Các bộ phận mục tiêu

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về các chức năng tính chất và một số loại hệ dung dịch khoan đã và đang sử dụng tại xí nghiệp khoan và sửa giếng (Trang 40)

- Có thể điều chế dung dịch FCL đặc rồi cho chảy vào vòng tuần hoàn.

4.1.1.2 Các bộ phận mục tiêu

Mức độ hậu quả gây ra từ chất độc không giống nhau đối với tất cả các bộ phận trong cơ thể con người. Thông thường một hay hai bộ phận sẽ bị ảnh hưởng độc hại của một chất. Hệ thần kinh trung ương là bộ phận mục tiêu thường chịu ảnh hưởng nhất của độc tố. Sau đó là hệ hô hấp, gan, máu và da theo thời gian và tần suất bị phơi nhiễm. Các cơ bắp và xương là bộ phận mục tiêu của một số ít chất khác. Hệ thống sinh sản (của cả nam và nữ) cũng dễ bị tổn thương bởi nhiều loại hoá chất khác nhau.

+ Da: có diện tích từ 1,5 đến 2 m2, chịu trác nhiệm bảo vệ phần mặt ngoài của cơ thể, nhưng da rất dễ bị tổn thương nếu quá sức chịu đựng của nó. Một số chất có thể thâm nhập qua làn da khoẻ mạnh vào trong máu, ví dụ phenol có thể thấm qua da vào hệ tuần hoàn, có thể gây tử vong.

+ Phổi: là tuyến quan trọng qua đó các chất độc hại thâm nhập vào cơ thể khi ta làm việc. Nó là cơ quan đầu tiên bị nhiễm khi tiếp xúc với bụi, khói, hơi hoá chất. Các chất độc hại này gây khó chịu và có thể làm giảm khả năng làm việc của phổi.

+ Hệ thần kinh trung ương: rất mẫn cảm với các tác hại của các dung môi hữu cơ, các thuốc bảo vệ thực vật, một số kim loại nặng như chì, thuỷ ngân, man gan.

+ Gan: là cơ quan có nhiệm vụ quan trọng. Gan có bổn phận loại bỏ các chất không có lợi cho sức khoẻ của con người, chuyển hoá các chất độc trở thành các chất bớt độc hại hay thành chất có ích cho cơ thể con người. Nhưng lại là bộ phận mục tiêu chịu nhiều ảnh hưởng của các chất hữu cơ như rượu, vinyl chloride, ...

+ Thận: là một thành phần của hệ bài tiết, nó có bổn phận bài tiết các chất thải mà máu di chuyển từ các cơ quan khác nhau của cơ thể, giữ cân bằng cho

các chất dịch trong cơ thể và đảm bảo máu chứa một lượng muối cần thiết. Nó cũng duy trì, ổn định tính a xít của máu.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về các chức năng tính chất và một số loại hệ dung dịch khoan đã và đang sử dụng tại xí nghiệp khoan và sửa giếng (Trang 40)