Giai đoạn thiết kế bảng hỏi

Một phần của tài liệu Nhu cầu độc lập của người chưa thành niên vi phạm pháp luật (Trang 51)

8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

2.2.1.Giai đoạn thiết kế bảng hỏi

* Mục đích nghiên cứu

Hình thành nội dung sơ bộ cho các bảng hỏi

* Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp chuyên gia, phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu.

* Khách thể nghiên cứu

20 người gồm các học sinh đang được giáo dục tại trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình do Cục V26- Bộ Công an quản lý và các chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý, giáo dục, luật học.

54

* Nội dung nghiên cứu

Để lập các bảng hỏi có đầy đủ nội dung của các vấn đề cần nghiên cứu, chúng tôi tiến hành phân tích, tổng hợp các công trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn của các tác giả trong và ngoài nước về nhu cầu độc lập, lấy ý kiến của các chuyên gia có am hiểu về nhu cầu độc lập của người chưa thành niên vi phạm pháp luật. Dựa vào mục đích, nhiệm vụ của luận văn và các thông tin thu thập được, chúng tôi xây dựng hai loại phiếu dành cho người chưa thành niên vi phạm pháp luật đang học tập ở trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình do Cục V26 – Bộ Công an quản lý. Một loại phiếu dưới dạng bảng hỏi cá nhân và một loại phiếu dưới dạng trắc nghiệm hoàn thiện câu.

Bảng hỏi dành cho người chưa thành niên vi phạm pháp luật gồm 4 phần (xem phụ lục 1.2 )

Phần I: Tìm hiểu về thực trạng nhu cầu độc lập của người chưa thành niên vi phạm pháp luật:

- Thực trạng biểu hiện nhu cầu độc lập của người chưa thành niên vi phạm pháp luật trong nhận thức.

- Thực trạng biểu hiện nhu cầu độc lập của người chưa thành niên vi phạm pháp luật trong thái độ.

- Thực trạng biểu hiện nhu cầu độc lập của người chưa thành niên vi phạm pháp luật trong hành động.

Phần II: Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu độc lập của người chưa thành niên vi phạm pháp luật:

- Xác định các yếu tố thuộc về bản thân người chưa thành niên: nhận thức, đặc trưng lứa tuổi, đặc trưng nhân cách, thiếu kỹ năng sống.

- Xác định các yếu tố thuộc về môi trường xã hội: các yếu tố thuộc về quan hệ cha mẹ- con cái; các yếu tố thuộc về mối quan hệ bạn bè.

55

Phần III: Tìm hiểu về các hệ quả xảy ra khi nhu cầu độc lập được thỏa mãn hoặc không được thỏa mãn, nó ảnh hưởng và chi phối tình trạng vi phạm pháp luật của người chưa thành niên như thế nào.

Phần IV: Tìm hiểu về một số thông tin về người thân và cá nhân người chưa thành niên vi phạm pháp luật. Đó là các thông tin như: Tuổi, trình độ, giới tính, thứ tự sinh, số anh em trong nhà, mức sống, hôn nhân của cha mẹ.

Phiếu trắc nghiệm hoàn thiện câu đánh giá ở mức độ sâu sắc và khách quan hơn những thông tin mà các khách thể chính trả lời trong bảng hỏi. Trắc nghiệm hoàn thiện câu nhằm khai thác những thông tin một cách rõ ràng hơn bảng hỏi về nhận thức của người chưa thành niên vi phạm pháp luật về nhu cầu độc lập; thái độ của các em đối với nhu cầu độc lập; mối quan hệ gia đình (xem phụ lục 1.1)

Phiếu hỏi dành cho chuyên gia là cán bộ, chiến sĩ, giáo viên đang công tác và làm việc tại trường giáo dưỡng số 2. Phiếu trưng cầu ý kiến chuyên gia gồm những phần sau (xem phụ lục 1.3):

- Nhận thức của các cán bộ, giáo viên, quản giáo về nhu cầu độc lập của người chưa thành niên vi phạm pháp luật (nhu cầu độc lập là như thế nào; cách thức thỏa mãn nhu cầu độc lập; phản ứng của các em khi không được thỏa mãn về nhu cầu độc lập). Phần này thể hiện ở các câu 1, 2, 3.

- Đánh giá về mức độ biểu hiện nhu cầu độc lập của người chưa thành niên vi phạm pháp luật trong các mối quan hệ, câu 4.

- Đánh giá về những yếu tố tác động đến nhu cầu độc lập của người chưa thành niên vi phạm pháp luật, câu 5.

- Những giải pháp nhằm giáo dục người chưa thành niên có nhu cầu độc lập cao, câu 6.

56

Một phần của tài liệu Nhu cầu độc lập của người chưa thành niên vi phạm pháp luật (Trang 51)