Tiền gửi doanh nghiệp:

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh thành phố Hà Nội (Trang 36)

b. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân Hàng TMCPCT Chi nhánh Thành phố Hà nộ

2.2.1.Tiền gửi doanh nghiệp:

Đây thực sự là nguồn vốn quan trọng của ngân hàng, là một bộ phận tiền tệ tạm thời chưa sử dụng đến trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Tình hình tiền gửi của doanh nghiệp được biểu hiện qua bảng sau:

Bảng 4: Tình hình huy động vốn từ Doanh nghiệp

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011

Vốn huy động 16.718 17.940 15.858 31.775 39.288

Tiền gửi của DN 12.735 7.377 7.247 13.105 16.611

Tiền gửi KKH 3.681 1.934 2.658 6.748 8.968

Tiền gửi CKH 13.037 16.006 13.2 25.027 30.32

Tỉ trọng/VHĐ 76,175% 41,12% 45,7% 41,24% 42,41%

qua các năm. Nếu năm 2007, tiền gửi của các doanh nghiệp là 12.735 tỷ đồng thì đến năm 2008 giảm còn 7.377 tỷ,so với năm 2008. Năm 2009, con số này là 7.247 tỷ đồng. Đến năm 2010, tiền gửi các doanh nghiệp là 13.105 tỷ, tăng gấp 1,81 lần so với năm 2009. đến năm 2011 thì tiền gửi DN đạt 16.611 tỷ đồng Đây thực sự là một kết quả đáng mừng bởi trong điều kiện các NHTM nói chung cũng như của các NHTM trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng đang cạnh tranh gay gắt bằng cách đưa ra các mức lãi suất và hình thức huy động vốn hấp dẫn thì chi nhánh thành phố hà nội vẫn là một địa chỉ đáng tin cậy trong lòng khách hàng bao gồm cả khách hàng là các doanh nghiệp. Trong thời gian tới chi nhánh cần phát huy hơn nữa thế mạnh này bởi việc tiếp cận với các nguồn tiền gửi của các TCKT, doanh nghiệp là tiền đề để phát triển các dịch vụ thanh toán, mua bán ngoại tệ, bảo lãnh, cho vay...

Mặt khác, ta thấy tỷ trọng của nguồn tiền gửi không kỳ hạn là lớn hơn so với có kỳ hạn (dao động từ 85-87% trong tổng tiền gửi doanh nghiệp). Nguồn tiền này hình thành chủ yếu từ nguồn tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp. Đây là nguồn vốn đang được khai thác nhất vì đối với các đơn vị, nguồn tiền này luôn biến động.Tiền gửi không kỳ hạn được chú trọng vì bộ phận này có tính chất như đảm bảo cho số vốn mà các đơn vị vay của ngân hàng.

Hơn nữa, các đơn vị có tiền gửi này sẽ sử dụng các dịch vụ thanh toán: Séc, UNC, UNT, chuyển tiền…Bên cạnh đó, ngân hàng phải chi trả cho nguồn vốn này thấp so với nguồn vốn huy động từ dân cư. Vì vậy, chi nhánh đã có những biện pháp nhằm thu hút lượng tiền gửi này như: đơn giản hóa các thủ tục, áp dụng chính sách đối với doanh nghiệp có số dư tiền gửi lớn.

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh thành phố Hà Nội (Trang 36)