Cơ hội và thách thức

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY MAY CHIẾN THẮNG (Trang 36 - 39)

III Một số đánh giá về khả năng đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu theo hình thức FOB của công ty may Chiến Thắng.

3.Cơ hội và thách thức

Năm 2002, ngành dệt may Việt nam nói chung và công ty may Chiến Thắng nói riêng hoạt động trong bối cảnh có nhiều thuận lợi và thách thức đan xen.

Hiệp định Thơng mại Việt – Mỹ đợc ký kết và chính thức có hiệu lực vào cuối năm 2001 đã mở ra một cơ hội mới cho ngành dệt may Việt nam, trong đó có công ty may Chiến Thắng vì đây là một thị trờng tiêu thụ rộng lớn và có nhu cầu lớn về sản phẩm may mặc. Với kinh nghiệm kinh doanh có đợc từ việc hợp tác kinh doanh với các đối tác tại thị trờng EU, Nhật, Canada Công ty sẽ tạo cho mình những lợi thế, cách tiếp cận riêng để khai thác một cách có hiệu quả thị trờng tiềm năng này. Tuy nhiên một trong những cản trở đối với các nhà xuất khẩu may mặc Việt Nam là không đợc hởng thuế suất tối huệ quốc và nguy cơ bị hạn chế quota vào giữa năm 2003.

Việt Nam đang trong quá trình thực hiện hoàn tất việc ra nhập vào khu vực mậu dịch do ASEAN( AFTA), dự kiến sẽ hoàn thành vào 1/1/2006. Nh vậy đến năm 2006, thuế xuất khẩu và nhập khẩu của các sản phẩm của Việt nam đởc trao đổi trong nội bộ ASEAN nằm trong mục cắt giảm thuế chỉ còn 0-5%. Quá trình cắt giảm thuế quan để tham gia AFTA buộc các doanh nghiệp may Việt nam phải chịu tác động cả hai chiều. Một là, đợc lợi do tăng khả năng cạnh tranh trong sản

xuất kinh doanh, nhất là về giá cả. Hai là, phải chịu sức ép cạnh tranh ngày cành lớn do cắt bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan trong khu vực. Điều này có thể thúc đẩy sản xuất kinh doanh của Công ty trở nên năng động trong tìm kíêm đối tác và thị trờng, tăng hiệu quả xuất khẩu hàng FOB.

Năm 2002 là giai đoạn 3 của việc bãi bỏ hạn ngạch cho các thành viên của WTO, do đó hàng Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với hàng may mặc của các nớc thành viên của WTO đặc biệt là hàng Trung Quốc. Trung Quốc đợc EU bãi bỏ 34 chủng loại hạn ngạch trong đó có 10 chủng loại EU vẫn đực áp dụng đối với Việt Nam. Theo hiệp định mới với EU, hàng dệt may Việt Nam sang EU tăng 30% so với trớc, EU cũng dành cho Việt Nam quy chế tối huệ quốc (MFN) và một số mặt hàng đợc hởng thuế quan u đãi là 0% theo chế độ u đãi phổ cập (GSP). Đây cũng là thuận lợi giúp cho Công ty tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu vào EU. Song Công ty cũng phải chịu các điều kiện ràng về nhập khẩu nguyên vật liệu từ thị trờng này với mức giá cao hơn giá sản phẩm tơng đ- ơng của các nớc trong khu vực, làm ảnh hởng đến khả năng về giá trị của sản phẩm của Công ty

Đồng thời năm 2002 cũng là năm Hội nghị lần thứ 35 của tổ chức các nớc xuất khẩu hàng dệt may thế giới họp tại Hà Nội từ ngày 20/5 đến 25/5. Đây là lần đầu tiên tổ chức họp tại Hà Nội, đánh dấu một bớc phát triển trong quá trình hội nhập quốc tế của ngành dệt may. Bên cạnh đó Tổng công ty Dệt may Việt Nam đã mở hớng liên doanh, liên kết các thành viên cùng phát triển và thực hiện chiến lợc “Tăng tốc” của ngành dệt may từ nay đến năm 2005 và 2010. Là một thành viên của Tổng công ty, May Chiến Thắng đợc hỗ trợ, tạo điều kiện thuận nhất về vốn đầu t, công nghệ, chính sách thuế cà các loại chính sách khác để đẩy nhanh xuất khẩu,đặc biệt là việc khuyến khích đẩy mạnh xuất khẩu hàng FOB.

Cùng các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu khác, cơ chế quản lý hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may đã đợc cải tiến từ việc phân phối hạn ngạch sang cấp giấy phép tự động theo Thông t liên tịch số 25/2001. Công ty có thể căn cứ vào tổng hạn ngạch cả nớc và mức thực hiện năm trớc để ký kết hợp đồng. Điều này giúp cho Công ty có thể tự chủ hơn, quản lý của nhà nớc linh hoạt và xoá bỏ đi chế độ “xin - cho”. Song còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho các nghiệp may xuất khẩu

-Thứ nhất, hàng hoá chỉ đợc thông qua khi có giấy chứng nhận chất lợng của cơ quan kiểm tra chất lợng của nhà nớc. Tuy nhiên do lợng hàng hoá luân chuyển ngày càng lớn và cũng nh những nguyên nhân chủ quan và khách quan, các cơ quan giám định không đảm bảo đúng thời hạn giám định để các doanh nghiệp thực hiện hợp đồng.

-Thứ hai,thuế nhập khẩu nguyên liệu sản xuất trong nhiều trờng hợp cao hơn thuế suất thuế nhập khẩu hoàn chỉnh làm cản trở cho việc thực hiện sản xuất hàng FOB.

- Thứ ba, việc giữ nguyên quy định về tỷ lệ xuất khẩu trong giấy phép đầu t đang làm cho các nhà đầu t nớc ngoài lo ngại.

Bên cạnh đó là những tiêu cực và thủ tục hành chính phức tạp chồng chéo giữa các cơ quan chức năng của Nhà nớc có trách nhiệm về vấn đề này nh Bộ Th- ơng Mại, Bộ công nghiệp, Tổng cục Hải quan đã gây không ít khó khăn đối với các doanh nghiệp. Điều chỉnh kịp thời các chính sách quản lý tạo môi trờng thông thoáng cho hoạt động đầu t xuất khẩu là yếu tố quan trọng cho sự tồn tại và phát triển đồng thời tạo ra sức cạnh tranh cho sản phẩm.

Cùng với sự phát triển ồ ạt của các doanh nghiệp may trong nớc và khu vực mà đặc biệt là Thái Lan, Trung Quốc, Hồng Kông. Công ty may Chiến Thắng đã và đang phải đối mặt với sức cạnh tranh lớn. Hơn nữa hiện nay hàng xuất khẩu FOB của Thái Lan, Trung Quốc đang nổi bật lên với mức giá thấp, sản phẩm đẹp đợc ngời tiêu dùng a thích đang là thách thức mới cho Công ty. Tất cả những điều đó làm ảnh hởng tới quá trình phát triển của Công ty, buộc Công ty phải có những điều chỉnh trong sản xuất kinh doanh cho phù hợp với yêu cầu thực tế thị trờng đòi hỏi.

Qua những đánh giá trên ta thấy công ty may Chiến Thắng hoàn toàn có khả năng và cơ hội chuyển sang đẩy mạnh xuất khẩu theo hình thức FOB. Tuy nhiên, Công ty còn phải gặp nhiều khó khăn thách thức cần vợt qua. Vấn đề đặt ra là phải có chiến lợc kinh doanh đúng đắn, biết xác định mục tiêu hoạt động một cách phù hợp tại từng thời điểm kinh doanh khác nhau, biết phát huy tối đa những gì mình có, nắm bắt kịp thời và khai thác có hiệu quả các cơ hội kinh doanh mà môi trờng tạo ra đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Sau đây là một số đề xuất các cách kết hợp cơ hội, thách thức, điểm yếu, điểm mạnh cơ bản trên ma trận SWOT làm tiền đề cho các giải pháp tăng khả năng xuất khẩu hàng FOB.

Bên ngoài Doanh nghiệp Nội bộ doanh nghiệp

Cơ hội (O)

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY MAY CHIẾN THẮNG (Trang 36 - 39)