Ví dụ về thuế nhập khẩu ôtô có ảnh hưởng đối với tiêu dùng:

Một phần của tài liệu Những đổi mới thuế xuất nhập khẩu sau khi việt nam gia nhập WTO (Trang 32)

I/ Thực trạng thuế XNK ở Việt Nam trước khi gia nhập WTO:

5. Ví dụ về thuế nhập khẩu ôtô có ảnh hưởng đối với tiêu dùng:

Mới đây, Bộ Tài chính đã ra quyết định số 13/2008/QĐ-BTC về việc sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng xe ô tô chở người trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi. Theo cam kết hội nhập, Việt Nam phải thực hiện cắt giảm thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng, trong đó có ô-tô. Vậy tại sao mới đây Bộ Tài chính lại quyết định tăng thuế nhập khẩu đối với ô tô nguyên chiếc?

Thứ trưởng Trương Chí Trung: ‘‘Trước hết phải khẳng định, cắt giảm thuế là một trong những cam kết bắt buộc với tất cả các quốc gia khi hội nhập kinh tế quốc tế, và Việt Nam không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, cam

11 http://www.tapchiketoan.com/tin-tuc/tin-tuc-thue-phi/nhung-anh-huong-do-cat-giam- thue-theo-wto-2.html http://mfo.mquiz.net/News/?Function=NEF&tab=Phan-tich-tong-hop&file=5695 http://www2.tbtvn.org/default.asp?action=article&ID=796 http://irv.moi.gov.vn/News/PrintView.aspx?ID=16294 http://www.vnmedia.vn/newsdetail.asp?NewsId=61893&Catid=26 http://kinhte24h.com/?page=news&id=11874 http://www.vnn.vn/kinhte/2006/11/630916/ http://atpvietnam.com/vn/thongtinnganh/20088/index.aspx http://www.nea.gov.vn/thongtinmt/noidung/ttct_17_09_06.htm

kết này lại được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền của mỗi nước. Ðiều này có nghĩa, mục tiêu là cố định và đích đến là có thời hạn, nhưng cách thức để đạt được mục tiêu là do mỗi quốc gia tự quyết định, tùy theo hoàn cảnh thực tế của nước mình. Mức cam kết gia nhập WTO là mức cam kết trần. Trong phạm vi đó, Nhà nước có thể điều hành mức thuế suất phù hợp tình hình thực tế, miễn là không vượt quá mức cam kết trần.’’

Với Việt Nam, chủ trương hội nhập để phát triển kinh tế và nâng cao tính hiệu quả, cạnh tranh của các ngành kinh tế trong nước là quan điểm nhất quán trong điều hành của Nhà nước. Bởi vậy, đối với ngành công nghiệp ô- tô, sau một thời gian dài được bảo hộ ở mức cao thông qua thuế nhập khẩu cũng như ưu đãi giảm thuế tiêu thụ đặc biệt (TTÐB), Nhà nước đã thực hiện xóa bỏ biện pháp hạn chế nhập khẩu; không ưu đãi giảm thuế cho xe sản xuất trong nước; cho nhập khẩu tự do đối với các loại xe; áp dụng mức thuế TTÐB thống nhất cho cả xe nhập khẩu và xe sản xuất trong nước. Chủ trương này còn thể hiện ở việc Bộ Tài chính đã giảm thuế ba lần liên tiếp trong năm 2007 đối với xe ô-tô chở người và giảm thuế tuyệt đối đối với ô tô đã qua sử dụng.

Ô tô là mặt hàng Nhà nước hạn chế tiêu dùng, vì vậy mặt hàng này thuộc diện chịu thuế TTÐB. So với các mặt hàng chịu thuế TTÐB khác như rượu, bia, thuốc lá đang chịu mức thuế từ 59% đến 140%, thì mức thuế nhập khẩu 70% áp dụng cho mặt hàng ô-tô là hợp lý. Mục tiêu chính của việc giảm thuế từ 70% xuống 60% vào thời điểm tháng 11-2007 là để giải quyết vấn đề cung cầu do nhu cầu ô tô tăng đột biến, trong khi sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được một phần.

Ðến thời điểm hiện nay, tình hình cung cầu đã được cải thiện, khả năng đáp ứng của ngành ô-tô trong nước đã lớn hơn, nhu cầu của người dân không còn "sốt"như thời điểm cuối năm 2007, đầu năm 2008. Do vậy, cần phải quy về mức thuế hợp lý như đã phân tích. Mặt khác, liều thuốc tăng cung cho thị trường ô tô dường như đã quá nhạy khi từ tháng 11-2007 đến nay, trung bình mỗi tháng Việt Nam nhập khẩu hơn 3.000 xe ô tô dưới 12 chỗ ngồi, cao hơn gấp ba lần so với thời điểm trước đó. Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới đang có những diễn tiến bất lợi đối với Việt Nam, theo đó giá nguyên liệu, năng lượng, lương thực... liên tục tăng cao, thì việc nhập khẩu ồ ạt ô tô cũng góp phần làm tăng những khó khăn mà Việt Nam đang phải đối mặt, đó là vấn đề nhập siêu. Chỉ riêng hai tháng đầu năm 2008, nhập siêu đã lên tới hơn 4 tỷ USD, trong đó kim ngạch ô tô dưới 12 chỗ ngồi nhập khẩu là 94 triệu USD, cao gấp 10 lần so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, ùn tắc giao thông đã trở nên ngày càng trầm trọng do lượng xe tham gia giao thông tăng nhanh chóng. Ðiều đáng chú ý là lượng xe nhập khẩu về chủ yếu được lưu hành ở hai trung tâm kinh tế - xã hội lớn nhất cả nước là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, làm cho vấn đề giao thông ở hai thành phố này trở nên trầm trọng, gây thiệt hại nhiều mặt đối với sự phát triển đất nước. Trước tình hình đó, việc tăng thuế nhập khẩu ô tô là biện pháp ứng phó cấp bách, không những làm giảm nhập siêu, hạn chế ùn tắc giao thông, mà còn góp phần bảo đảm cân đối vĩ mô của Nhà nước.

Tuy nhiên, thực tế, nhiều người đã cho rằng:

Tăng thuế nhập khẩu ô tô không chống được ùn tắc: điều này là hiển nhiên. Xe hơi chỉ dành cho một phần rất nhỏ của dân số, với phần rất

nhỏ này thì việc thay đổi một vài ngàn USD cho mỗi chiếc xe hơi không làm họ chùn bước (và nếu có thì cũng chỉ một phần nhỏ trong số đó).

Sự thật thì sự thay đổi giá này chỉ khiến họ phải cân nhắc chút ít là liệu nên mua xe nhập khẩu hay xe sản xuất trong nước. Kết quả là như nhau, người ta vẫn mua xe, vấn đề là từ đâu mà thôi. Chưa kể mỗi lần tăng/giảm thuế đều dẫn tới những hiệu ứng mua sắm bổ sung như sau: nếu thuế giảm thì giá xe giảm, đương nhiên là người ta sẽ tăng mua.

Nhưng khi thuế tăng (mà không có lộ trình cụ thể) người ta cũng tăng mua với tâm lý mua ngay hôm nay vì không biết ngày mai thuế có tăng nữa không (điều này chúng ta đã nhận thấy rất rõ trong 2 đợt điều chỉnh từ 60- 70-83% vừa rồi)

Tăng thuế nhập khẩu ô tô không làm nền công nghiệp ô tô phát triển: Xe hơi giá vốn đã quá cao so với phần lớn thu nhập người dân, tức là "miếng bánh thị phần" rất nhỏ cho ngành công nghiệp này. Việc đẩy lên cao hơn nữa chỉ làm thị phần này nhỏ thêm.

Với sản lượng thực tế xe hơi như hiện nay thì không thể áp dụng được lợi thế kinh tế do quy mô, tức là không thể sản xuất ô tô với sản lượng cao do cầu thực tế rất thấp, đồng thời cũng triệt tiêu các nỗ lực đầu tư cải thiện năng suất chất lượng.

Thị phần nhỏ, sản lượng thấp, cầu thực tế thấp mà chính sách tăng thuế nhập khẩu làm cho các yếu tố này còn xuống thấp hơn nữa thì không có cách gì để xây dựng ngành công nghiệp ô tô cả.

Điều duy nhất những nhà sản xuất ô tô làm được là thu siêu lợi nhuận trên 1 đơn vị xe mà thôi (tuy nhiên điều này cũng không phải mong muốn của nhà sản xuất, họ mong muốn thị trường lớn, sản xuất sản lượng cao vì như thế tổng lợi nhuận sẽ cao hơn nhiều)

Tăng thuế nhập khẩu ô tô để chống nhập siêu: Đúng là tăng thuế nhập khẩu ô tô thì sẽ hạn chế được việc nhập khẩu ô tô, nhưng nó không chống được nhập siêu. Theo logic, số tiền đáng lẽ dùng để mua ô tô nhập khẩu người ta sẽ chuyển sang mua ô tô lắp ráp trong nước với giá rẻ hơn.

Tuy nhiên, ô tô chúng ta đang “sản xuất” thực chất cũng chỉ là tổng hợp của các linh kiện nhập khẩu được lắp ráp lại (do tỷ lệ nội địa hóa của chúng ta quá thấp với nguồn gốc từ việc ngành công nghiệp ô tô kém phát triển). Như thế, bằng cách này hay cách khác, dòng ngoại tệ của chúng ta vẫn hướng ra ngoài, và nhập siêu thì vẫn hoàn… nhập siêu.

Người tiêu dùng bớt quan tâm tới các mẫu hàng mới

Theo các doanh nghiệp, các showroom ô tô nhập khẩu đang lâm vào tình cảnh “buồn thiu” thậm chí nhiều nơi cả ngày không có một khách hàng nào qua lại thăm hỏi.

Thực tế này xuất phát từ 4 quyết định tăng thuế nhập khẩu liên tiếp vừa qua của chính phủ khiến khách hàng tỏ ra dè dặt trước tình hình giá xe ngày càng lên cao. Tâm lí chờ đợi lạm phát hạ nhiệt là câu trả lời của đại đa số khách hàng trong thời điểm này.

Ngoài ra, một lí do nữa khiến khách hàng không mặn mà lắm với các showroom vào thời điểm này bởi ngoài chuyện các loại thuế áp vào ô tô

nhập khẩu ra, thì sang tháng 6 tới giá một số mặt hàng thiết yếu, trong đó có xăng dầu chắc chắn thay đổi sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí vận chuyển của các doanh nghiệp nhập khẩu mà chính khách hàng sẽ phải bỏ tiền ra trả.

Mặt khác, nếu lựa chọn các sản phẩm của các doanh nghiệp lắp ráp ô tô trong nước thì tới thời điểm này mới chỉ có Toyota, Ford và Vidamco chính thức công bố mức giá mới, đón lõng luôn cả những biến chuyển của thị trường tháng 6 tới đây, còn lại gần chục nhà lắp ráp đều chưa có động thái gì.

Điều đó đã khiến khách hàng tạm dừng ý định mua xe, chờ đợi thêm một thời gian ngắn nữa cho thị trường bình ổn giá cả rồi mới quyết định đến phương án mua xe gì.

Còn các nhà sản xuất nói gì?

Bày tỏ quan điểm về những chính sách tác động trực tiếp lên thị trường ôtô Việt Nam (cụ thể là chính sách thuế) thời gian gần đây, Tổng giám đốc Ford Việt Nam, ông Micheal Pease nói:

Một điều mà có thể nhiều người chưa biết là thời gian và hệ thống cung cấp để sản xuất một chiếc ôtô khá dài. Và nghĩa là các chính sách được ban hành ngày hôm nay thì chỉ thực sự có tác động hoàn toàn sau vài tháng nữa.

Ví dụ như động thái tăng thuế nhập khẩu lên 83% vào tháng 6 vừa rồi sẽ thực sự gây tác động toàn bộ lên hệ thống cung cấp, sản xuất và kinh doanh của thị trường ôtô khoảng sau 1 - 2 tháng nữa. Chính vì vậy mà tôi

tin rằng nửa cuối của năm mức tăng trưởng của ngành ôtô sẽ giảm một cách đáng kể.

Rõ ràng là nếu cứ tiếp tục tăng thuế, thì cầu ôtô trên thị trường sẽ tiếp tục giảm. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến các công ty cung cấp phụ tùng, linh kiện, đặc biệt là các doanh nghiệp Việt Nam cung cấp phụ tùng cho chúng tôi.

Nếu thuế cứ tiếp tục tăng, hậu quả sẽ dẫn đến việc các hãng sản xuất như chúng tôi hoặc phải cắt giảm sản xuất, hoặc phải cắt giảm nhân sự. Vì vậy, nếu Chính phủ đang nghiên cứu để tiếp tục tăng thuế, doanh nghiệp hy vọng Chính phủ sẽ tham khảo ý kiến của các hãng sản xuất trong ngành ôtô, cùng nhau nghiên cứu tình trạng hiện tại, những nguy cơ và phân tích các ảnh hưởng tiêu cực có thể xảy ra nếu thuế tăng.”

Trở lại với quyết định tăng thuế đối với mặt hàng ô tô mới nguyên chiếc dùng chở người, được biết, đây là lần thứ tư, Bộ Tài chính điều chỉnh thuế nhập khẩu ô tô trong vòng hơn một năm trở lại đây. Chỉ có điều khác với ba lần điều chỉnh năm 2007 (mỗi lần điều chỉnh giảm 10%, từ 90% xuống còn 60% vào cuối năm 2007), lần này Bộ Tài chính lại tăng thuế nhập khẩu lên 10% so với mức thuế hiện tại. Với 3 lần điều chỉnh trước, Nhà nước đã kéo lại được sự chênh lệch trên cán cân thị phần giữa các doanh nghiệp nhập khẩu và các cơ sở lắp ráp xe hơi trong nước, góp phần kiềm chế sự độc chiếm về giá của doanh nghiệp nội địa, đem lại những kết quả tích cực cho thị trường xe hơi tại Việt Nam. Thế nhưng, với việc sửa đổi thuế suất theo kiểu tụt lùi này đã bộc lộ sự yếu kém trong khâu dự báo của cơ

quan hoạch định chính sách – tồn tại đã gây rất nhiều khó khăn cho việc điều tiết tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát của đất nước thời gian qua. Đối với các doanh nghiệp lắp ráp ô tô trong nước, mặc dù được bảo hộ nhiều nhưng suốt một thời gian dài, ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước không những không giảm mà còn tăng giá, buộc lòng người tiêu dùng phải quay sang mua xe nhập khẩu vừa có chất lượng cao, lại có mức giá hấp dẫn. Đành rằng, việc bảo hộ sản xuất nội địa là chủ trương đúng, nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, tuy nhiên, sự thiếu cân đối khi ban hành các chính sách thuế một mặt mang lại cơ hội làm ăn lớn cho các doanh nghiệp lắp ráp nhưng cũng gây khó khăn không nhỏ cho các doanh nghiệp nhập khẩu.

Chị Nguyễn Mỹ Ngọc - một chủ doanh nghiệp mới được cấp giấy phép kinh doanh xe hơi nhập khẩu cho biết: “Quyết định sửa đổi thuế lần này của Bộ Tài chính được đưa ra quá đột ngột, thiếu sự minh bạch. Nếu chúng tôi biết trước lộ trình điều tiết thuế của Nhà nước, chắc chắn doanh nghiệp sẽ có kế hoạch kinh doanh vào thời điểm hợp lý, tránh tình trạng chi phí đầu tư đã bỏ ra lớn trong khi sức mua xe nhập khẩu thấp, giảm khả năng thu hồi vốn ngắn hạn.” Cũng theo chị Ngọc: “Nếu để giảm ách tắc giao thông thì Nhà nước phải điều chỉnh thuế đồng loạt cho cả xe nhập và xe lắp ráp trong nước, để giảm lượng xe đăng ký mới, có như vậy mới đảm bảo minh bạch và công bằng, tạo một thị trường lành mạnh nhằm hạ giá bán, tăng sức mua. Với mức thuế suất mới này, chắc chắn người tiêu dùng sẽ ngày càng khó có cơ hội mua xe ô tô giá rẻ”.

Rõ ràng, nếu như các văn bản về chính sác thuế được tham vấn ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp và nhân dân trước khi ban hành thì hiệu quả của nó sẽ tăng lên nhiều lần, đồng thời đáp ứng quyền lợi của các thành phần

kinh tế, phù hợp với tiêu chí minh bạch trong việc ban hành chính sách của mỗi quốc gia trong thời kỳ hội nhập.

Đoạn kết cho các doanh nghiệp nhỏ?

Công bằng mà nói thì Quyết định số 10 của Bộ Công Thương chưa phải là cú đấm quyết định sống còn cho các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô nhưng cũng đủ khiến họ choáng váng.

“Trước đây thuế chỉ phải nộp sau 30 ngày kể từ ngày nhận hàng đã giúp chúng tôi giảm được nhiều gánh nặng về tài chính và có thể quay vòng được vốn” - giám đốc một công ty nhập khẩu ôtô tại Hà Nội tiết lộ.

Quyết định này chắc chắn sẽ khiến các công ty quy mô nhỏ điêu đứng khi mà số vốn của họ đã dốc hết vào những chuyến hàng trên đường cập cửa khẩu, nhu cầu khẩn thiết của họ hiện nay là làm sao huy động đủ tiền để hoàn thành thủ tục nhập xe.

Với quyết định mới của Bộ Công Thương cùng thuế suất nhập khẩu ô tô nguyên chiếc đã tăng thành đến 83% với những quyết định kể từ đầu năm, đã khiến cho một số doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhập khẩu quy mô nhỏ đã lao đao về bài toán kinh tế.

Trước kia, vào thời điểm thuế suất ở mức 60 - 70%, doanh nghiệp nhập khẩu còn có thể ung dung cạnh tranh với các liên doanh lắp ráp nhưng giờ đây, lợi nhuận cùa họ bị ảnh hưởng rất lớn khi luôn phải đưa ra những bài toán kinh tế đối phó với những thay đổi do các nhà quản lí đưa ra.

Tuy nhiên, việc Bộ Công Thương ra quyết định mới này cũng có những cái nhìn khá tích cực với nhận định thị trường xe hơi sẽ lập lại trật tự,

công bằng hơn khi các nhà nhập khẩu cùng thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, không còn cảnh chạy ngược chạy xuôi với các văn bản thuế để quyết định thời điểm mở tờ khai.

Dự báo của doanh nghiệp về thị trường ôtô tại Việt Nam thời gian tới?

“Trước hết tôi xin nói tổng quan về ngành công nghiệp ôtô ở Việt Nam, trong đó có Ford Việt Nam. Nửa cuối năm 2007 chúng ta đã chứng kiến một sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường. Sang nửa đầu 2008, sự

Một phần của tài liệu Những đổi mới thuế xuất nhập khẩu sau khi việt nam gia nhập WTO (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w