CHƯƠNG IV ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP
4.1 Quan điểm khai thác và định hướng sử dụng đất nông nghiệp xã Ba Nang
Nang
Đất đai nằm trong nhóm tài nguyên hạn chế nhưng lại là điều kiện không thể thiếu được trong mọi quá trình phát triển. Vì vậy việc khai thác và sử dụng triệt để quỹ đất cho các mục đích là quan điểm được đặt lên hàng đầu. Từ nay 2015 tập trung đưa
đất trống đồi trọc, đất hoang hóa vào sử dụng. Đồng thời sử dụng có hiệu quả các loại đất sản xuất theo khả năng thích nghi và nhu cầu phát triển bền vững của nền kinh tế xã hội.
Tổ chức lại sản xuất theo hướng nông-lâm kết hợp, phát triển kinh tế xã hội ở khu vực, tạo điều kiện ổn định đời sống cho đồng bào, tận dụng triệt đeer quỹ đất, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo, xóa bỏ nạn phá rừng, ổn định sản xuất, bảo vệ môi trường sinh thái.
Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, bố trí cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa thành những vùng tương đối tập trung nhằm tăng hiệu qủa sử dụng đất tren từng đơn vị diện tích. Từng bước hạn chế diện tích trồng lúa rẫy, mở rộng và đẩy mạnh thâm canh lúa nước ở những nơi có điều kiện thuận lợi nhằm tự tức một phần lương thực tại chổ. Đầu tư khai hoang, mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày theo chiến lược của vùng.
Bảo vệ và phát triển vốn rừng nhằm tạo một hệ sinh thái bền vững, phục vụ môi sinh môi trường, phát huy chức năng phòng hộ đầu nguồn, rừng đặc dụng bảo vệ nguồn gen quý hiếm. Tổ chức khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng, bao gồm trồng rừng tập trung và phân tán, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày tạo ra các vuờn rừng, vườn đồi tăng thêm thu nhập và tăng thêm khả năng phòng hộ, giữ đất, giữ nước, hạn chế xói mòn đất, điều hòa khí hậu cải tạo môi trường.
Sử dụng quỹ đất phải đáp ứng nhu cầu đất ở của nhân dân, đảm bảo chất lượng môi trường sống, dành quỹ đất hợp lí cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt ưu tiên cho phát triển công nghiệp chế biến gắn liền với vùng nguyên liệu nông- lâm sản nhằm khai thác tốt những tiềm năng sẳn có.