Bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên thông qua việc tù học, tự nghiên cứu của giáo viên.

Một phần của tài liệu Thực trạng của việc quản lý nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tại Trường THPT Hà Huy Tập – Cẩm xuyên – hà tĩnh (Trang 27)

học, tự nghiên cứu của giáo viên.

Bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên là một trong những nội dung cơ bản, quan trọng trong công tác bồi dưỡng. Năng lực sư phạm bao gồm năng lực tổ chức quá trình dạy học và năng lực tổ chức quá trình giáo dục. Tri thức khoa học sâu và rộng là nền tảng của năng lực sư phạm. Do vậy, bồi dưỡng và phát triển đội ngò giáo viên nhằm nâng cao và hoàn thiện nhân cách nhất là trình độ nghiệp vụ sư phạm của người giáo viên, nó được củng cố và phát triển trong việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của giáo viên trong quá trình hoạt động sư phạm.

- Trong việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của giáo viên phải đảm bảo được yếu tố: tích cực, chủ động sáng tạo. Vì giáo viên vừa là đối tượng vừa là chủ thể của việc bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Từng giáo viên phải tự giác, tích cực chủ động trong việc tiếp nhận nội dung, đồng thời nêu cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng. Ban giám hiệu nhà trường cần có kế hoạch cụ thể về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng trong quá trình nâng cao chất lượng đội ngò, bằng cách quán triệt tới từng giáo viên để mỗi giáo viên nhận thức được sự cần thiết phải bồi dưỡng và tự bồi dưỡng giúp họ có được động cơ, thái độ đúng đắn từ đó tạo ra quyết

tâm cao, điều cơ bản là mỗi giáo viên thấy được quyền lợi của bản thân trong kết quả bồi dưỡng, nhằm nâng cao chất lượng bài giảng, tạo ra được uy tín của người thầy với học sinh. Trong suốt quá trình hoạt động sư phạm, mỗi giáo viên phải đặt ra cho mình một kế hoạch tù học, tự bồi dưỡng tùy theo nội dung chuyên để của Sở, Bộ qui định. Sau khi đã nghiên cứu từ bản thân được thông qua bàn bạc thể nghiệm trong các tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn trong các buổi sinh hoạt định kì mà nhà trường qui định (một tuần họp tổ chuyên môn một lần) rồi đi đến thống nhất các vấn đề cần được tiếp thu trên cơ sở phù hợp và các tác dụng trong việc nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn nhất là trong giai đoạn hiện nay chóng ta đang thực hiện chương trình giảm tải theo Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định để cập nhật những kiến thức cần điều chỉnh và đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với yêu cầu của từng bộ môn nhưng vẫn thực hiện tốt việc giảm tải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh với phương châm thầy chủ đạo trò chủ động. Đây là một trong những vấn đề thường mắc đối với các giáo viên trẻ mới ra trường. Vậy để giúp nhóm giáo viên này về năng lực sư phạm chúng ta phải đặt vấn đề tự học, tự bồi dưỡng được quan tâm chỉ bảo thường xuyên của Ban giám hiệu, của tổ chuyên môn cũng như những hạt nhân có phương pháp giảng dạy tốt để qua học hỏi lẫn nhau.

- Thông qua các hoạt động dự giê, thăm líp đó là việc làm mang tính phổ biến có ý nghĩa quan trọng nếu chúng ta biết tổ chức có hiệu quả thì đây sẽ là một trong những biện pháp nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngò giáo viên. Vấn đề dự giê thế nào để giúp giáo viên trẻ học hỏi được kinh nghiệm thông qua quá trình dự giê, việc này trước hết phải xuất phát từ qui định của nhà trường đó là mỗi học kỳ ban chuyên môn dù mỗi giáo viên Ýt nhất một giê có đánh giá xếp loại cụ thể cho từng giáo viên. Qua đó xác định được những giáo viên có năng lực sư phạm tiếp đến bố trí các giáo

viên này có trách nhiệm giúp đỡ các giáo viên trẻ còn hạn chế về năng lực sư phạm. Để đạt được hiệu quả cao trong quá trình dù giê yêu cầu giáo viên đi dự phải nghiên cứu trước bài được dự có ý tưởng dạy bài đó để sau khi tiến hành dự giê xong phải rót ra được những hạn chế của mình từ đó có kế hoạch tự bù đắp riêng cho bản thân.

3.3. Bồi dưỡng về năng lực chuyên môn giảng dạy thông qua hoạt động của tổ chuyên môn.

Chóng ta đều nhận thức rất rõ chất lượng giáo dục trong một nhà trường được quyết định bởi chất lượng của đội ngò giáo viên “Muốn có trò giỏi thì phải có thầy giỏi”. Xuất phát từ tình hình thực tế của Trường THPT Hà Huy Tập - Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh trong những năm gần đây đang bị thiếu hụt lực lượng giáo viên giỏi về năng lực chuyên môn, nguyên nhân chính là do khâu tổ chức Sở luân chuyển các giáo viên giỏi sang trường chuyên của tỉnh, một số được điều động sang làm những nhiệm vụ mới. Đứng trước thực tế này đặt ra cho nhà trường trong khâu quản lý làm thế nào khi chưa có “giáo viên giỏi nhưng lại có học sinh giỏi” (trong những năm gần đây số học sinh tốt nghiệp (99,5%-2008), đậu vào các trường Đại học, Cao đẳng (216 hs đậu/420 hs dù thi-2008), học sinh giỏi tỉnh (xếp thứ 3 toàn tỉnh khối 12,

khối 10, 11 chưa thi - 2009) luôn là tốp đầu của tỉnh). Để giải quyết được bài

toán này nhà trường phải bắt đầu từ đầu và bằng biện pháp nào để đạt được hiệu quả nhằm mục đích nâng cao về năng lực chuyên môn của đội ngò giáo viên. Bằng thực tế những việc nhà trường đã làm, đó là xác định rõ nhiệm vụ, tầm quan trọng của các tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn giữ vai trò xương sống trong một nhà trường.

* Trước hết tổ chuyên môn có nhiệm vô :

- Xây dựng kế hoạch chung của tổ dùa trên kế hoạch của nhà trường. - Duy trì sinh hoạt chuyên môn theo định kì.

- Tham mưu với nhà trường tạo điều kiện về thời gian cũng như kinh phí trong quá trình hoạt động.

- Có kế hoạch nội dung trong việc bồi dưỡng giáo viên, cũng như bồi dưỡng học sinh giỏi.

* Để phát huy được vai trò nhiệm vụ của tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn trong việc nâng cao năng lực chuyên môn cụ thể việc chỉ đạo cải tiến phương pháp giảng dạy. Nhà trường đã tiến hành các biện pháp sau:

- Quyết định tổ trưởng chuyên môn: trước hết phải là hạt nhân chuyên môn của trường, có năng lực, có kinh nghiệm trong việc chỉ đạo chuyên môn của tổ, có phương pháp giảng dạy tốt, có khả năng, năng lực trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi.

- Tổ trưởng chuyên môn phải là người thay mặt hiệu trưởng quản lý các giáo viên trong tổ thực hiện theo kế hoạch của nhà trường.

- Ban giám hiệu phải tạo điều kiện về thời gian hợp lý cho tổ trưởng chuyên môn, đồng thời phải có kế hoạch bồi dưỡng về kinh nghiệm trong công tác quản lý cho hệ thống các tổ trưởng.

- Trong quá trình thực hiện kế hoạch của từng tổ chuyên môn, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn của các thành viên trong tổ để cải tiến phương pháp giảng dạy, các tổ cần tập trung vào những việc sau:

+ Xây dựng qui chế, nề nếp của tổ, nhóm

+ Thông qua các hình thức thi đua dùa trên tiêu chí của nhà trường kết hợp với đặc thù của tổ, nhóm chuyên môn với mục đích các thành viên trong tổ có khí thế tạo ra động lực nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy. + Phân thành nhóm chuyên môn theo từng khối, trong từng khối cử và giao nhiệm vụ cho các nhóm trưởng. Các nhóm này dưới sự điều hành của đồng chí nhóm trưởng có kế hoạch, nội dung cụ thể trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi thường chọn hình thức cuốn chiếu, mỗi đồng chí đảm nhiệm một chuyên đề. Mặt khác phân theo nhóm còn có tác dụng trao đổi, bàn bạc

dẫn đến thống nhất về phương pháp giảng dạy đối với một số bài khó dạy. Làm như vậy buộc mỗi đồng chí phải tự học và tự bồi dưỡng dẫn đến tác động trực tiếp vào việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngò giáo viên nhà trường.

+ Động viên khuyến khích các thành viên trong tổ nâng cao năng lực chuyên môn, bằng thông qua hoạt động viết sáng kiến kinh nghiệm, thông qua tổ chức hội giảng do nhà trường phát động. Muốn làm tốt yêu cầu phải có sự chỉ đạo cụ thể, tổ chức triển khai và đánh giá rút kinh nghiệm kịp thời, khách quan vô tư. Điều này là cơ sở tuyển chọn giáo viên tham dự vào các kỳ thi giáo viên giỏi cũng như việc phân công bồi dưỡng học sinh giỏi.

+ Nhà trường cần có kế hoạch bồi dưỡng đội ngò các tổ trưởng, nhóm trưởng cũng như động viên họ ngoài công việc bồi dưỡng chuyên môn của môn mình đòi hỏi phải chú trọng tới việc bồi dưỡng trình độ ngoại ngữ cũng như trình độ kỹ năng sử dụng tin học vào trong dạy học mới đáp ứng được với giai đoạn hiện nay trong xu thế kỷ nguyên của tin học.

Một phần của tài liệu Thực trạng của việc quản lý nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tại Trường THPT Hà Huy Tập – Cẩm xuyên – hà tĩnh (Trang 27)