Các chất bay hơi như rượu, tinh dầu (eucalyptol, menthol) b) Các chất khí.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về các chức năng tính chất và một số loại hệ dung dịch khoan đã và đang sử dụng tại xí nghiệp khoan và sửa giếng (Trang 41)

- Có thể điều chế dung dịch FCL đặc rồi cho chảy vào vòng tuần hoàn.

a) Các chất bay hơi như rượu, tinh dầu (eucalyptol, menthol) b) Các chất khí.

b) Các chất khí.

+ Sữa mẹ: Các chất tan mạnh trong lipid (các alcaloid, barbiturat, các chất chống viêm phi steroid, tetracycilin..) thường dễ dàng thải trừ qua sữa mẹ.

Ngoài ra, các chất độc hại còn có thể được đào thải qua mồ hôi.

4.1.1.4. Nồng độ và thời gian tiếp xúc với hoá chất

Tác hại của hóa chất đối với cơ thể con người phụ thuộc vào lượng hóa chất đã hấp thu. Lượng hấp thu phụ thuộc chính vào nồng độ của hóa chất và thời gian tiếp xúc. Thông thường, khi tiếp xúc trong thời gian ngắn nhưng với nồng độ hóa chất cao có thể gây ra những ảnh hưởng cấp tính (nhiễm độc cấp dẫn tới ngộ độc), trong khi đó tiếp xúc trong thời gian dài nhưng với nồng độ thấp sẽ xảy ra hai xu hướng: hoặc là cơ thể chịu đựng được, hoặc là hóa chất được tích lũy với khối lượng lớn hơn, để lại ảnh hưởng mãn tính.

Ngộ độc là trạng thái rối loạn những hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể do chất độc gây ra. Chất độc ức chế một số phản ứng sinh hoá học, phá hoại

tế bào sống, làm suy yếu hệ thần kinh trung ương hoặc các chức năng khác của tế bào làm cho cơ thể có những triệu chứng, phản ứng khác thường.

+ Ngộ độc cấp tính:

Ngộ độc tính cấp tính là những biểu hiện ngộ độc xẩy ra rất sớm sau một hoặc vài lần cơ thể tiếp xúc với chất độc. Tùy thuộc vào chất gây độc, đường xâm nhiễm chất độc, biểu hiện ngộ độc có thể xảy ra từ 1- 2 phút hoặc 30 phút đến 60 phút sau khi cơ thể hấp thu chất độc và thường là dưới 24 giờ.

+ Ngộ độc mãn tính

Ngộ độc mãn tính chỉ xuất hiện sau nhiều lần phơi nhiễm với độc chất, có khi là hàng tháng, hàng năm. Những biểu hiện của nhiễm độc thường là những thay đổi rất sâu sắc về cấu trúc và chức năng của tế bào, khó điều trị. Ngộ độc mãn tính cũng có thể trở thành cấp tính trong những điều kiện nhất định (ví dụ ngộ độc chì).

4.1.1.5. Ảnh hưởng kết hợp của nhiều loại hoá chất

Trong hoạt động hoá chất thường ngày, người lao động không chỉ tiếp xúc với một loại hóa chất. Người lao động phải tiếp xúc với hai hoặc nhiều hóa chất khác nhau. Ảnh hưởng kết hợp khi tiếp xúc với nhiều hóa chất thường thiếu thông tin. Mặt khác, khi xâm nhập vào cơ thể giữa hai hay nhiều hóa chất có thể kết hợp với nhau tạo ra một chất mới với những đặc tính khác hẳn và sẽ tạo ra cấp độ nguy hại mới tới sức khỏe con người khác với cấp độ nguy hại của từng hóa chất thành phần (cũng có thể tăng hoặc giảm). Chẳng hạn như khi hít phải tetra clorua cacbon (CCl4) trong một thời gian ngắn sẽ không bị nhiễm độc nhưng khi đã uống dù chỉ một lượng nhỏ rượu etylic (C2H5OH) thì sẽ bị ngộ độc mạnh có thể sẽ dẫn tới tử vong.

Do vậy, cần có biện pháp để người lao động hạn chế tiếp xúc tới mức thấp nhất với nhiều loại hoá chất khác nhau, đặc biệt là những hoá chất khi xâm nhập vào cơ thể con người sẽ kết hợp làm tăng mức độ độc tính đối với sức khoẻ.

4.1.1.6.Tính mẫn cảm của cá nhân khi tiếp xúc với hoá chất

Tính mẫn cảm của các cá nhân khác nhau khi tiếp xúc với hoá chất là rất khác nhau. Khi tiếp xúc với cùng một loại hoá chất, cùng một nồng độ và thời gian tiếp xúc như nhau, nhưng có người bị ảnh hưởng trầm trọng, có người bị ảnh hưởng nhẹ hơn và cũng có một số ít người chưa thấy biểu hiện gì.

Tính mẫn cảm này còn phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính và thực trạng sức khoẻ của cá nhân vào thời điểm tiếp xúc với hoá chất. Ví dụ, trẻ em và phụ nữ thường mẫn cảm với hoá chất hơn so với nam giới, phụ nữ mang thai có tính mẫn cảm tăng hơn so với bình thường.

Do đó với mỗi nguy cơ tiềm ẩn, cần xác định các biện pháp cẩn trọng khác nhau với các đối tượng cụ thể cần bảo vệ.

4.1.1.7. Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ bị nhiễm độc hoá chất

- Vi khí hậu:

+ Nhiệt độ: Nhiệt độ cao làm tăng khả năng bay hơi của hoá chất, làm tăng tuần hoàn, tăng hô hấp. Do đó làm tăng lượng hấp thu hoá chất vào cơ thể.

+ Độ ẩm: Độ ẩm không khí tăng, làm tăng sự phân giải của hoá chất trong nước, tăng khả năng tích khí ở niêm mạc, làm giảm khả năng đào thải hoá chất bằng đường mồ hôi. Do đó cũng làm tăng khả năng bị nhiễm độc hoá chất vào cơ thể.

- Lao động quá sức cũng làm tăng tuần hoàn, tăng hô hấp do đó cũng làm tăng mức độ nhiễm độc hoá chất vào cơ thể.

- Chế độ dinh dưỡng không đủ hoặc không cân đối cũng làm giảm sức đề kháng của cơ thể, dẫn tới cũng làm tăng nguy cơ bị nhiễm độc hoá chất.

4.1.1.8.Tác hại của hoá chất đối với cơ thể con người

Những ảnh hưởng của hoá chất đối với cơ thể con người có thể là cấp tính hoặc mãn tính tuỳ thuộc vào nồng độ và thời gian tiếp xúc. Hoá chất gây ra những phản ứng khác nhau đối với cơ thể con người tuỳ thuộc vào kiểu và đường tiếp xúc. Theo tính chất tác động của hoá chất có thể phân loại như sau: a) Độc cấp tính: Khi hoá chất thâm nhập vào cơ thể người qua đường miệng, da hoặc

đường hô hấp dẫn tới tử vong hoặc gây nguy hiểm cho người với chỉ một liều lượng hoặc nhiều liều lượng trong vòng 24 giờ hoặc hít phải trong vòng 4 giờ. b) Ăn mòn da/ kích ứng da/ nhạy da: Da là một mô phức tạp nhiều lớp. Khi da tiếp xúc

với hoá chất nguy hiểm dẫn tới hiện tượng loét, chảy máu, đóng vẩy, làm rụng lông, để lại sẹo.

+ Ăn mòn da: Gây hoại tử nhìn thấy được qua biểu bì và hạ bì, để lại sẹo, không thể cứu được da sau khi tiếp xúc trong vòng 04 giờ. Các biểu hiện đặc trưng của ăn mòn da bởi các vết loét, chảy máu, đóng vẩy máu và đến ngày thứ 14 dẫn tới nhợt màu da, các vùng da bị ăn mòn hoàn toàn rụng lông và để lại sẹo. Một số hoá chất ăn mòn da như các a xít mạnh, bazơ mạnh.

+ Kích ứng da: Gây hại da sau 4 giờ tiếp xúc với da và tình trạng sẽ khá hơn sau 14 ngày điều trị. Các biểu hiện của kích ứng da (viêm da) bởi các hiện tượng ban đỏ, vảy, phù nề, hoá sừng, tăng sản.

+ Nhạy da (dị ứng da): Dị ứng có thể xảy ra khi cơ thể tiếp xúc trực tiếp với hóa chất. Người lao động khi mới tiếp xúc có thể không bị dị ứng, nhưng nếu tiếp xúc thường xuyên, ngay cả với lượng nhỏ thì có thể thường sẽ phản ứng và da sẽ bị dị ứng. Da bị dị ứng có tình trạng giống như viêm da. Khi các hiện

tượng này có thể không xảy ra ở những vùng da trực tiếp tiếp xúc với hoá chất mà ở vùng da nào đó trên cơ thể thì gọi là dị ứng.

Các hoá chất gây viêm da điển hình: các hoá chất có độ bay hơi cao như các sản phẩm dầu mỏ, các dung môi hữu cơ, ...

Các hoá chất gây dị ứng da như thuốc nhuộm azo, a xít cromic, …

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về các chức năng tính chất và một số loại hệ dung dịch khoan đã và đang sử dụng tại xí nghiệp khoan và sửa giếng (Trang 41)