Những hạn chế

Một phần của tài liệu Khả năng đáp ứng yêu cầu nghề thông tin thư viện của sinh viên được đào tạo tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 59)

8. Dự kiến kếtquả nghiên cứu

2.4.2. Những hạn chế

Nguồn NL chiếm đa số là nữ, lại ở độ tuổi trẻ, ngoài công việc cơ quan họ lại còn đảm nhận nhiều chức năng, làm vợ, làm mẹ nên nhiều khi chưa thực sự đảm nhận tốt được công việc tại cơ quan, trong khi đó ngành lại đang cần nguồn NL nam.

Trình độ ngoại ngữ của nguồn NL còn yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu của ngành, vì hoạt động TT-TV phát triển có sự giao lưu trao đổi với các nước bạn, trình độ NDT ngày càng cao, đối tượng phong phú. Đòi hỏi người CB TT-TV phải thành thạo ít nhất một ngoại ngữ để có thể giao lưu, trao đổi, thu thập thông tin cũng như ý kiến hoặc nhu cầu của bạn đọc, sử dụng ngoại ngữ để biên mục tài liệu, để nắm bắt tinh hoa tri thức của các nước trên thế giới. Đó là đòi hỏi tiến bộ và cần thiết mỗi người CB nên thực hiện.

Nguồn NL có học hàm học vị chưa có, trong 124 người được hỏi chỉ có 12% CB có trình độ thạc sĩ. Trong khi đó nhu cầu học tập của nguồn NL ngành ngày càng tăng, đòi hỏi và yêu cầu của ngành ngày càng cao, với số lượng trình độ nguồn NL hiện tại chưa đáp ứng được.

Với sự phát triển của khoa học công nghệ và sự phát triển của ngành TT-TV đòi hỏi người CB TT-TV không những am hiểu về lĩnh vực chuyên môn mà còn phải có các kiến thức về kinh tế - xã hội, pháp luật liên quan tới ngành, lý luận chính trị,… Nhưng các kiến thức này khi được hỏi mới dừng ở mức trung bình khá, trong khi hoạt động TT- TV là hoạt động quản lý thông tin tri thức. Đặc biệt đối với những CB thư viện đảm nhận công việc chuyên sâu như xử lý tài liệu (phân loại, tóm tắt, chú giải, định chủ đề …) rất cần có kiến thức, sự hiểu biết về các lĩnh vực tri thức khác nhau.

Kiến thức bổ trợ/Mức độ Rất tốt Tốt Khá T.bình Kém

Lý luận chính trị 3% 23% 51% 22% 1%

Kinh tế - xã hội 2% 20% 52% 23% 3%

Pháp luật liên quan tới ngành 2% 10% 44% 38% 6%

Bảng 2.3: Các kiến thức bổ trợ cho công việc

Các kỹ năng bổ trợ cho công việc như kỹ năng thuyết trình, ý tưởng sáng tạo, phân tích và đánh giá nhu cầu tin, sự chuyên nghiệp trong công việc, kỹ năng sàng lọc thông tin nhìn chung của nguồn NL này mới ở dừng mức độ khá, nổi trội lên là kỹ năng phân tích và đánh giá nhu cầu tin với 55% ở mức độ khá, 25% mức độ tốt; Kỹ năng thuyết trình chiếm tỉ lệ 41% mức độ khá, 29% mức độ tốt; Kỹ năng sàng lọc thông tin với 51% mức độ khá, 33% mức độ tốt, kết quả được thể hiện cụ thể qua bảng sau:

Kỹ năng bổ trợ/Mức độ Rất tốt Tốt Khá T.bình Kém

Thuyết trình 4% 29% 41% 23% 3%

Phân tích và đánh giá nhu cầu tin 2% 25% 55% 18% 0%

Ý tưởng sáng tạo 2% 24% 39% 29% 6%

Chuyên nghiệp 2% 29% 49% 18% 2%

Sàng lọc thông tin 3% 30% 51% 14% 2%

Bảng 2.4: Các kỹ năng bổ trợ cho công việc

Hơn nữa, hoạt động TT-TV trong các cơ quan như trường học chưa mang tính chuyên nghiệp cao, nên phần lớn các CB phải làm

nhiều công việc kiêm nhiệm, chưa có nhiều thời gian tham gia nghiên cứu hoặc phát triển chuyên môn nghiệp vụ của mình.

Một phần của tài liệu Khả năng đáp ứng yêu cầu nghề thông tin thư viện của sinh viên được đào tạo tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)