8. Dự kiến kếtquả nghiên cứu
2.4.3. Nguyên nhân
Có thể thấy đội ngũ CB TT-TV được ĐT tại Trường Đại học KHXH&NV có nhiều ưu điểm về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, vì họ được rèn rũa trong môi trường ĐT lớn mang tính chuyên nghiệp hóa. Tại cơ sở ĐT, họ không những tiếp thu được kiến thức chuyên ngành, mà còn được truyền đạt và tiếp thu được các kiến thức về nhận thức và đạo đức nghề nghiệp. Bản thân họ khi còn là SV, được sự quan tâm của lãnh đạo Nhà trường, lãnh đạo Khoa, của Công tác SV, giáo viên.
Bên cạnh những ưu điềm thì đội ngũ CB này cũng còn hạn chế, nguyên nhân chính là do nhận thức của xã hội về ngành TT-TV, sự đầu tư cho hoạt động của ngành và bản thân người CB chưa thực sự cố gắng để nắm bắt sự phát triển của CNTT và viễn thông. Việc đầu tư tiếp thu kiến thức chưa có chiều sâu, chưa được đầu tư đúng mức.
Những hạn chế và ưu điểm của nguồn NL này do những nguyên nhân chủ quan và khách quan, để tiến tới phục vụ tốt hơn cho ngành TT-TV bản thân mỗi CB nên phát huy khả năng của mình và khắc phục những hạn chế nếu có, phấn đấu rèn luyện bản thân và nâng cao trình độ.
Chƣơng 3
YÊU CẦU CỦA NGHỀ THÔNG TIN - THƢ VIỆN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ ĐƢỢC ĐÀO TẠO TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
3.1. YÊU CẦU CỦA NGHỀ THÔNG TIN - THƢ VIỆN NÓI CHUNG VÀ Ở VIỆT NAM NÓI RIÊNG
3.1.1. Yêu cầu của nghề thông tin - thƣ viện trong xã hội hiện đại
Xã hội đang ở trong nền kinh tế tri thức, một nền kinh tế phát triển trong lịch sử nhân loại. Sự thay đổi và phát triển của nền kinh tế đã tác động sâu sắc và mạnh mẽ tới nhiều ngành nghề trong xã hội, nghề TT-TV là một trong những nghề chịu ảnh hưởng và gặp nhiều khó khăn thách thức. Ngày nay nói tới TT-TV người ta hay nhắc đến cụm từ liên thư viện, mạng toàn cầu, … điều này có do ảnh hưởng trực tiếp từ CNTT, nhờ có CNTT, đặc biệt là Internet người ta có thể trao đổi thông tin cho nhau, tìm kiếm thông tin ở mọi nơi mọi lúc, có những thông tin miễn phí, có những thông tin có giá dịch vụ.
Trong thế kỷ XXI, vai trò của nghề TT-TV là phải biến đổi cho phù hợp với sự thay đổi của công nghệ, của môi trường thông tin và nhu cầu tin của cộng đồng NDT. Chuyên gia TT-TV không chỉ cung cấp dịch vụ thông tin truyền thống mà còn phải cả dịch vụ thông tin số trực tuyến cho NDT. Họ phải bắt kịp những kỳ vọng của NDT để có thể tồn tại và phục vụ họ. Chuyên gia TT-TV phải trở thành người hoa tiêu tri thức để chiết xuất dữ liệu trở thành thông tin hữu ích. Một nhân viên TT-TV phải là một chuyên gia thông tin, am hiểu CNTT, chuyên gia web, chuyên gia quản trị tri thức, người hoa tiêu tri thức, chuyên
gia giáo dục ĐT, nhà tiếp thị thông tin, nhà cung cấp dịch vụ thông tin…[27].
Vì vậy đòi hỏi CB TT-TV phải có kiến thức, năng lực và kỹ năng. - Về kiến thức: Cần có trình độ lý luận chính trị vững vàng, nắm vững kiến thức và nghiệp vụ cơ bản.
- Vê kỹ năng: Thực hành nghiệp vụ thành thạo trong các loại hình cơ quan TT-TV khác nhau, có kỹ năng thiết kế và xây dựng các sản phẩm và dịch vụ TT truyền thống và hiện đại, kỹ năng hợp tác làm việc nhóm và thuyết trình, biết cách triển khai NCKH ngành TT-TV.
- Năng lực: Đánh giá thực trạng tình hình của đơn vị và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả công tác, có khả năng triển khai và ứng dụng các công nghệ hiện đại vào hoạt động thực tiễn nghề nghiệp, đảm nhiệm tốt các hoạt động TT-TV nhằm không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả phục vụ NDT.
3.1.2. Yêu cầu của nghề thông tin - thƣ viện ở Việt Nam hiện nay
Việt Nam là một bộ phận cấu thành của thế giới, sự phát triển của Việt Nam không tách rời và luôn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của những xu thế lớn trên thế giới và khu vực. Vì vậy nghề TT-TV ở Việt Nam cũng chịu nhiều tác động như các quốc gia khác trên thế giới.
Trong khoảng một thập kỷ trở lại đây các trung tâm TT-TV ở Việt Nam đã từng bước hiện đại hóa, ứng dụng thành tựu của CNTT vào trong quản lý và công tác TT-TV. Điều này mang tới nhiều tiện ích và thuận lợi cho CB thư viện, NDT, công tác quản lý, song cũng đặt ra nhiều khó khăn cần khắc phục. Đòi hỏi người CB thư viện, ngoài trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn phải sử dụng thành thạo tin học, có khả
năng sử dụng các phần mềm thư viện ứng dụng, biết tìm kiếm và phổ biến thông tin trên mạng Internet đồng thời có thể quản trị thông tin.
Nối mạng toàn cầu làm cho mối liên hệ giữa các thư viện trong nước và quốc tế xích lại gần nhau hơn, nhu cầu thông tin của độc giả phong phú, trình độ của NDT được nâng cao, đòi hỏi người CB TT-TV phải thông thạo ít nhất một ngoại ngữ để phục vụ công tác biên mục, tìm kiếm, tra cứu thông tin và nắm bắt những kiến thức nghề nghiệp của các nước tiên tiến, hòa nhập giao lưu với nghề TT-TV thế giới.
Môi trường xã hội là những cuộc cạnh tranh khốc liệt, trong nghề TT-TV cũng có sự cạnh tranh, cạnh tranh giữa tri thức và sự hiểu biết, đòi hỏi mỗi CB TT-TV phải không ngừng học hỏi, tìm tòi và sáng kiến. Ngoài trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ tin học, trình độ ngoại ngữ, các CB TT-TV cần phải có khả năng quản lý, kiến thức liên ngành, khả năng thuyết trình và làm việc nhóm,…
Yêu cầu đặt ra, người CB thư viện vừa phải trau dồi tiếp thu những kiến thức mới từ thành quả của CNTT và truyền thông, vừa phải trau dồi kỹ năng kiến thức của hoạt động thư viện truyền thống để tiếp thu kiến thức thư viện hiện đại/thư viện số một cách dễ dàng. Nói cách khác, người CB TT-TV ở Việt Nam hiện nay cần đáp ứng các yêu cầu về thái độ, kiến thức và kỹ nang như sau:
- Về thái độ: Cần có nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp, yêu nghề, sãn sàng vượt khó khăn để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ của mình, sẵn sàng vì cộng đồng.
- Về kiến thức: Nắm vững kiến thức chuyên môn cả truyền thống và hiện đại. Nắm được phương pháp nghiên cứu thực tiễn trên cơ sở
soi dọi từ lý luận. Có kiến thức sâu rộng về các lĩnh vực khoa học khác, có trình độ tin học và ngoại ngữ tốt.
- Về kỹ năng: Thành thạo các kỹ năng nghề nghiệp trong các kỹ thuật như xử lý thông tin, tổ chức lưu giữ, tra cứu, bảo quản, phục vụ NDT. Ngoài ra còn cần có khả năng giao tiếp, làm việc nhóm, khả năng thuyết trình.
Đây là những kỹ năng rất cần thiết của một người CB TT-TV trong giai đoạn hiện nay và cũng là yêu cầu của nghề TT-TV để đáp ứng công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, liên thư viện và nối mạng toàn cầu.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA NGHỀ THÔNG TIN THƢ VIỆN
3.2.1. Nhóm giải pháp đối với Khoa Thông tin - Thƣ viện
Trước yêu cầu đổi mới và hiện đại hóa đất nước, khoa học công nghệ phát triển với những đòi hỏi của CNTT, thị trường tiếp nhận sản phẩm đầu ra của ngành TT-TV là rất lớn. Theo số liệu thống kê thu được năm 2006 của Vụ Thư viện Bộ văn hoá, Thể thao và Du lịch thì cả nước hiện nay có 64 thư viện tỉnh/thành phố, 582 thư viện quận, huyện, thị xã, 6046 thư viện xã, phường với gần 10.000 tủ sách khu dân cư, thôn, làng, hơn 8.000 tủ sách điểm bưu điện xã, 275 trung tâm thông tin các bộ, ngành, ban, khoảng 2.740 thư viện thuộc các đơn vị vũ trang và 718 Trung tâm TT-TV các trường đại học, 17.000 thư viện, tủ sách trường học và hàng ngàn các thư viện thuộc các tổ chức xã hội và tư nhân khác.[4, tr.47]
Trong khi đó số lượng SV tốt nghiệp ngành TT-TV tại Trường Đại học KHXH&NV có việc làm rất cao, trong trường học nguồn NL này
được ĐT rất bài bản về chuyên ngành TT-TV, nhưng trong thực tế công việc còn nhiều thiếu xót chưa đáp ứng được với yêu cầu của ngành trong giai đoạn hiện nay.
Nâng cao khả năng đáp ứng yêu cầu nghề cũng chính là nâng cao chất lượng ĐT, chất lượng ĐT phụ thuộc vào nhiều yếu tố và những yếu tố đó cần được đổi mới một cách đồng bộ có hệ thống, trọng tâm là đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy và học, công tác quản lý điều hành, đảm bảo giáo trình tài liệu …
Qua kết quả KS thu được cùng với những nhận xét cá nhân, tác giả xin đề xuất một số kiến nghị giải pháp đối với Khoa TT-TV.
Về chƣơng trình đào tạo
Chương trình ĐT được hiểu theo nghĩa hẹp (những môn học được dạy) hoặc rộng hơn theo nghĩa tất cả những điều người học trải qua (kinh nghiệm, tri thức kỹ năng...) cả trong và ngoài Nhà trường, được đị nh hướng bởi Nhà trường. Chương trình ĐT của Nhà trường nhằm để thực hiện tất cả các hoạt động được lập kế hoạch do nhà trường thực hiện, ở đâu mà những khía cạnh này bị thiếu hụt thì ở đó chương trình ĐT trở nên không thích hợp và chính vì vậy cần phải đổi mới. Những tiến bộ về tri thức và công nghệ cũng là những yếu tố làm cho việc đổi mới chương trình ĐT trở nên cần thiết nhằm theo kịp với nhu cầu phát triển của xã hội.
Qua KS những đánh giá về sự phân bổ lý thuyết và thực hành trong quá trình ĐT của Khoa TT-TV thì phần lớn CB trả lời sự phân bổ này dừng ở mức độ bình thường (với 49%).
4% 20% 49% 27% Rất tốt Tốt Khá Chưa tốt
Biều đồ 3.1: Đánh giá sự phân bổ lý thuyết và thực hành
Thời lượng kiến thức cơ sở và chuyên ngành nhìn chung chưa được hợp lý 2% 16% 49% 33% Rất tốt Tốt Khá Chưa tốt
Biểu đồ 3.2: Đánh giá sự phân bổ thời lượng kiến thức cơ sở và chuyên ngành
Từ những con số trên có thể nhận thấy rằng sự phân bổ trong chương trình ĐT của Khoa hiện nay còn thiên về lý thuyết nhiều hơn thực hành, kiến thức cơ sở học nhiều hơn kiến thức chuyên ngành. Trong khi đó công việc lại đòi hỏi người CB cần thực tế và nhanh nhạy, vì vậy Khoa TT-TV nên có những điều chỉnh cho phù hợp hơn nữa chương trình ĐT, đáp ứng đòi hỏi của công việc thực tế cũng như đạt được tính hiệu quả trong thực tiễn dạy và học thể hiện quan điểm
của Đảng, Nhà nước ta trở thành phương châm giáo dục, đó là: lý luận gắn liền với thực tiễn, học đi đôi với hành.
ĐT gắn liền với thực hành thực tế, theo KS 57% cho rằng để nâng cao chất lượng ĐT rất cần chú trọng tặng thời lượng thực hành cho mỗi môn học chuyên ngành, và có tới 75% cho rằng không cần tăng thời lượng về lý thuyết, 45% rất cần tăng thời lượng kiến tập thực tập, 48% cần tăng thời lượng kiến tập thực tập.
Tăng thời lượng thực hành cho SV đặc biệt nghiệp vụ biên mục tài liệu và phục vụ bạn đọc. Biên mục tài liệu là một công việc nghiệp vụ đặc biệt của cơ quan TT-TV, một tài liệu được gọi là tài liệu của thư viện phải được biên mục và xếp giá, trong khi đó nhiều SV khi tới các cơ sở thực tập hoặc khi mới đi làm còn lúng túng với việc xác định từ khóa nội dung tài liệu, phân loại tài liệu,… Theo KS khi được hỏi ưu tiên của anh chị về nội dung nâng cao trình độ, với 40 người chọn ưu tiên mức 5 chiếm 32% về ưu tiên cho biên mục tài liệu.
Phục vụ bạn đọc lại là khâu dịch vụ quan trọng trong cơ quan TT-TV, tác động tới hứng thú và nhu cầu đọc của bạn đọc, tác động không nhỏ tới sự phát triển của hoạt động TT-TV của mỗi cơ quan. Với 41% người chọn mức 4, thể hiện sự cần thiết khi ưu tiên nâng cao trình độ CB cũng như hoạt động của cơ quan TT-TV về công tác phục vụ bạn đọc.
Tăng cường cho ĐT tin học ngoại ngữ, với mức độ ưu tiên 66% người ưu tiên cho ngoại ngữ ở mức 5; ưu tiên cho tin học với 49% người chọn mức 5. Có thể thấy cái cơ bản của các ngành nghề nói chung và nghề TT-TV nói chung thì tin học và ngoại ngữ là 2 kỹ năng
không thể thiếu, vì vậy trong ĐT cần chắt lọc và đầu tư giảng dạy thiết thực với yêu cầu xã hội và yêu cầu ngành.
Nội dung nâng cao Mức độ ƣu tiên
1 2 3 4 5
Ngoại ngữ 0% 2% 6% 26% 66%
Tin học 1% 0% 7% 43% 49%
Biên mục tài liệu 1% 8% 26% 33% 32%
Các phần mềm chuyên dụng 12% 14% 23% 30% 21%
Tổ chức kho tài liệu 19% 21% 36% 15% 9%
Các kỹ năng và kiến thức phục vụ bạn đọc 0% 12% 21% 41% 26%
Phương pháp tra cứu tìm tin 7% 13% 21% 28% 22%
Các chuẩn, khổ mẫu, quy tắc 2% 14% 23% 37% 24%
Tổng hợp và phân tích thông tin 18% 24% 32% 18% 8%
Kiến thức thông tin 0% 1% 3% 40% 56%
Bảng 3.1: Mức độ ưu tiên về nội dung nâng cao trình độ
Cần ĐT kiến thức thông tin ở mức độ sâu rộng hơn, theo mức độ ưu tiên về nội dung nâng cao trình độ có tới 56% chọn mức 5 cho rằng rât cần thiết, 40% ở mức độ cần ưu tiên để nâng cao. Kiến thức thông tin là rất cần thiết, bởi “kiến thức thông tin là khả năng và kỹ năng tìm kiếm, thu thập đánh giá và sử dụng thông tin một cách hiệu quả, đúng nhu cầu và hợp pháp của mọi người trong cộng đồng trong mọi lĩnh vực hoạt động của họ”.[16, tr.170] Theo như KS và đánh giá, thì kiến thức thông tin của nguồn NL này mới dừng ở mức độ trung bình khá, trong khi đó thì yêu cầu đặt ra với việc ĐT nguồn NL TT-TV cần ĐT đội ngũ CB TT-TV vừa hồng vừa chuyên, vừa có phẩm chất đạo đức
nghề nghiệp vừa có kiến thức thông tin cần thiết để phục vụ việc học tập suốt đời của bản thân. Hơn nữa ngành của chúng ta là ngành dịch vụ phục vụ là chính, vì vậy đòi hỏi người CB phải đồng thời có kiến thức thông tin và lại có khả năng giáo dục kiến thức thông tin cho mọi đối tượng NDT khác.
Trong một số trường hợp, có thể đưa môn học mới vào chương trình hiện có và môn học mới này cần được phát triển trên cơ sở những điều kiện hiện có ở các chương trình tương tự và phù hợp với nhu cầu của ngành trong xã hội.
Cần có sự phân ra các chuyên ngành trong quá trình ĐT, để SV có thể định hướng được nơi làm việc cũng như công việc của mình sau khi tốt nghiệp. Bởi hệ thống thư viện Việt Nam được phân chia thành các loại hình thư viện công cộng và thư viện chuyên ngành, đa ngành, mỗi loại hình hoạt động có một đặc thù khác nhau, trong khi đó tất cả SV học tại Khoa TT-TV đều được ĐT giống nhau, chưa có sự chuyên hay mạnh về một hoạt động nào đó trong hoạt động TT-TV.
Có thể thêm vào chương trình ĐT như chương trình ĐT chuyên sâu về biên mục tài liệu, về phần mềm thư viện, về quản lý thư viện, kỹ năng giao tiếp trong môi trường thư viện… Vì đây là các công việc đòi