Thuế XNK ở Việt Nam trong tương lai sẽ như thế nào?

Một phần của tài liệu Những đổi mới thuế xuất nhập khẩu sau khi việt nam gia nhập WTO (Trang 42)

∗ Theo số liệu mới cập nhật của Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (USITC), kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong 2 tháng đầu năm 2008 đạt 1,96 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Vì vậy, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ vẫn tăng trưởng mạnh. Đặc biệt là hai nhóm hàng chủ lực: may mặc và đồ nội thất. Nền kinh tế Việt Nam trong năm 2008 chắc chắn sẽ không nhận được nhiều cú huých mạnh mẽ từ việc gia tăng đầu tư như những năm trước. Nhưng nếu xuất khẩu vẫn được duy trì ngay cả khi kinh tế toàn cầu đi xuống, thì tăng trưởng GDP cũng sẽ không bị suy giảm nhiều. Bởi vậy, để khuyến khích xuất khẩu, có thể trong thời gian tới Nhà nước sẽ có những điều chỉnh để làm giảm thuế suất xuất khẩu đối với những mặt hàng xuất khẩu sang các nước , nhất là Hoa Kỳ.

∗ Do có nhiều ý kiến phản hồi từ việc đánh thuế nhập khẩu ô tô quá cao và không hợp lý nên rất có thể thời gian sắp tới, thuế nhập khẩu ô tô sẽ được điều chỉnh cho phù hợp hơn.

∗ Theo những cam kết đã ký khi gia nhập WTO, một số dòng thuế nhập khẩu ở Việt Nam sẽ nhanh chóng được cắt giảm đến mức đã ký trong cam kết gia nhập.

∗ Theo dự thảo của Bộ Tài chính thì giá tài nguyên khoáng sản trên thế giới có xu hướng tăng mạnh trong năm 2007 và 2008. Chênh lệch giữa giá thế giới và giá trong nước khiến doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu thu lợi nhuận cao. Thời gian qua, lượng xuất khẩu tài nguyên, khoáng sản, vật tư, nguyên liệu ngày càng tăng dễ dẫn đến nguy cơ bị cạn kiệt. Cụ thể là theo thông tin mới nhất, Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biết nếu căn cứ vào quy hoạch của các ngành điện, xi măng, giấy, đạm, luyện kim, hóa chất... thì đến năm 2012 Việt Nam bắt đầu thiếu than và phải nhập khẩu từ nước ngoài. Trước tình hình đó, Bộ tài chính cũng đã tăng thuế xuất khẩu một số mặt hàng lên mức cao nhất của khung thuế suất và có thể còn cao hơn trong thời gian tới để hạn chế “chảy máu” tài nguyên đất nước.

∗ Thời gian qua, Nhà nước thực hiện chủ trương bình ổn giá một số mặt hàng thiết yếu, nhờ vậy giá sắt thép thấp hơn giá thế giới. Tuy nhiên, nhà sản xuất lại xuất khẩu phôi thép ra bên ngoài, dễ dẫn đến tình trạng thiếu nguồn cung phục vụ sản xuất, xây dựng trong nước. Để hạn chế tình trạng này, dự thảo nâng khung thuế lên mức 1 – 40% để Bộ tài chính có thể áp dụng mức 40% trong trường hợp cần thiết.

∗ Mặt hàng phân bón hiện không phải chịu thuế xuất khẩu. Tuy nhiên, cũng có tình trạng xuất phân bón ra nước ngoài để hưởng chênh lệch giá, do đó Bộ tài chính dự thảo đánh thuế xuất khẩu trong khung 0 –30%. Theo dự thảo này, mặt hàng lúa gạo (thuộc nhóm 1006, khung thuế xuất

khẩu hiện hành là 0 - 3%). Đây là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt nam. Tuy nhiên, để đảm bảo an ninh lương thực trong nước và điều tiết hoạt động xuất khẩu những lúc được giá, dự thảo này đề nghị giãn khung thuế xuất khẩu gạo thành phẩm 0 – 40%.

∗ Theo dự thảo, quặng sắt sẽ có khung mới là 5-40%. Tương tự, than xuất khẩu sẽ có mức trần thuế xuất khẩu là 45% thay vì 20% như hiện nay, thâm chí mức sàn hiện nay của than xuất khẩu là 1% cũng được nâng thành 5%. Ngoài ra, dự thảo này cũng nâng khung thuế xuất khẩu dầu thô thành 5 – 50%, thay cho mức hiện nay là 2 – 20%.

∗ Một số mặt hàng có thế mạnh xuất khẩu cũng được tăng mức trần nhưng tăng nhẹ, như dừa và hạt điều hiện là 0-4%, tăng thành 0 – 10%, chè từ 0 – 3% lên 0 – 5%, ngô từ 0-3% lên 0 –10%.

∗ Bộ Tài chính cho rằng các mặt hàng này có thế mạnh xuất khẩu, tuy nhiên để điều hành linh hoạt trong trường hợp khan hiếm nguyên liệu trong nước do mất mùa, thiên tai, bão lụt... Ngoài ra, cát và đá có khung thuế suất hiện hàng là 0 – 20% cũng được tăng thành 5-30% nhằm bảo đảm nhu cầu xây dựng cơ bản trong nước, hạn chế ô nhiễm môi trường.

∗ Vào cuối năm nay, cả nước sẽ có 6 nhà máy xi măng đi vào hoạt động với công suất lên tới 6,6 triệu tấn. Đó là, xi măng Công Thanh, Thăng Long, Tây Ninh, Chinfon Hải Phòng, Hoàng Long và Tuyên Quang. Sang năm 2009, sẽ tiếp tục có thêm 17 nhà máy sản xuất xi măng mới sẽ đi vào hoạt động, với công suất dự kiến lên tới 19,4 triệu tấn/năm. Theo tính toán của Bộ Xây dựng, tổng công suất các nhà máy xi măng trên cả nước từ năm 2009 sẽ đạt khoảng 56,2 triệu tấn. So với nhu cầu xi măng hiện nay của Việt Nam khoảng 40 triệu tấn/năm, từ năm tới, thị trường Việt Nam sẽ thừa hàng chục triệu tấn/năm và lúc đó Việt Nam sẽ phải tìm đường để xuất khẩu xi măng. Như vậy, để đảm bảo cho nguồn thu

ngân sách Nhà nước, có thể thuế xuất khẩu xi măng trong thời gian tới sẽ tăng mạnh.13 13 http://www.tin247.com/se_noi_khung_thue_xuat_khau_nhieu_mat_hang-3- 52404.html http://www.tin247.com/de_nghi_tang_thue_nhap_khau_doi_voi_nhieu_mat_hang-3- 31802.html http://tbt.xaydung.gov.vn/tbt/module/news/viewcontent.asp?id=378&langid=1 http://www.tin247.com/viet_nam_sap_thua_xi_mang_de_xuat_khau-3-28635.html

KẾT LUẬN

Thuế xuất nhập khẩu không chỉ đơn thuần được sử dụng như một công cụ để làm tăng nguồn thu ngân sách nhà nước mà còn được sử dụng như một công cụ để bảo hộ sản xuất trong nước. Vai trò của thuế xuất nhập khẩu càng được khẳng định khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Cơ hội đến với nước ta nhiều, nhưng thách thức, nguy hiểm cũng ngày càng lớn. Trong quá trình hội nhập, Việt Nam đã có những đổi mới tích cực về chính sách thuế , đặc biệt là thuế xuất nhập khẩu sao cho phù hợp nhất với tình hình kinh tế đất nước, và phù hợp với các điều luật của WTO. Việc làm này đã tạo cho nền kinh tế Việt Nam có những nét chuyển biến lớn rõ rệt. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cải cách chính sách về thuế XNK, Việt Nam cũng đã mắc phải một số sai lầm, bế tắc. Điều này đòi hỏi Nhà nước cần có những giải pháp kịp thời khắc phục mặt hạn chế. Đồng thời tiếp tục tiến hành sửa đổi luật thuế, điều chỉnh bài toán xuất nhập khẩu hợp lí, tăng tính cạnh tranh cho thị trường Việt Nam, nghiêm khắc trừng phạt những hành vi vi phạm vừa để phát triển nền kinh tế, vừa ngăn chặn chảy máu tài nguyên quốc gia.

Thuế xuất nhập khẩu là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới nền kinh tế Việt Nam trong thời kì hội nhập. Việc đề ra chính

sách đúng đắn hợp lí của Nhà nước, phải đi đôi với việc nghiêm chỉnh đóng thuế xuất nhập khẩu của cá nhân và doanh nghiệp mới có thể tạo nên một con đường sáng sủa, rõ ràng, tạo điều kiện để nước ta có thể đương đầu với những cơ hội thách thức lớn mà WTO mang lại.

Một phần của tài liệu Những đổi mới thuế xuất nhập khẩu sau khi việt nam gia nhập WTO (Trang 42)