Hệ ức chế phân tán LIGNOSULFONAT – phèn nhôm KALI (FCL/AKK)

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về các chức năng tính chất và một số loại hệ dung dịch khoan đã và đang sử dụng tại xí nghiệp khoan và sửa giếng (Trang 29)

- Khi độ thải nước lớn và độ nhớt cao hơn thiết kế:

3.3. Hệ ức chế phân tán LIGNOSULFONAT – phèn nhôm KALI (FCL/AKK)

(FCL/AKK)

Đây là hệ truyền thống đã và đang được sử dụng để khoan các GK thăm dò và khai thác ở XN LD VSP khi khoan vào các thành hệ Mioxen hạ và oligoxen. Hệ DDK ức chế FCL/AKK được điều chế chủ yếu từ nước KT, sét Bentonite API và hóa phẩm giảm độ thải nước CMC – HV hoặc, CMC – LV, chất bôi trơn, chất diệt khuẩn và cùng một số chất khác và đặc biệt là có hai tác nhân ức chế sét (FCL, AKK), hoặc trên cơ sở dung dịch lignosulphonát bổ sung thêm hoá phẩm ức chế phèn nhôm kali và sử dụng KOH thay cho NaOH.

 Ưu điểm:

- Có khả năng ức chế sét rất tốt, đảm bảo tính ổn định thành GK. - Ổn định ở nhiệt độ cao và chịu bền muối đến 10 – 15% NaCl. - Đơn giản khi điều chế và xử lý.

- Giá thành hạ.  Nhược điểm:

- Dễ gây kết bông ở chu kỳ tuần hoàn ban đầu khi xử lý phèn nhôm Kali (tăng độ nhớt và độ thải nước, làm xốp lớp vỏ bùn). Độ bền gel sau 10 phút tăng mạnh vì vậy đòi hỏi phải xử lý bổ sung, làm tăng chi phí thời gian và tiêu hao hóa phẩm làm loãng và HP giảm độ thải nước.

- Lớp vỏ sét của DD ức chế FCL/AKK thường dày do sét kết tụ và kém bền chắc (do phèn nhôm Kali có tính keo tụ) vì vậy hay gây hiệng tượng sói lở thân giếng khoan.

- Hệ có tính phân tán và ức chế nên ở chừng mực nào đó việc điều chỉnh các thông số dung dịch có khó khăn hơn so với hệ Polimer phi sét.

- Có tính độc hại cao do có chứa hóa phẩm Ferochromlignosufonat trong thành phần dung dịch.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về các chức năng tính chất và một số loại hệ dung dịch khoan đã và đang sử dụng tại xí nghiệp khoan và sửa giếng (Trang 29)