Giai đoạn điều tra chính thức

Một phần của tài liệu Nhu cầu độc lập của người chưa thành niên vi phạm pháp luật (Trang 55)

8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

2.2.3.Giai đoạn điều tra chính thức

2.2.3.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi cá nhân và phương pháp trắc nghiệm hoàn thiện câu

* Mục đích nghiên cứu

Khảo sát thực trạng nhu cầu độc lập của người chưa thành niên vi phạm pháp luật ở các khía cạnh: Các mặt biểu hiện nhu cầu độc lập của người chưa thành niên vi phạm pháp luật và các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu độc lập của họ.

* Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi dành cho cá nhân và trắc nghiệm hòan thiện câu.

* Khách thể nghiên cứu

- Khách thể nghiên cứu là người chưa thành niên vi phạm pháp đang học tập tại tại trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình- do cục V26 Bộ Công an quản lý và 37 cán bộ chiến sĩ là giáo viên, quản giáo, giáo viên chủ nhiệm đang công tác tại trường giáo dưỡng số 2.

Người chưa thành niên vi phạm pháp đang học tập tại tại trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình- do cục V26 Bộ Công an quản lý là những trẻ em thuộc các đối tượng sau đây: Thứ nhất, người chưa thành niên từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng

58

hoặc đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự. Thứ hai, người chưa thành niên từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định.

Thứ ba, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi nhiều lần có hành vi trộm cắp vặt, lừa đảo nhỏ, đánh bạc nhỏ, gây rổi trật tự công cộng mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định.

Số phiếu điều tra được phát ra cho đối tượng khách thể là học sinh gồm 150 phiếu, sau khi kiểm tra mức độ hoàn thành thông tin thì có 25 phiếu không đủ thông tin cần thiết nên đã loại bỏ không đưa vào phân tích số liệu để đảm bảo tính chính xác của thông tin. Do đó, số phiếu được xử dụng để xử lý và phân tích số liệu là 125 phiếu. Tức mẫu nghiên cứu gồm 125 khách thể. Sự phân bố khách thể nghiên cứu là người chưa thành niên vi phạm pháp luật trong khả sát thực tiến được trình bày tóm tắt ở bảng 2.1.

Số phiếu điều tra phát ra cho cán bộ giáo dưỡng, giáo viên là 37 phiếu. Kết quả thu được 37 phiếu đều hợp lệ.

59

Bảng 2.1: Một số đặc điểm của khách thể nghiên cứu (học sinh trường giáo dưỡng)

Các tiêu chí Số lƣợng Tỷ lệ % Tuổi Từ 12 đến 14 tuổi 40 31,8 Từ 14 đến 16 tuổi 63 50,4 Từ 16 đến 18 tuổi 22 17,6 Độ tuổi lần đầu thực hiện hành vi vi phạm pháp luật Từ 12 đến 14 tuổi 27 21,6 Từ 14 đến 16 tuổi 53 42,4 Từ 16 đến 18 tuổi 45 36,0 Trình độ học vấn Tiểu học 39 31,2 Trung học cơ sở 65 52,0 Phổ thông trung học 21 16,8 Tình trạng học tập Đang đi học 47 37,6 Đã bỏ học 78 62,4 Giới tính Nam 97 77,6 Nữ 28 22,4 Khu vực Thành phố, thị trấn 42 33,6 Nông thôn 71 56,8 Miền núi 12 9,6 Các loại hành vi vi phạm pháp luật Trộm cắp 90 72,0

Môi giới mại dâm 2 1,6

Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản 8 6,4

Đánh nhau 21 16,8 Nghiện ma túy 3 2,4 Hiếp dâm 1 0,8 Số lần thực hiện hành vi vi phạm pháp luật Lần đầu 38 30,4 Lần thứ 2 30 24,0 Lần thứ 3 57 45,6

60

* Cách tính điểm số của từng bảng hỏi - Trắc nghiệm hoàn thiện câu

Trắc nghiệm hoàn thiện câu là một bảng các câu còn đang bỏ dở nhằm để hỗ trợ cho phương pháp điều tra bằng bảng hỏi cá nhân.

Bảng hỏi gồm 21 câu còn đang bỏ dở. Với mỗi câu, đòi hỏi khách thể phải cố gắng trả lời bằng một hay vài từ và không suy nghĩ lâu (xem phụ lục 1.1).

- Bảng hỏi cá nhân

Bảng hỏi cá nhân dành cho học sinh đang học tại trường giáo dưỡng số 2: chủ yếu bao gồm những mệnh đề có tính nhận định và có những điểm số như sau:

- Câu 1, câu 7, câu 8 (xem phụ lục 1.2 ): Cho thang điểm từ 1-4 và phân loại theo mức độ trong đó:

Hoàn toàn sai: 1 điểm Sai nhiều hơn đúng: 2 điểm Đúng nhiều hơn sai: 3 điểm Hoàn toàn đúng: 4 điểm

Tính điểm phân loại theo 4 mức độ sau: Mức độ 1: Mức độ thấp: 1 ≤ ĐTB ≤ 1,5

Mức độ 2: Mức độ trung bình: 1,5 ≤ ĐTB ≤ 2,5 Mức độ 3: Mức độ khá: 2,5 ≤ ĐTB ≤ 3,5

Mức độ 4: Mức độ cao: 3,5 ≤ ĐTB ≤ 4

- Câu 2, câu 6, câu 9 (xem phụ lục 1.2 ): Cho thang điểm từ 1-3 và phân loại theo mức độ trong đó: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Không mong muốn: 1 điểm Mong muốn: 2 điểm

Rất mong muốn: 3 điểm

61

Mức độ 1: Mức độ trung bình: 1 ≤ ĐTB ≤ 1,5 Mức độ 2: Mức độ khá: 1,5 ≤ ĐTB ≤ 2,5 Mức độ 3: Mức độ cao: 2,5 ≤ ĐTB ≤ 3

- Bảng hỏi dành cho cán bộ giáo dưỡng, giáo viên (xem phụ lục 1.3)

2.2.3.2. Phương pháp phỏng vấn sâu * Mục đích nghiên cứu

Bổ sung, kiểm tra và làm rõ những thông tin thu thập dược thông qua phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, qua đó thấy được nét sắc thái nhu cầu độc lập của từng cá nhân người chưa thành niên vi phạm pháp luật.

* Nguyên tắc phỏng vấn

Cuộc phỏng vấn được tiến hành trong bầu không khí cởi mở, chân tình, tạo ra sự thân thiện và tránh đối đầu với khách thể để tạo cho họ cảm giác tin tưởng, tâm trạng thỏai mái.

Trong quá trình phỏng vấn, khách thể được trình bày một cách tự do về những vấn đề người phỏng vấn đặt ra. Trong phỏng vấn, phải đưa ra những câu thích hợp và những thời điểm thích hợp.

Thông thường bắt đầu bằng câu hỏi chung chung để tạo sự tin tưởng, sẵn sàng trò chuyện, điều này làm cho khách thể bộc lộ những suy nghĩ, cảm xúc của mình một cách dễ dàng. Trong quá trình tiến hành phỏng vấn, cần tránh những câu hỏi dài, những câu hỏi mang tính bế tắc, những câu hỏi đóng mà cần đưa những câu hỏi rõ ràng, không gượng ép, cụ thể, liên quan đến mục đích cần nghiên cứu.

Khi tiến hành phỏng vấn phải chủ động quan sát, lắng nghe, phân tích, đánh giá tính thích hợp trong nội dung câu trả lời của khách thể.

* Nội dung phỏng vấn

Những thông tin về bản thân, quan hệ bạn bè, thầy cô, quan hệ với cha mẹ, những mong muốn của bản thân về gia đình, về nhà trường. Trình tự

62

phỏng vấn không nhất thiết phải theo một tiến trình đã đề ra từ trước mà áp dụng linh hoạt với từng đối tượng khách thể khác nhau.

2.2.3.3. Phương pháp quan sát * Mục đích nghiên cứu

Hỗ trợ cho phương pháp phỏng vấn sâu để đánh giá thái độ trung thực của khách thể khi được phỏng vấn.

*Khách thể nghiên cứu

03 người chưa thành niên có hành vi vi phạm pháp luật được phỏng vấn đang học tập tại trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình- do cục V26 Bộ Công an quản lý.

* Nội dung quan sát

- Theo dõi những cử chỉ biểu hiện trên mặt, cử động chân tay, tư thế, điệu bộ cơ thể,...của khách thể được nghiên cứu.

- Ghi chú những sự khác nhau giữa ngôn ngữ bằng lời với ngôn ngữ không lời, sự khác nhau giữa những điều đã nói với ‎ nghĩa của nó: liệu ngôn ngữ cơ thể có trái ngược với lời nói hay không.

2.2.3.4. Phương pháp chuyên gia * Mục đích nghiên cứu

Tham khảo những quan điểm, quan niệm về nhu cầu độc lập của người chưa thành niên vi phạm pháp luật , mức độ và hình thức biểu hiện của nhu cầu độc lập của các em, các giải pháp trong giáo dục, cải tạo và ngăn ngừa tình trạng người chưa thành niên vi phạm pháp luật.

* Khách thể nghiên cứu

37 cán bộ giáo dục tại trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình- do cục V26 Bộ Công an quản lý.

* Nội dung nghiên cứu

63

- Những biểu hiện về nhu cầu độc lập của người chưa thành niên vi phạm pháp luật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Những yếu tố tác động đến nhu cầu độc lập của người chưa thành niên vi phạm pháp luật.

- Kiến nghị để đưa ra giải pháp nhằm giáo dục, định hướng sự phát triển nhu cầu độc lập của người chưa thành niên vi phạm pháp luật.

Một phần của tài liệu Nhu cầu độc lập của người chưa thành niên vi phạm pháp luật (Trang 55)