Tình hình hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội (Trang 40)

2.1.3.1. Tổng quan hoạt động kinh doanh

Bảng 2.1.3.1.a: Một số chỉ tiêu tài chính trong 3 năm gần nhất

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2010 2009 2008

ROAE trước thuế (%) 17,74 16,17 15,57

ROAA trước thuế (%) 1,79 1,91 2,04

Chi phí dư nợ khó đòi 275.587 57.626 110.315

Thu nhập hoạt động thuần 1.264.32

8

562.476 590.737

Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 2,39 2,24 2,8

Lợi nhuận trước thuế 601.797 504.850 480.422

Lợi nhuận sau thuế 476.321 407.547 325.167

Cổ tức (%) 12 10 20

Bảng 2.1.3.1.b: Một số chỉ tiêu tài chính trong 3 năm gần nhất(Tính tại 31/12/N) Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2009 2008 Tổng tài sản có 37.988.973 29.240.379 23.606.717 Tổng dư nợ 18.684.55 8 13.358.40 6 10.515.947 Tổng tài sản nợ 20.613.956 20.339.339 9.928.937 Tổng huy động 33.272.162 25.470.81 5 19.961.017 Vốn điều lệ 3.000.000 3.000.000 2.800.000 Tổng vốn cổ đông 3.533.452 3.251.899 2.992.761

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội)

Nhìn vào bảng số liệu ta nhận thấy tổng tài sản, vốn điều lệ và các quỹ dự trữ của ngân hàng liên tục tăng qua các năm từ năm 2006 tới năm 2008 đã tạo điều kiện để ngân hàng mở rộng quy mô, thị phần và củng cố hình ảnh của mình trong hệ thống ngân hàng nói riêng và trong nền kinh tế nói chung. Bên cạnh đó, hiệu quả hoạt động của ngân hàng cũng được nâng cao rõ rệt thể hiện sự tăng lên của doanh thu hoạt động và lợi nhuận trước thuế. Uy tín của ngân hàng tăng lên, từ đó mà lượng tiền gửi và lượng tiền cho vay cũng tăng lên. Vốn huy động tăng trưởng mạnh, đặc biệt là huy động từ dân cư và các tổ chức tài chính, tạo thế ổn định trong hoạt động của ngân hàng.

Để có được những thành quả như trên, ngân hàng ngày càng chú trọng củng cố hệ thống quản trị dựa trên nền tảng công nghệ và quy trình hợp lý, góp phần đáng kể vào việc hoàn thiện chương trình tái cấu trúc và hiện đại hóa ngân hàng. Habubank cũng không ngừng hoàn thiện công tác marketing, phát triển sản phẩm và chăm sóc khách hàng. Sản phẩm của Habubank ngày càng đa dạng phong phú đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Thêm vào đó, Habubank vẫn tiếp tục thực hiện chuyển dịch cơ cấu khách hàng phù hợp với các mục tiêu đề ra, kết hợp với việc phát triển sản phẩm mới và ngày càng tạo lập được hình ảnh Habubank trong công chúng, khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các đô thị lớn, đặc biệt là tại Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh phù hợp với chiến lược phát triển của ngân hàng.

Bên cạnh những thành công mà Ngân hàng đã đạt được đó, còn có những điểm yếu mà Ngân hàng phải nỗ lực để khắc phục, có thể kể ra đây các nhược điểm sau:

- Công tác thu hồi nợ tồn đọng, mặc dù đạt được những kết quả khả quan vẫn tiến triển chậm so với kế hoạch đề ra;

- Việc triển khai một số chương trình marketing, chương trình sản phẩm mới, chương trình hiện đại hóa công nghệ vẫn còn nhiều điểm bất cập, thiếu đồng bộ dẫn đến hạn chế hiệu quả hoạt động;

- Các chương trình phát triển nguồn nhân lực mặc dù có những đầu tư lớn và tiến bộ trong công tác tuyển chọn, đào tạo, đãi ngộ, vẫn còn khập khiễng và thiếu đồng bộ dẫn đến hiệu quả động viên, cổ vũ và thu hút nhân tài còn hạn chế;

- Các chương trình kiểm soát và quản trị rủi ro thị trường, phát triển thẻ và mở rộng mạng lưới mặc dù đã được bắt đầu nhưng quá trình phát triển khai còn bị chậm trễ.

2.1.3.2. Hoạt động huy động vốn

Bảng 2.1.3.2: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Đơn vị: Tỷ đồng) Năm 2008 Năm 2009 So sánh 2008 -2009 Năm So sánh 2009-2010 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng nguồn vốn huy động 19.961 25.470 5.509 27,5 33.272 7.802 30,6 TG khách hàng 11.081 13.648 2.567 23,1 16.186 2.538 18,5 Huy động liên NH 8.324 10.015 1691 20,3 12.324 2.309 23

(Nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội, Giai đoạn 2008-2010)

Tổng huy động vốn của Ngân hàng trong năm 2009 đạt 25.470 tỷ đồng, tăng trưởng 27,5% so với năm 2008 và hoàn thành kế hoạch được giao,trong đó huy động tiền gửi khách hàng tăng 23,1%, tuy nhiên huy động từ thị trường liên ngân hàng giảm 8,7%. Điều này cho thấy nguồn vốn huy động được có sự tăng trưởng tốt trong năm 2009.

Đến năm 2010 thì nguồn vốn huy động đã tăng mạnh. Tổng huy động vốn đạt 33.272 tỷ đồng, Tăng gần 8 nghìn tỷ đồng so với năm 2009, Ngân hàng đã vượt kế hoạch đã đề ra. Mặc dù vậy, để đánh giá tình hình huy động vốn của Ngân hàng chúng ta không thể chỉ nhìn vào các con số, mà cần phải đặt Ngân hàng trong tổng quan nền kinh tế. Năm 2010 là một năm đáng nhớ đối với nền kinh tế Việt Nam, đan xen giữa những thành công trong điềi kiện khó khăn là những vấn đề bộc lộ đòi hỏi phải giải quyết. Trong bối cảnh khó

khăn của kinh tế toàn cầu, dù nội lực nền kinh tế còn chưa mạnh, Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng 6,78%, cao hơn chỉ tiêu kế hoạch đề ra (6,5%). Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010, con số này ước tăng 14% so năm trước và cao hơn kế hoạch năm (12%). Giá trị sản xuất toàn ngành nông, lâm, thủy sản cả năm 2010 ước tăng 4,69% so năm trước, trong đó nông nghiệp tăng 4,24%, lâm nghiệp tăng 4,6%, thủy sản tăng 6,05%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tính chung cả năm 2010 ước đạt hơn 1.561,6 nghìn tỷ đồng, tăng 24,5% so với năm 2009. Thu ngân sách Nhà nước tính từ đầu năm đến ngày 15/12 ước đạt 504,4 nghìn tỷ đồng, bằng 109,3% dự toán năm.

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2010 ước đạt 830,3 nghìn tỷ đồng, tăng 17,1% so năm 2009. Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước ước thực hiện cả năm 2010 đạt 141,6 nghìn tỷ đồng, bằng 110,4% kế hoạch năm. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) năm 2010 thực hiện đạt 11 tỷ USD, tăng 10% so năm 2009.

Tổng kim ngạch xuất khẩu tháng 12 ước đạt 7,1 tỷ USD, cả năm 2010 ước đạt hơn 71,6 tỷ USD, tăng 25,5% so năm 2009 và gấp hơn bốn lần so chỉ tiêu kế hoạch đã được Quốc hội thông qua (hơn 6%). Giá cả nhiều mặt hàng xuất khẩu được cải thiện góp phần tăng trưởng xuất khẩu cả năm.

2.1.3.3. Sử dụng vốn

Bảng 2.1.3,3: Tình hình cho vay của Ngân hang TMCP Nhà Hà Nội Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2009 Năm 2010 Số tiền So với 2008(%) Số tiền So với 2009(%) Doanh số cho vay 10.515 13.358 27 18.684 39,8

Doanh số thu nợ 10.275 13.138 27,8 18.300 39,2 Dư nợ tín dụng 19.190 21.977 14,5 26.376 20

Nợ quá hạn 110 57 -48,1 275 382,4

Tỷ lệ nợ quá hạn 2,31% 2,24% 2,39%

Tỷ lệ nợ xấu 2,5% 2,42% 2,36%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội)

Nhìn vào bảng hoạt động cho vay và thu nợ của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội ta thấy, nhìn chung hoạt động cho vay và thu hồi nợ của doanh nghiệp phát triển tốt; doanh số cho vay, doanh số thu hồi nợ và dư nợ tín dụng tăng trưởng đều đặn, cụ thể:

Về doanh số cho vay: năm 2009 đạt 13.358 tỷ đồng, tăng 2.843 tỷ đồng (khoảng 27%) so với năm 2008; sang đến năm 2010 doanh số cho vay tăng mạnh đạt 16.684 tỷ đồng, tăng 3.326 tỷ đồng (khoảng 39,8%) so với năm 2009. Về doanh số thu nợ, năm 2009 đạt 10.275 tỷ đồng, tăng 27,8% so với

năm 2008; đến năm 2010 doanh số thu nợ đạt 18.300 tỷ đồng, tăng 5162 tỷ đồng (39,2%) so với năm 2009.

Dư nợ tín dụng đến 31/12/2009 đạt 21.977 tỷ đồng, tăng 2.787 tỷ đồng (khoảng 14,5%) so với tại cùng thời điểm năm 2008; Đến 31/12/2010 dư nợ đạt 26.376 tỷ đồng, tăng 4.399 tỷ đồng tương ứng với mức tăng tương đối là 20% so với 31/12/2009.

Kết quả của việc tăng doanh số cho vay và dư nợ như trên có được là nhờ chính sách và cơ chế lãi suất linh hoạt, phù hợp, hỗ trợ việc tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng. Ngân hàng cũng chú trọng việc đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, đặc biệt là các sản phẩm dành cho khối khách hàng cá nhân. Các sản phẩm có gắn với bảo hiểm như “An tín tiêu dùng” – cho vay tín chấp đối với cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp là khách hàng của Habubank, “An cư nhà mới” – cho vay mua nhà đã được các khách hàng đánh giá cao. Ngân hàng cũng thực hiện thí điểm việc kết hợp với các công ty cung ứng hàng hóa để cho các khách hàng vay mua hàng trả góp để hoàn thành sản phẩm trước khi áp dụng rộng rãi.

Song song với việc duy trì phát triển tín dụng thì công tác quản trị rủi ro tín dụng được Ngân hàng đặc biệt quan tâm. Ngân hàng đã thành lập Phòng pháp chế để kiện toàn hành lang pháp lý trong công tác quản lý tín dụng, tiếp tục triển khai phần mềm hệ thống chấm điểm khách hàng thể nhân và doanh nghiệp mới nhằm cập nhật các tiêu chí khi xem xét tài trợ và đánh giá chính xác khách hàng để có các chính sách tín dụng phù hợp. Ngoài ra, công tác kiểm tra, kiểm soát và rà soát tín dụng được thực hiện định kỳ nhằm phát hiện, cảnh báo rủi ro để đưa ra giải pháp, phối hợp với phòng chức năng xử lý kịp thời đã giúp Habubank làm tốt hơn công tác quản lý rủi ro tín dụng với tỷ lệ nợ quá hạn thấp. Xem xét đến tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng ta thấy: Tỷ lệ nợ quá hạn năm 2009 ở mức 2,24% (năm 2008 là 2,31%), và nợ quá hạn năm 2009 giảm 48,1% so với năm 2008, chứng tỏ tốc độ giảm của dư

nợ quá hạn nhanh hơn so với tốc độ tăng của tổng dư nợ. Đây có thể xem là một tín hiệu đáng mừng, cho thấy việc nâng cao quản lý tín dụng ở Habubank đã bắt đầu có hiệu quả.

2.1.3.4. Công tác kế toán thanh toán và dịch vụ

Công tác thanh toán của Habubank trong những năm gần đây, với sự đổi mới về công nghệ hiện đại trong thanh toán, đã đưa vào khai thác hệ thống thanh toán tập trung, giúp nâng cao rõ rệt chất lượng dịch vụ và uy tín của Ngân hàng.

Mặc dù khối lượng thanh toán, phục vụ cho đầu tư phát triển kinh tế ngày càng lớn nhưng công tác thanh toán của Ngân hàng vẫn được thực hiện một cách an toàn, kịp thời, đảm bảo an toàn tài sản và chấp hành tốt các quy định trong hạch toán kế toán.

• Hoạt động Thanh toán quốc tế: Trong năm 2010, Habubank đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn cho khách hàng cũng như triển khai các dịch vụ mới nhằm đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách hàng như: thu đổi Sec du lịch, tái cấp vốn, tái chiết khấu L/C. Doanh số hoạt động thanh toán quốc tế năm 2010 đã đạt được 11.016 triệu USD, hoàn thành kế hoạch đặt ra.

• Hoạt động kinh doanh ngoại tệ: Thị trường Ngoại hối Việt Nam năm 2010 diễn biến thất thường đã gây nên hiện tượng thừa hoặc thiếu ngoại tệ tại một số thời điểm. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Habubank tập trung chủ yếu để đảm bảo cung cấp cho khách hàng thanh toán Quốc tế của Ngân hàng. Habubank cũng chú trọng mở them mạng lưới đại lý thu đổi ngoại tệ. Thu thuần từ kinh doanh ngoại tệ năm 2010 đạt 5,1 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với năm 2009.

• Hoạt động bảo lãnh: Năm 2010, tổng doanh số bảo lãnh của Habubank đạt 3.248 tỷ đồng, tăng 130% so với năm 2009. Thu nhập từ hoạt động bảo lãnh đạt 23,985 tỷ đồng, tăng 39,45% so với năm 2009.

• Công tác kế toán ngân quỹ: Từ năm 2002 Habubank đã tham gia chương trình thanh toán điện tử, thanh toán điện tử lien ngân hàng đẩy nhanh tốc độ thanh toán và xử lý khối lượng giao dịch lớn.

Ngân hàng đã ứng dụng tốt công nghệ tin học vào công tác kế toán, góp phần đảm bảo thanh toán nhanh chóng, chính xác, đồng thời phối hợp tốt với trung tâm thanh toán, trung tâm công nghệ thong tin để thực hiện chương trình nối mạng thanh toán điện tử trực tiếp với các ngân hàng bạn.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w