Khuyến khích phát triển các mô hình kinh tế trang trại, mô hình nông lâm kết hợp để vừa bảo vệ tài nguyên rừng vừa khai thác tối đa tiềm năng của vùng. Khuyến khích việc dồn điền, đổi thửa, tích lũy đất đai để hình thành các mô hình kinh tế trang trại, nhưng tránh tình trạng người kinh lợi dụng hoàn cảnh để mua đất của người dân tộc, chính quyền địa phương cần phải quản lý chặt chẽ, nghiêm cấm tình trạng bán đất NN một cách tự do.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Là một huyện miền núi, với 99,65% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấp, phương thức cach tác còn lạc hậu, kỹ thuật sản xuất còn yếu. Vì vậy, việc điều tra nghiên cứu và đánh giá hiệu quả sử dụng đất là một vấn đề cấp thiết nhằm tìm ra giải pháp góp phần thúc đẩy kinh tế huyện nhà ngày càng phát triển.
Nhưng do địa hình phức tạp, đường sá đi lại gặp nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất còn yếu, đất sản xuất manh mún, việc cấp giấy CNQSDD còn chậm, tình trạng tranh chấp đất đai còn diễn ra, cộng với tập quán canh tác lạc hậu, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, người dân chủ yếu đi vào rừng để kiếm sống nên việc khai thác và sử dụng đất quỹ nông ngiệp còn gặp nhiều khó khăn, mức độ đầu tư thâm canh và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật còn thấp. Với những trở ngại đó đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng đất đai trên địa bàn huyện.
Qua quá trình điều tra thực tế tại địa phương, cùng với kết quả phân tích trong đề tài kết hợp với số liệu tổng hợp được, tôi có một số nhận xét như sau:
- Do có điều kiện thuận lợi nên phong trào trồng rừng kinh tế (cây keo) và trồng cây công nghiệp lâu năm (cà phê, chè) phát triển mạnh.
- Trong quá trình sản xuất người dân còn gặp nhiều khó khăn: Diện tích đất canh tác hạn hẹp, thiếu giống, thiếu phân bón, thiếu kỹ thuật sản xuất, thiên tai, dịch bệnh. Bên cạnh đó không thể không nhắc đến yếu tố thị trường, đặc biệt là thị trường đầu ra và giá cả thị trường thường rất bấp bênh gây điêu đứng cho bà con nông dân.
- Từ kết quả phân tích cho thấy kết quả và hiệu quả của việc sử dụng đất vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của vùng, và có sự chênh lệch giữa các hộ trong xã.
- Trên địa bàn huyện đã suất hiện nhiều mô hình nông lâm kết hợp, mô hình VAC cho hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập và ổn định đời sống cho người dân. Để tiến hành nhân rộng các mô hình này, càn có những đề tài nghiên cứu để đưa ra những đánh giá, kiến nghị sắc đáng hơn.
- Công tác đo đạc và cấp giấy CNQSDD cho người dân còn chậm, và sự quản lý nhập nhèm của cán bộ địa chính xã về đất đai.
3.2.1 Đối với cấp chính quyền địa phương:
- Tổ chức và vận động bà con tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất và cách phòng trừ sâu bệnh cho cây trông, vật nuôi. Tổ chức cho bà con tham quan, học tập kinh nghiệm từ những mô hình sản xuất giỏi.
- Định hướng và quy hoạch cây trồng cho bà con, tránh sản xuất đại trà, và có định hướng lâu dài tránh chạy theo giá cả thị trường trước mắt, tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm, phát triển công ngiệp chế biến tại chỗ để hạn chế sự ép giá khi tới mùa thu hoạch.
- Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ khuyến nông và cán bộ địa chính. - Tiến hành đo đạc cấp giấy CNQSDD cho người dân, quản lý chặt chẽ, đảm bảo ổn định sản xuất cho người dân.
3.2.2 Đối với nông hộ:
- Chủ động tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm sản xuất của những hộ làm kinh tế giỏi, bên cạnh đó phải thường xuyên nắm bắt thông tin thị trường để tránh ép giá.
- Tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất, nắm chắc được các định mức, để từ đó có mức đầu tư phù hợp nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
- Phải thay đổi tập quán canh tác, đặc biệt là người đồng bào dân tộc thiểu số, tiến tới ổn định đầu tư thâm canh, hạn chế sự phụ thuộc cuộc sống vào rừng.
- Không nên có tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự giúp đỡ của các chương trình, dự án. Cần phải mạnh dạn vay vốn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, cần cù, chịu khó.
1. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam (2006), Luật đất đai, NXB chính trị quốc gia, hà nội.
2. TS. Phùng Thị Hồng Hà (2004), Bài giảng quản trị kinh doanh nông nghiệp, Đại học kinh tế, Huế.
3. ThS, Nguyễn Văn Cường ( 2006), Bài giảng quản lý đất đai, Đại học kinh tế, Huế. 4. Cố GS.TS. Nguyễn Thế Nhã – PGS.TS Vũ Đình Thắng (2004). Giáo trình kinh tế
nông nghiệp, NXB Thống kê, Đại học kinh tế quốc dân, hà Nội.
5. PGS.TS Đỗ Thị Ngà Thanh – PTS. Ngô Thị Thuận (1997), Giáo trình thống kê nông
nghiệp, NSB Nông nghiệp, Đại học nông nghiệp I.
6. UBND huyện Đakrông (2010), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch và nhiệm vụ
phát triển KT – XH năm 2010.
7. Phòng TN & MT huyện Đakrông (2009, 2010), Báo cáo thuyết minh thống kê đất đai
năm 2009, 2010
8. Đảng Ủy xã Ba Nang (2010), Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng bộ xã lần thứ X 9. Phòng thống kê huyện Đakrông (4/2010), Niên giám thống kê 2000-2009 Đakrông 10. UBND xã Ba Nang (2010), Báo cáo thuyết minh tổng hợp.
11. UBND xã Ba Nang (2010), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch PT KT-XH năm
2008
12. UBND xã Ba Nang (2010), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch PT KT-XH năm
2009
13. Các chuyên đề, khóa luận của các khóa trước
14. Các website: - www.baovietnam.vn - www.vietnamtourism.com