tín chấp của các ngân hàng thương mại đang dao động quanh khoảng 10 - 15%/năm, cá biệt có ngân hàng lên tới 18%/năm.

2.3. Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Hội sở chính Ngân hàng Thương mại cổ phần Nhà Hà Nội Thương mại cổ phần Nhà Hà Nội

2.3.1. Hoạt động cho vay tiêu dùng ở Habubank

Ngân hàng Thương mại là một doanh nghiệp đặc biệt, hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, và hoạt động cho vay, rộng hơn là hoạt động tín dụng, là một mảng chủ yếu của hoạt động ngân hàng, nó luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong doanh thu hàng năm của ngân hàng. Một ngân hàng tốt là một ngân hàng cân đối tốt cơ cấu của thu nhập từ hoạt động tín dụng và hoạt động

phi tín dụng. Hiểu được điều đó, Habubank luôn hướng tới một cơ cấu tốt giữa thu nhập tín dụng và phi tín dụng. Tuy nhiên, không vì thế mà Habubank quên hoạt động tạo ra thu nhập chính cho ngân hàng, đó là hoạt động tín dụng, bao gồm huy động vốn và cho vay vốn. Tính đến 31/12/2010, dư nợ cho vay của Habubank đã là 18.684 tỷ đồng, tăng 39,8% so với năm 2009, và đóng góp hơn 70% cho tổng thu nhập của Ngân hàng.

Bên cạnh việc thực hiện các chính sách với cơ cấu lãi suất linh hoạt, phù hợp, hỗ trợ việc tăng trưởng tín dụng, Ngân hàng cũng chú trọng việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, đặc biệt các sản phẩm dành cho khối khách hàng cá nhân. Các sản phẩm có gắn với bảo hiểm như “An tín tiêu dùng” – cho vay tín chấp đối với cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp là khách hàng của Habubank, “An cư nhà mới” – cho vay mua nhà, cùng với các loại hình đã có sẵn như cho vay mua ô tô trả góp, cho vay kinh doanh chứng khoán niêm yết đã được các khách hàng đánh giá cao. Ngân hàng cũng thực hiện thí điểm việc kết hợp với các công ty cung ứng hàng hóa để cho các khách hàng vay mua hàng trả góp để hoàn thành sản phẩm trước khi áp dụng rộng rãi.

Tiện ích của hoạt động cho vay tiêu dùng ở Habubank: o Hỗ trợ từ 50% đến 70% tổng chi phí mua sắm;

o Trả góp hàng tháng, hàng quý tuỳ theo nguồn thu nhập của mình hoặc trả một lần;

o Không cần quá lo lắng về việc hoàn trả vốn vay trong thời gian ngắn do đã lựa chọn thời hạn linh hoạt;

o Trả lãi suất cạnh tranh, hợp lý;

o Vay nhanh chóng với thủ tục và hồ sơ đơn giản. Điều kiện đối với khách hàng:

o Thu nhập hợp pháp và ổn định, đủ khả năng trả nợ, chứng minh được nguồn gốc trả nợ;

o Tài sản đảm bảo khoản vay và có 30% đến 50% kinh phí tham gia vào kế hoạch vay vốn.

Một số loại hình cho vay tiêu dùng tại Habubank:

 Mua nhà đất trả góp : dành cho các cá nhân có nhu cầu mua nhà ở thực sự và có hộ khẩu thường trú tại địa phương Habubank có trụ sở giao dịch. Đối tượng là nhà đất và các tài sản trên đất, các căn hộ mua mới của các công ty kinh doanh nhà. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Mua ôtô trả góp: dành cho các cá nhân mua ôtô mới 100% đủ điều kiện đăng ký biển số tại các địa phương Habubank có trụ sở giao dịch hoặc các địa phương Habubank cho phép.

 Kinh doanh chứng khoán niêm yết: Habubank sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vay vốn của các nhà đầu tư chứng khoán cho các hoạt động như: mua bán, chuyển nhượng các loại cổ phiếu, trái phiếu niêm yết tại sàn giao dịch hay trên thị trường OTC trên cơ sở cầm cố chứng khoán.

 Cho vay có tài sản đảm bảo là giấy tờ có giá: Quý khách đang sở hữu các giấy tờ có giá nhưng chưa đến kỳ hạn tất toán, có nhu cầu vay vốn phục vụ mục đích tiêu dùng, kinh doanh có thể sử dụng dịch vụ cho vay có tài sản đảm bảo là giấy tờ có giá tại Habubank.

2.3.2. Kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng ở Habubank

2.3.2.1. Cơ cấu dư nợ cho vay phân theo loại hình doanh nghiệp

Cũng giống như hầu hết các Ngân hàng TMCP khác ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng, Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội luôn xác định đối tượng khách hàng chính của mình là các đơn vị ngoài

quốc doanh và khách hàng cá nhân. Thực tế cho thấy Ngân hàng đã và đang đi đúng định hướng này. Bảng số liệu trên đã cho thấy rõ điều đó, khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh luôn chiếm trên dưới 80% tổng dư nợ cho vay của toàn Ngân hàng.

Bảng 2.3.2.1: Tổng dư nợ phân theo loại hình doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (giai đoạn 2008-2010)

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 So sánh 2008-2009 Năm 2008 So sánh 2009-2010 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng dư nợ cho vay 1.772 3.391 1.619 91,37 3.224 -167 -4,92 DN ngoài Quốc doanh 1.057 2.344 1.278 121,7 2.224 -119,4 -5,09 DN Nhà nước 175,07 340,4 165,4 94,5 323,7 -16,77 -4,93 DN có vốn đầu tư nước ngoài 24,99 35,27 10,28 41,13 32,24 -3,03 -8,59 Kinh tế tập thể 18,78 34,25 15,47 82,37 33,21 -1,04 -3,04 Cho vay cá nhân 468,6 601,5 132,8 28,35 580,32 -21,24 -3,53 Các ngành khác 28 34,93 6,93 24,75 29,99 -4,94 -14,4

2.3.2.2.Dư nợ cho vay tiêu dùng

Trong quá trình cho vay, các ngân hàng vừa phải đảm bảo có lãi vừa phải đảm bảo mang lại lợi ích cho khách hàng. Điều này rất khó thực hiện, đòi hỏi các ngân hàng trước khi cho vay phải tìm hiểu thị trường, nắm bắt thông tin về khách hàng và quan trọng là làm sao xác định được mục đích vay vốn của khách hàng là gì? Sử dụng như thế nào? Các rủi ro nào có thể dự đoán trước? Đó chính là cơ sở đảm bảo cho ngân hàng thu hồi được vốn gốc và lãi đúng thời hạn, còn người tiêu dùng thì thỏa mãn được nhu cầu của mình. Sau đây chúng ta sẽ xem xét tỷ trọng của dư nợ cho vay tiêu dùng trong

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội (Trang 48)