Khái niệm yêu cầu nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Khả năng đáp ứng yêu cầu nghề thông tin thư viện của sinh viên được đào tạo tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 30)

8. Dự kiến kếtquả nghiên cứu

1.3.4. Khái niệm yêu cầu nghề nghiệp

Yêu cầu nghề nghiệp là một hệ thống bao gồm các tiêu chí và nguyên tắc cần đưa ra để đáp ứng việc tổ chức thực hiện, quản lý, giám sát, đánh giá về các phương thức, giải pháp mang lại kết quả công việc từ một nghề nghiệp cụ thể nào đó.

Đối với hoạt động TT-TV, yêu cầu nghề nghiệp là các yêu cầu đối với việc nghiên cứu, thực thi, quản lý, hạch toán kinh tế các thao tác chuyên môn nghiệp vụ thuộc phạm vi của hoạt động TT-TV.

1.3.5. Khái niệm chất lƣợng và chất lƣợng đào tạo nhân lực

Chất lượng nói chung và chất lượng ĐT NL nói riêng là những thuật ngữ khái niệm cơ bản được nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau. Theo từ điển tiếng Việt thông dụng thuật ngữ chất lượng được hiểu là: “Cái làm nên phẩm chất, giá trị của sự vật” hoặc là cái tạo nên bản chất sự vật, làm cho sự vật này khác sự vật kia. Có nghĩa thuật ngữ “chất lượng” phản ánh thuộc tính đặc trưng, giá trị, bản chất sự vật và tạo nên sự khác biệt về chất giữa sự vật này với sự vật khác. Theo quan điểm triết học chất lượng hay sự biến đổi về chất là kết quả của quá trình tích lũy về lượng. Có thể tựu chung chất lượng không chỉ là một đặc tính đơn lẻ mà toàn bộ tất cả các đặc tính quyết định mức độ đáp ứng các yêu cầu của khách hàng.

Trong lĩnh vực ĐT, chất lượng ĐT với đặc trưng sản phẩm là “con người lao động”, có thể hiểu là kết quả (đầu ra) của quá trình ĐT và được thể hiện cụ thể qua các phẩm chất, giá trị nhân cách và giá trị sức lao

động hay năng lực hành nghề của người tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu ĐT của từng ngành ĐT trong hệ thống ĐT đại học.[19, tr. 184]

1.3.6. Vai trò của chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực thông tin - thƣ viện

Quá trình phát triển và chuyển đồi cơ cấu kinh tế, phát triển văn hóa - xã hội đã đặt ra những nhu cầu mới ngày càng cao về phát triển con người nói chung và nguồn NL nói riêng, mặt khác cũng tạo ra những tiền đề, điều kiện mới cho sự nghiệp phát triển giáo dục và ĐT nguồn NL. Vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục - ĐT các cấp; điều chỉnh cơ cấu loại hình, trình độ ĐT và cơ cấu ngành nghề nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đa dạng và ngày càng cao của thị trường lao động trong nền kinh tế đa phần ở Việt Nam đã và đang là những vấn đề cơ bản cần phải giải quyết trong quá trình đổi mới giáo dục và ĐT.

Xã hội đang cần những con người tri thức có trình độ chuyên môn cao đáp ứng quá trình CNH - HĐH và hội nhập kinh tế thế giới.[23, p.6] Đáp ứng được yêu cầu này thì vai trò của chất lượng ĐT là không thể thiếu, Mạnh Tử đã nói: Nhân chi sơ tính bổn thiện, tính tương cận tập tương viễn, nghĩa là con người sinh ra ban đầu vốn dĩ lương thiện, tính tình khá đồng nhất, nhưng do môi trường và sự tiếp cận học hỏi khác nhau mà tính tình đâm ra khác biệt nhau. Ở đây ta đã thấy sự thống nhất rằng môi trường và sự giáo dục sẽ làm con người t hay đổi, nghĩa là giáo dục đóng vai trò quyết định cho bản tính của con người trong tương lai. Mạnh Tử nhìn con người từ khía cạnh xã hội học, cho rằng con người được sinh ra trong cộng đồng, có tình thương của cha mẹ, anh em, bè bạn nên bản tính ban đầu lương thiện, nhưng khi tiếp

xúc, học tập trong các điều kiện xã hội khác nhau thì tính tình ắt sẽ khác nhau. Từ đó có thể thấy từ xưa đến nay, mọi thế hệ nhân loại đều khẳng định vai trò vô cùng to lớn của giáo dục đối với con người.

Có thể tựu chung lại, vai trò của ĐT là tổ chức phối hợp giữa người dạy, người học cùng hệ thống cơ sở vật chất, công tác quản lý, hệ thống kiến thức nhằm tạo ra nguồn NL làm việc có chuyên môn trong lĩnh vực được ĐT. Chính vì vậy chất lượng ĐT có vai trò đặc biệt quan trọng, chất lượng ĐT sẽ quyết định đến năng suất, hiệu quả của người lao động trong công việc chuyên môn; Chất lượng ĐT là cơ sở để đánh giá về năng lực tổ chức ĐT, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ chuyên ngành cho nguồn NL làm việc trong lĩnh vực chuyên môn; Là nhân tố không thể thiếu trong các quyết định mở rộng hay thu hẹp quy mô của hệ thống ĐT hoặc phát huy hay nâng cấp, cải tạo quy trình và phương thức tổ chức ĐT.

Vai trò của chất lượng ĐT nguồn NL thể hiện ở mục tiêu của giáo dục, mục tiêu của giáo dục thật sự rất rõ ràng là dạy làm người, nghĩa là rèn luyện đạo đức và nhân cách con người. Giáo dục đồng thời cung cấp kiến thức, kỹ năng để con người xây dựng cuộc sống hạnh phúc, văn minh.[25] Nền giáo dục của nước ta cũng phải tìm ra các biện pháp để đạt được hai mục tiêu trên.

Trong lý luận và thực tiễn, đội ngũ nhà giáo và CB quản lý giáo dục luôn được xem là lực lượng cốt cán của sự nghiệp phát triển giáo dục và ĐT, là nhân tố quan trọng nhất quyết định việc nâng cao chất lượng giáo dục. Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 2 khoá VIII đã xác định: Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục. Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về xây

dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CB quản lý giáo dục cũng chỉ rõ: Nhà giáo và CB quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng. Do vậy, muốn phát triển giáo dục - ĐT, điều quan trọng trước tiên là phải chăm lo xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên.

Bất cứ một ngành nào, một lĩnh vực hoạt động nào thì nguồn NL vẫn là quan trọng và vai trò của chất lượng ĐT đối với nguồn NL đó là không thể thiếu, vai trò của chất lượng ĐT nguồn NL TT-TV lại cực kỳ quan trọng trong giai đoạn hiện nay.

Trước sự tác động mạnh mẽ của khoa học công nghệ và thông tin, đặt ra nhu cầu về nguồn NL TT-TV có trình độ chuyên môn cao, đòi hỏi mỗi người CB phải không ngừng học tập, nghiên cứu và phát triển mình. Hiện nay có thể thấy tại các cơ quan TT-TV nguồn NL vừa yếu lại vừa thiếu, trong khi đó xã hội lại cần những chuyên viên TT - TV được ĐT không chỉ bao gồm trình độ chính trị và đạo đức tốt mà phải có ý thức chuẩn hóa nghiệp vụ thư viện cao độ để mạnh dạn thay đổi những giá trị cũ nhằm sẵn sàng ứng dụng công nghệ nới tạo điều kiện nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu thông tin và hợp tác liên thông thư viện. Thư viện là cầu nối giữa độc giả với nguồn thông tin tri thức, CB thư viện nắm trong tay họ chiếc chìa khóa mở cánh cửa vào thế giới thông tin, mà chất lượng của các CB lại phụ thuộc vào chất lượng ĐT.

Mục tiêu chung của ĐT là sử dụng được tối đa nguồn NL hiện có và nâng cao tính hiệu quả của tổ chức thông qua việc giúp cho nguồn NL hiểu rõ hơn về công việc, nắm vững hơn nghề nghiệp của mình và thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình một cách tự giác hơn,

với thái độ tốt hơn, cũng như nâng cao khả năng thích ứng của họ trong tương lai.

Chất lượng ĐT nguồn NL thể hiện ở việc đáp ứng yêu cầu của công việc tổ chức, đáp ứng nhu cầu học tập và phát triển của nguồn NL, giúp có những giải pháp có tính chiến lược tạo ra các lợi thế trong công việc. Từ đó giúp cho ngành TT-TV nói riêng và hoạt động xã hội nói chung nâng cao được năng suất lao động và hiệu quả thực hiện công việc, giảm bớt sự giám sát của CB trong công việc vì nguồn NL được ĐT là những người có khả năng tự giám sát, nâng cao tính ổn định và năng động trong cơ quan, duy trì và nâng cao chất lượng của nguồn NL, tạo ra tính chuyên nghiệp trong công tác của họ.

Chất lượng ĐT nguồn NL TT-TV là điều quyết định đến hoạt động ĐT của mỗi đơn vị ĐT, quyết định đến khả năng lao động sáng tạo của mỗi cá nhân tham gia tham gia học tập và cũng quyết định luôn đến sự hoạt động và phát triển của mỗi cơ quan TT-TV, vì vậy vai trò của chất lượng đạo tạo nguồn NL TT-TV nói riêng và chất lượng đạo tạo nguồn NL nói chung là rất quan trọng và cần thiết.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ THÔNG TIN - THƢ VIỆN ĐÃ TỪNG LÀ SINH VIÊN ĐƢỢC ĐÀO TẠO TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

2.1. SỐ LƢỢNG VÀ CHẤT LƢỢNG SINH VIÊN ĐƢỢC ĐÀO TẠO TẠI TRƢỜNG TỪ NĂM 1996 TỚI NAY

2.1.1. Số lƣợng sinh viên đƣợc đào tạo tại Trƣờng từ năm 1996 tới nay

Trong 15 năm qua, Khoa đã không ngừng phấn đấu và phát triển, mô hình ĐT phong phú với các hệ và các bậc ĐT như: ĐT cử nhân hệ chuẩn CQ, TC; ĐT cao học; ĐT ngắn hạn, đáp ứng các yêu cầu cung cấp nguồn NL TT-TV cho xã hội.

Hệ chuẩn CQ với các khóa từ K40 đến K55 với tổng số hơ n 1100 SV. Trong đó có 802 SV các khóa từ K40 đến K51 đã tốt nghiệp cử nhân.

Hệ chuẩn TC với các khóa đã và đang ĐT là hơn 1000 SV: K3, K4, K45, K46, K47, K48, K49, K51 tại Hà Nội; K50 tại Nghệ An; K47, K52 tại Hải Dương; K52, K54 tại Thanh Hóa; K38, K53, K55 tại Vinh; K55 Thái Nguyên.

Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, đặt ra yêu cầu ngày càng cao cho ngành TT-TV, trực tiếp là các CB TT-TV. Nắm bắt và đáp ứng yêu cầu này, từ năm 2006 tới nay, Khoa đã ĐT hệ cao học (thạc sĩ) các khóa K1, K2, K3, K4, K5 (có 05 lớp tại Hà Nội và 01 lớp ở Thành phố Hồ Chí Minh) với hơn 100 học viên. Trong đó đã có 20 học viên đã bảo vệ thành công luận văn.

Ngoài ra Khoa triển khai tổ chức ĐT và Nhà trường cấp chứng chỉ cho nhiều lớp ở các cơ quan TT-TV của các Bộ, các ngành, các trường đại học, các học viên theo các dự án giáo dục hoặc kế hoạch nâng cao trình độ nghiệp vụ TT-TV cho CB.

2.1.2. Chất lƣợng đào tạo của Khoa

Thực hiện chủ trương của Đảng ủy về định hướng phát triển của Nhà trường, lãnh đạo của Khoa cũng như tập thể CB của Khoa đã không ngừng học hỏi, nâng cao ý thức trách nhiệm của người thầy giáo, cô giáo. Luôn chú trọng tới phương pháp giảng dạy, nội dung giáo trình giảng dạy và không ngừng học tập nâng cao kiến thức chuyên môn. Khoa đã chú trọng giáo dục cho SV nâng cao ý thức chính trị và nghề nghiệp, đồng thời tạo điều kiện cho SV giao lưu, học hỏi và giúp đỡ lẫn nhau.

SV có được sự ĐT bài bản, không những có những kiến thức về chuyên ngành, mà còn có nhiều điều kiện trau dồi kiến thức xã hội. Chất lượng học tập của SV thể hiện ở những điểm số mà các bạn có được, ở những đề tài NCKH, cùng với những thực tế tại đơn vị thực tập, sự đánh giá khách quan từ phía những thầy cô giáo trực t iếp giảng dạy.

Phần lớn SV đều ý thức được trách nhiệm của mình khi ngồi trên ghế Nhà trường, tham gia học tập và sáng tạo. Vì thế tỉ lệ SV đạt loại khá giỏi, trung bình khá khi tốt nghiệp chiếm số đông, tỉ lệ học sinh đạt loại trung bình hay yếu kém gần như là không có, đơn cử kết quả xét tốt nghiệp của một số khóa trong bảng dưới đây là minh chứng.

Khóa

Tổng số SV

Kết quả xét tốt nghiệp Loại giỏi Loại

khá Loại TB khá Loại Tbình Loại yếu Không xét SL % SL % SL % SL % SL % SL % K40 53 3 6 33 62 0 0 17 32 0 0 0 0 K41 83 17 20 50 60 16 20 0 0 0 0 0 0 K42 78 12 15 41 53 0 0 25 32 0 0 0 0 K43 67 7 11 35 52 19 28 4 6 2 3 0 0 K44 69 7 10 33 48 26 38 0 0 3 4 0 0 K45 75 5 7 56 74 12 16 0 0 0 0 2 3 K46 72 13 18 52 72 7 10 0 0 0 0 0 0 K47 83 10 12 57 69 13 15 0 0 0 0 3 4 K48 79 15 19 56 71 5 6 0 0 0 0 3 4 K50 60 12 20 36 60 4 7 0 0 0 0 8 13 K51 75 26 35 46 61 3 4 0 0 0 0 0 0 Bảng 2.1: Kết quả xét tốt nghiệp của một số Khóa CQ

Thành tích trong học tập của SV thể hiện rất rõ ở bảng kếtquả trên, với tỉ lệ SV đạt loại giỏi, loại khá, loại trung bình khá chiếm ưu thế. Tỉ lệ SV đạt loại giỏi từ khóa ĐT đầu tiên là 6% tới khóa hiện nay là 35% tăng gần gấp 6 lần; Số SV đạt loại khá có sự tăng giảm không đáng kể, từ khóa đầu là 62%, khóa 51 là 61%; Loại yếu và không xét tốt nghiệp tới khóa hiện nay là 0%.

Song song với chất lượng SV hệ ĐT CQ, SV hệ ĐT TC cũng đạt nhiều thành tích trong học tập, thể hiện ở bảng kết quả sau:

Khóa Tổng số SV Kết quả xét tốt nghiệp Loại giỏi Loại khá Loại TB khá Loại Tbình Loại yếu Không xét SL % SL % SL % SL % SL % SL % K41 48 1 2 37 77 10 21 0 0 0 0 0 0 K42 74 0 0 73 99 0 0 1 1 0 0 0 0 K44 28 1 4 20 71 7 25 0 0 0 0 0 0 K46 71 7 10 56 79 5 7 3 4 0 0 0 0 K48 53 1 2 20 38 31 58 1 2 0 0 0 0 K49 50 0 0 23 46 26 52 0 0 0 0 1 2 K50 55 8 14 36 66 11 20 0 0 0 0 0 0

Bảng 2.2: Kết quả xét tốt nghiệp của một số Khóa TC

Số SV đạt loại giỏi của hệ TC lúc đầu là 2%, tới khóa 50 tăng lên 14%, gấp 7 lần so với thời kỳ những năm đầu ĐT hệ TC; Tỉ lệ SV khá sự thay đổi cũng giống như hệ ĐT CQ, sự tăng giảm không đáng kể; Tỉ lệ SV đạt loại yếu và không xét tốt nghiệp tới khóa 50 là 0%.

Bên cạnh những con số đã đạt được như trên, còn một số SV đạt loại trung bình hoặc không được xét tốt nghiệp trong năm đó vì nợ môn, đơn cử như K43 hệ CQ có 6% đạt loại trung bình, 3% yếu; K44 CQ có 4% đạt loại yếu; K47 CQ nợ môn chiếm 4%; K45 CQ nợ môn có 3%; K49 hệ TC nợ môn chiếm 2%.

SV của Khoa luôn tích cực tham gia các hoạt động do ĐHQGHN và Trường Đại học KHXH&NV tổ chức như: Triển khai cuộc vận động: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Nói không với bệnh thành tích và thi cử của ngành giáo dục,…

Hội nghị NCKH của SV được tổ chức hàng năm, với nhiều kết quả đảng ghi nhận, các kết quả nghiên cứu đó được biên tập và xây dựng thành kỉ yếu. Hàng năm Khoa đều nhận được giấy khen của Hiệu trưởng Nhà trường về thành tích NCKH của SV và năm 2008, năm 2009 còn có SV đạt giải cấp bộ đã được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và ĐT và giám đốc ĐHQGHN.

Chất lượng của SV thể hiện qua quá trình thực tập và những nhận xét khách quan cũng cho ta cái nhìn thực tế hơn về SV Khoa TT-TV. Như đánh giá của Ông Ngô Văn Chung - Giám đốc Thư viện Quân đội về SV của Trường Đại học KHXH&NV thực tập tại Thư viện Trung ương Quân đội: “Sinh viên nắm tương đối vững, toàn diện kiến thức chuyên ngành về TT-TV. So sánh cùng lứa thì sinh viên Khoa TT-TV Trường Đại học KHXH&NV có phần khá hơn về ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngoại ngữ. Đặc biệt về kỹ năng thực hành trên

Một phần của tài liệu Khả năng đáp ứng yêu cầu nghề thông tin thư viện của sinh viên được đào tạo tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)