Thuyết minh công nghệ

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI MỚI CỦA XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN HẢI SẢN CÔN ĐẢO CÔNG SUẤT 400M3NGÀY ĐÊM (Trang 43)

2. Kiến thức chuyên môn:

3.4.Thuyết minh công nghệ

Do loại hình sản xuất của xí nghiệp là chế biến surimi nên khối lƣợng nƣớc thải sản xuất phát sinh rất lớn. Nguồn gốc phát sinh chủ yếu của nƣớc thải sản xuất chủ yếu từ công đoạn: rửa nguyên liệu, rửa thịt cá và vệ sinh nhà xƣởng, máy móc thiết bị.

Nƣớc thải sau khi rửa và sản xuất sẽ đƣợc đƣa qua hệ thống hố thu có song chắn rác nhằm giữ lại rác và vảy cá.

Từ hố thu nƣớc thải sẽ đƣợc bơm lên bể điều hoà; ở đây nƣớc thải đƣợc cân bằng pH, ổn định lƣu lƣợng, dòng chảy để tránh quá tải lƣu lƣợng và ổn định nồng độ ô nhiễm các công trình xử lý phía sau; làm thoáng sợ bộ nƣớc thải để làm giảm bớt mùi và nồng độ ô nhiễm.

Sau đó, nƣớc thải đƣợc bơm lên hệ thống siêu tuyển nổi: Nƣớc thải từ bể điều hòa đƣợc bơm lên bể khoấy trộn hóa học. Tại bể này, các chất polyme, NaOH và PAC đƣợc bơm định lƣợng vào bồn khoấy nhằm tạo keo tụ các chất hữu cơ có trong nƣớc; từ đây nƣớc thải sau khuấy trộn sẽ tự chảy tràn qua bể tuyển nổi, lúc này chất hữu cơ đã tạo bông, nổi lên mặt nƣớc và đƣợc tách ra khỏi bể tuyển nổi bằng trục trống quay.

Nƣớc thải sau khi tuyển nổi xong sẽ tự chảy tràn đến 2 bể: bể trung gian của hồ xử lý 400m3 mới và bể điều hòa của hệ thống xử lý 300m3 cũ.

Hệ thống xử lý 400m3 mới:

Tại bể trung gian của hệ thống xử lý 400m3, nƣớc thải sau khi tuyển nổi sẽ đƣợc cân bằng độ pH để giúp cho vi sinh dễ xử lý hơn. Nƣớc thải sau khi đƣợc cân bằng pH sẽ tự chảy tràn qua bể UASB để xử lý kỵ khí.

Tại bể UASB, nƣớc thải đƣợc xử lý bằng vi sinh vật kỵ khí giúp làm giảm đáng kể nồng độ COD, BOD5 và các chất ô nhiễm khác có trong nƣớc. Bùn dƣ của bể UASB sẽ đƣợc bơm đến bể bùn để phơi.

Sau khi đƣợc xử lý bằng phƣơng pháp kỵ khí tại bể UASB, nƣớc thải sẽ tự chảy tràn qua bể Anoxic. Tại đây, hàm lƣợng nitơ và photpho trong nƣớc thải đƣợc làm giảm.

Nƣớc sau bể Anoxic sẽ tự chảy tràn sang bể sinh học hiếu khí (bể Aerotank) kết hợp sử dụng bùn hoạt tính. Tại bể Aerotank, nƣớc thải đƣợc trộn đều với bùn hoạt tính, không khí đƣợc đƣa vào tăng cƣờng bằng máy thổi khí có công suất lớn qua các hệ thống đĩa khuếch tán khí ở đáy bể, đảm bảo cung ứng đủ lƣợng oxy cho vi sinh vật sống và tiêu thụ chất hữu cơ có trong nƣớc thải. Ở đây, các chất hữu cơ có hại cho môi trƣờng sẽ đƣợc sinh vật hiếu khí sử dụng làm nguồn thức ăn để kiến tạo tế bào của chúng, sản phẩm của chủ yếu là CO2 và các khối sinh vật.

Nƣớc thải sau khi đƣợc xử lý bằng sinh vật hiếu khí tự chảy tràn qua bể lắng. Tại bể lắng, các chất rắn, cặn lơ lửng và bùn hoạt tính lắng xuống đáy bể. Nƣớc trong tràn qua máng thu chảy về bể khử trùng. Bùn hoạt tính lắng xuống đáy bể một phần đƣợc hoàn lƣu về bể Aerotank, một phần đƣợc bơm đến bể bùn.

Tại bể khử trùng, hóa chất clorine sẽ đƣợc bơm định lƣợng vào nƣớc thải nhằm tiêu diệt Coliforms và những vi sinh vật gây bệnh trong nƣớc. Nƣớc thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn loại B của QCVN 11:2008 của bộ Tài nguyên và Môi trƣờng ban hành.

Nƣớc thải sau xử lý của hai hệ thống sẽ đƣợc thu gom về một hố ga và dẫn ra ngoài sông (nguồn tiếp nhận cuối cùng).

Bùn sau khi phơi sẽ đƣợc thu gom và bàn giao cho đơn vị khác xử lý.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI MỚI CỦA XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN HẢI SẢN CÔN ĐẢO CÔNG SUẤT 400M3NGÀY ĐÊM (Trang 43)