Sự cần thiết phải đầu tư.

Một phần của tài liệu đồ án kỹ thuật viễn thông Xây dựng tiêu chí đánh giá và phương pháp đo kiểm chất lượng dịch vụ, chất lượng mạng cho hệ thống thông tin di động nội vùng IPAS, (Trang 56)

Hải Phòng là một trong ba thành phố lớn nhất Việt Nam, nằm ở đồng bằng Bắc Bộ, phía Bắc giáp Quảng Ninh, phía Tây giáp Hải Dương, phía Nam giáp Thái Bình và phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ. Hải Phòng có chiều dài bờ biển hơn 62 dặm (khoảng 38,5 km). Tổng diện tích của Hải Phòng là 1.515 km2 với dân số là khoảng 1,7 triệu dân.

Hải Phòng gồm có 5 quận nội thành, 2 thị xã, 8 huyện (trong đó có 2 huyện đảo là Cát Hải và Bạch Long Vĩ) và 149 xã và 56 phường .

Hải Phòng là đô thị trung tâm cấp quốc gia; là một trong những trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch của cả nước và của vùng duyên hải Bắc Bộ; là thành phố Cảng, cửa ngõ chính ra biển của các tỉnh phía Bắc; là đầu mối giao thông quan trọng của miền Bắc và của cả nước; là trung tâm hành chính – chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học - kỹ thuật của Thành phố Hải Phòng trực thuộc Trung ương, có vị trí quan trọng về mặt an ninh, quốc phòng.

Hải Phòng đã hình thành các khu kinh tế mới bao gồm:  Khu công nghiệp phía bắc Thuỷ Nguyên.

 Khu kinh tế đặc biệt.  Khu công nghiệp Đình Vũ.

 Khu công nghiệp Quán Toan - Cảng Vật cách.  Khu du lịch nghỉ mát quốc tế và nội địa.

Với những tiềm năng sẵn có trong một số ngành như vận tải, sửa chữa và đóng tàu, sản xuất xi măng, may mặc, du lịch… cơ sở hạ tầng tuy chưa phải là hiện đại nhưng có thể nói đã có một nền tảng vững chắc với những kho tàng, bến bãi, hệ thống thông tin liên lạc… đặc biệt hơn cả đó là Hải Phòng có khu vực cảng biển rộng lớn,

kinh tế, với vai trò chủ đạo là doanh nghiệp nhà nước đã phần nào phát huy được những ưu điểm và hạn chế dần những tồn tại. Tận dụng tối đa các nguồn vốn trong cũng như ngoài nước (Vốn vay, vốn viện trợ, vốn đầu tư của nước ngoài) đầu tư có khoa học vào các ngành có lợi thế so sánh của Hải Phòng, xây dựng mới khu công nghiệp có công nghệ cao với trang thiết bị hiện đại như khu công nghiệp Nomura - Hải Phòng. Sự ra đời nhiều nhà máy hiện có công suất và chất lượng cao: thuỷ tinh Sammiguel, xi măng Chinfon - Hải Phòng… đã làm cho tình hình sản xuất nhập khẩu có những thay đổi đáng kể.

Sự đổi mới của trang thiết bị khoa học, công nghệ hiện đại, nâng cao trình độ quản lý, tay nghề lao động, chú trọng phát triển nông nghiệp nâng cao năng suất lương thực, song song với phát triển công nghiệp, thủ công nghiệp và ngư nghiệp với sự góp mặt của các đối tác nước ngoài (89,4% trong tổng dự án liên doanh với nước ngoài, đến nay đã có 104 dự án với tổng số vốn 1,323 USD) trong nhiều ngành, nhiều nghề đã thúc đẩy nền kinh tế của thành phố phát triển theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Hiệu quả sản xuất kinh doanh được nâng cao, do doanh nghiệp có nhiều khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như ngoài nước.

Tóm lại: Hải Phòng là thành phố cảng biển, có địa hình phong phú, có núi đồi, hải đảo, sông suối, có đồng bằng… Hải Phòng thực sự là thành phố có tiềm năng phong phú, đa dạng. Thành phố Hải Phòng đã được Nhà nước xác định là thành phố nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm của miền Bắc: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Tiềm năng và cơ hội phát triển ở Hải Phòng còn rất lớn và ngày càng thuận lợi. Với nhận thức rằng: thúc đẩy phát triển kinh tế đối ngoại trong đó đầu tư trực tiếp nước ngoài là động lực rất quan trọng để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố, Hải Phòng sẽ tiếp tục tập trung mọi khả năng của mình cùng với sự giúp đỡ của Trung Ương, từ các nguồn vốn đầu tư trong nước và quốc tế vào việc phát triển, nâng cấp và hiện đại hóa các cơ sở hạ tầng; tích cực đào tạo đội ngũ cán bộ có năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu của sự phát triển. Hiện nay theo dự án đầu tư và triển khai các khu đô thị mới Ngã 5 – Sân bay Cát Bi, Cầu Rào - Đồ Sơn, Hồ Sen - Cầu Rào 2, Sở Dầu. Các khu công nghiệp nhỏ Vĩnh Niệm, Quán Trữ…

Với sự phát triển nhanh mạnh của toàn thành phố, việc phát triển dịch vụ Bưu chính Viễn thông tại Thành phố Hải Phòng là một điều tất yếu. Được đánh giá là thành phố công nghiệp nên số lượng công nhân, người lao động ở thành phố Hải Phòng chiếm số lượng lớn, chính vì vậy phát triển dịch vụ điện thoại di động nội vùng với

mức giá thấp phù hợp với thu nhập của người lao động là một điều cần thiết. Bên cạnh đó Hải Phòng còn là nơi tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. Đây cũng là những đối tượng có nhu cầu sử dụng điện thoại di động giá rẻ, là động lực để phát triển dịch vụ điện thoại di động nội vùng giá rẻ tại Thành phố Hải Phòng.

Theo báo cáo điều tra thị trường của Công ty Viễn thông trực thuộc Bưu điện Thành phố Hải Phòng ngày 8/3/2003 trên 300 khách hàng sử dụng dịch vụ điện thoại di động VinaPhone thu được kết quả như sau:

Về nghề nghiệp của khách hàng sử dụng dịch vụ điện thoại di động VinaPhone:

Nghề nghiệp Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Quản lý 60 20,00 Nhà kinh doanh 46 15,33 Công chức 92 30,67 Hưu trí 5 1,67 Sinh viên 3 1,00 Giáo viên 12 4,00 Y, bác sỹ 5 1,67

Công nhân sản xuất 37 12,33

Làm xây dựng 14 4,67

Các công việc khác 26 8,67

Tổng cộng 300 100

(Nguồn: Bưu điện Thành phố Hải Phòng)

Về mục đích sử dụng điện thoại di động:

Đối tượng liên lạc Số lượng

(người)

Tỷ lệ

Gia đình và bạn bè nội tỉnh 264 88,00

Gia đình và bạn bè ngoại tỉnh 209 69,67

Kinh doanh, buôn bán nội tỉnh71 82 27,33

Kinh doanh, buôn bán ngoại tỉnh 71 23,67

Gia đình, bạn bè ở nước ngoài 95 31,67

Khác 34 11,33

Một phần của tài liệu đồ án kỹ thuật viễn thông Xây dựng tiêu chí đánh giá và phương pháp đo kiểm chất lượng dịch vụ, chất lượng mạng cho hệ thống thông tin di động nội vùng IPAS, (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w