Thực trạng cơ sở vật chất và kết quả hoạt động kinh doanh.

Một phần của tài liệu đồ án kỹ thuật viễn thông Xây dựng tiêu chí đánh giá và phương pháp đo kiểm chất lượng dịch vụ, chất lượng mạng cho hệ thống thông tin di động nội vùng IPAS, (Trang 43)

I. Tổng quát về Bưu điện Thành phố Hải Phòng 1.Quá trình hình thành và phát triển.

4. Thực trạng cơ sở vật chất và kết quả hoạt động kinh doanh.

Với phương châm đi trước đón đầu đổi mới, Bưu điện Hải Phòng đã mạnh dạn tiếp thu khoa học kỹ thuật công nghệ, trang thiết bị công nghệ, trang bị các thiết bị Bưu chính viễn thông tiên tiến, hiện đại hoá mạng lưới. Ngay từ năm 1990 Bưu điện Hải Phòng đã chuyển từ công nghệ chuyển mạch điện tử kỹ thuật số, bỏ qua 4 thế hệ ( chuyển mạch từng nấc - chuyển mạch dọc – ngang dọc cận điện tử - điện tử Analog) tạo ra một bước nhảy vọt về công nghệ Bưu chính Viễn thông tại Hải Phòng.

♦ Thiết bị tổng đài: Năm 1990 Bưu điện Hải Phòng đã bắt đầu đầu tư tổng đài điện tử số TDX 1B của Hàn Quốc với dung lượng tối đa là 22550 số, từ năm 1995 đến nay đã đầu tư thêm 2 tổng đài DMS của Canada với rất nhiều tính năng tác dụng mới hơn hẳn tổng đài cũ năm 1990, dung lượng điều khiển trên 100.000 số mỗi tổng đài DMS-100.

♦ Thiết bị truyền dẫn: Từ năm 1990 đến năm 1994, Bưu điện Hải Phòng đã bắt đầu trang bị các hệ thống truyền dẫn tốc độ số thấp (do sự cấm vận của Mỹ nên không mua được các hệ thống truyền dẫn tốc độ cao trên 34 Mbps ). Các tuyến truyền dẫn liên tỉnh và nội tỉnh được trang bị thiết bị Vi ba AWA 60 kênh của Úc ( tức là truyền được 60 cuộc điện thoại trong cùng một lúc). Các tuyến truyền dẫn nội tỉnh sử dụng thiết bị quang PDH 34 Mb của Canada, tương đương với 480 kênh. Từ năm 1995 đến nay, Bưu điện Hải Phòng đã tăng cường đầu tư vào hệ thống truyền dẫn bởi nhận thức được rằng đây chính là mạch máu của hệ thống Viễn thông, nó đóng góp vai trò rất quan trọng trong việc tăng doanh thu và tăng cao chất lượng thông tin liên lạc, bao gồm các hệ thống truyền dẫn sau:

- Các hệ thống truyền dẫn vi ba DM – 100 của Nhật, tốc độ 16 Mb ( tương đương với 240 kênh thoại ).

- Hệ thống truyền dẫn quang SDH – STM 1 của Canada và Nhật Bản, tốc độ 155 Mb ( tương đương với 1890 kênh thoại).

- Hệ thống truyền dẫn quang SDH – STM 4 của Nhật Bản, tốc độ 622 Mb ( tương đương với 7560 kênh thoại).

- Tăng cường phát triển mạng cáp quang để lập thành các vòng trong thành cáp quang, đảm bảo không bị mất liên lạc khi cáp quang một hướng bị hỏng hoặc cắt đứt.

♦ Tăng cường đầu tư thiết bị cho các loại dịch vụ khác như:

- Đầu tư tổng đài ACD gọi dịch vụ 108, cho phép hiện số máy chủ gọi và quản lý chặt chẽ mọi cuộc gọi đi và đến.

- Đầu tư trên 140 máy Cardphone, lắp đặt tại các trung tâm thành phố, các khu vực đông dân cư và trung tâm huyện thị xã.

- Trang thiết bị mới hệ thống thông tin đường biển mới, hiện đại, cho phép từ Hải Phòng bắt liên lạc được với các tàu biển ở mọi nơi trên thế giới, nối tiếp với máy điện thoại trên đất liền.

- Trang thiết bị mới để mở rộng tầm phủ sóng của hệ thống nhắn tin trong phạm vi toàn bộ Hải Phòng.

♦ Đầu tư trang thiết bị đổi mới trong lĩnh vực Bưu chính:

- Trang thiết bị toàn bộ máy tính để thực hiện vi tính hoá trong lĩnh vực quản lý Bưu chính.

- Trang bị đầy đủ ô tô để vận chuyển trên các tuyến đường liên tỉnh và nội tỉnh, chuyển phát nhanh, điện hoa, … thay thế cho vận chuyển bằng phương tiện công cộng, không đảm bảo thời gian và không chủ động trong kinh doanh. - Trang thiết bị toàn bộ hệ thống cân điện tử thay thế cho các loại cân cơ khí cũ

TT Tên hệ thống thiết bị Nước sản xuất Đơn vị tính Số lượng Dung lượng

1 Tổng đài TDX-1B Triều Tiên Hệ

thống

1 10240

2 Tổng đài DMS-100 Canada Hệ

thống

2 80.000

3 Vi ba số AWA Australia Trạm 16 60 kênh /

trạm

4 Vi ba DM-1000 Nhật Trạm 22 240 kênh /

trạm

5 Đầu cuối quang PDH34 Canada Trạm 10 480 kênh /

trạm

6 Đầu cuối quang PDH140 Canada Trạm 4 1920 kênh /

trạm

7 Đầu cuối quang SDH ADM-1 Canada Trạm 16 1890 kênh /

trạm

8 Đầu cuối quang SDH ADM-1 Nhật Trạm 33 1890 kênh /

trạm

9 Đầu cuối quang SDH ADM-4 Nhật Trạm 6 7560 kênh /

trạm 10 Hệ thống cống ngầm Km 165 3 – 16 ống 11 Hệ thống cáp ngầm Km 230 100-1200 đôi cáp 12 Hệ thống cáp treo Km 1150 10-400 đôi / km

13 Ô tô các loại Cái 35

(Nguồn: Bưu điện Thành phố Hải Phòng)

Bảng2.5: Thống kê các hệ thống trang thiết bị chủ yếu của Bưu điện Hải Phòng năm 2000

Sơ đồ mạng lưới Viễn thông của Bưu điện Hải Phòng: Đi quốc tế Hà Nội Hải Phòng Tổng đài liên tỉnh và quốc tế HT truyền dẫn vi ba và cáp quang Đi các tỉnh khác Hệ thống truyền dẫn vi ba và cáp Bàn đường dài 101, 110 Hệ thống ĐTDĐ, nhắn tin Tổng đài TDX – 1B Hải Phòng Tổng đài TT Hải Phòng DMS - 100 Dịch vụ 1080, 116, 119

Thuê bao điện thoại, Fax, Card Hệ thống truyền

dẫn vi ba và cáp Hệ thống truyền

dẫn vi ba và cáp Thuê bao điện

thoại, Fax, Card

Các trạm vệ tinh của TDX-1B Các trạm vệ

tinh của DMS

Thuê bao điện thoại, Fax, Card Thuê bao điện

b) Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Bưu điện Hải Phòng đạt được trong một số năm gần đây.

Bảng:2.3: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Đơn vị: Triệu đồng

TT Tên chỉ tiêu Năm

2001 2002 2003

1 Kinh doanh dịch vụ BCVT

1.1 Doanh thu kinh doanh dịch vụ BCVT 305.403 372.700 412.125 1.2 DT cước dịch vụ BCVT được hưởng 188.992 226.680 250.000 1.3 Chi phí BCVT 150.668 180.000 205.000 1.4 Lợi nhuận BCVT 38.304 42.680 45.000 2 Kinh doanh khác 2.1 DT kinh doanh khác 3.846 5.100 5.200

2.2 Chi phí kinh doanh khác 3.073 4.600 4.700

2.3 Lợi nhuận kinh doanh khác 773 500 500

3 Hoạt động khác

3.1 Doanh thu hoạt động khác 1.888 2.200 2.300

3.2 Chi phí hoạt động khác 74,58 100 100

3.3 Lợi nhuận hoạt động khác 1.183 2.100 2.200

Tổng lợi nhuận tại đơn vị 40.890 45.280 47.700

(Nguồn : Bưu điện Thành phố Hải Phòng)

Nhìn vào bảng kết quả sản xuất kinh doanh của Bưu điện Hải Phòng ta thấy rằng doanh thu và lợi nhuận của Bưu điện Hải Phòng không ngừng tăng lên năm sau cao hơn năm trước. Doanh thu năm 2003 tăng 39.425 triệu đồng (110,6 %), lợi nhuận tăng 2.420 triệu đồng (105,3%). Qua đó ta thấy rằng Bưu điện Hải Phòng đã có những biện pháp tích cực nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Bưu điện Hải Phòng thì phần kinh doanh mang lại hiệu quả cao nhất là hoạt động kinh doanh Bưu chính Viễn thông. Doanh thu kinh doanh Bưu chính Viễn thông năm 2003 đạt 412.125 triệu đồng tăng hơn năm 2002 là 39.425 triệu đồng (110,6%). Chính vì thế Bưu điện Hải Phòng đã chú trọng phát triển đầu tư hiện đại hóa mạng lưới viễn thông để không ngừng đáp ứng yêu

trên thế giới, đạt được mục đích tập trung kinh doanh lĩnh vực có doanh thu lớn lợi nhuận cao. Đặc trưng của ngành Bưu điện là vừa kinh doanh vừa phục vụ, vì vậy Bưu điện Hải Phòng đã có nhiều biện pháp đầu tư, mở rộng hiện đại hoá phát hành báo chí, đặc biệt là tận dụng triệt để những ưu thế của một mạng Viễn thông hiện đại để phát triển các dịch vụ Bưu chính, phát hành báo chí. Từ đó mở ra nhiều dịch vụ mới như: chuyển tiền nhanh, điện hoa, chuyển phát nhanh…Doanh thu kinh doanh các dịch vụ Bưu chính Viễn thông của Bưu điện Hải Phòng đạt được trong giai đoạn 1996 – 2000 như sau:

♦ Doanh thu Bưu chính Viễn thông năm 1996 đạt 154.916 triệu đồng.

♦ Doanh thu Bưu chính Viễn thông năm 1997 đạt 180.627 triệu đồng.

♦ Doanh thu Bưu chính Viễn thông năm 1998 đạt 201.513 triệu đồng.

♦ Doanh thu Bưu chính Viễn thông năm 1999 đạt 109.911 triệu đồng.

♦ Doanh thu Bưu chính Viễn thông năm 2000 đạt 234.000 triệu đồng.

Qua số liệu trên ta thấy, tổng doanh thu và doanh thu từ kinh doanh dịch vụ Bưu chính Viễn thông tăng đều hàng năm, tuy nhiên doanh thu từ dịch vụ kinh doanh Bưu chính Viễn thông có tăng nhanh, qua đây ta nhận thấy thị trường Bưu chính Viễn thông vẫn là một thị trường đầy tiềm năng.

Một phần của tài liệu đồ án kỹ thuật viễn thông Xây dựng tiêu chí đánh giá và phương pháp đo kiểm chất lượng dịch vụ, chất lượng mạng cho hệ thống thông tin di động nội vùng IPAS, (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w