Các hình thức trả lương

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tiền lương tại Công ty Cổ phần đầu tư hệ thống MS (Trang 25)

3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CP đầu tư hệ thống MS

2.3. Các hình thức trả lương

Hiện nay, Công ty duy trì hai hình thức trả lương: - Trả lương theo thời gian.

- Trả lương khoán

Mỗi hình thức trả lương lại có các chế độ trả lương riêng. Muốn lựa chọn hình thức trả lương nào thì phải xuất phát từ tình hình thực tế sản xuất của từng ngành, từng bộ phận

2.3.1. Trả lương theo thời gian

Hình thức này áp dụng cho các viên chức lãnh đạo, quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành phục vụ và các đối tượng khác mà không thể thực hiện trả lương theo sản phẩm hoặc theo lương khoán

Tổng tiền lương của mỗi người được áp dụng theo mức khoán tiền lương hàng tháng quy định tại bảng dưới đây. Mức khoán tiền lương này đã bao gồm tiền lương cơ bản( kể cả phụ cấp chức vụ, tiền làm thêm giờ ) và tiền lương năng suất, chưa bao gồm: phụ cấp thâm niên công tác, phụ cấp kiêm

a. Tiền lương cơ bản

TLTT x ( Hcb + Hpc)

TLcb= x Ti

Nc Trong đó:

TLcb: tiền lương cơ bản

TLTT: Mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định Hcb: Hệ số lương cấp bậc của người lao động Hpc: Hệ số phụ cấp lương của người lao động

Ti: Số ngày làm việc thực tế của người lao động trong tháng Nc: Ngày công chế độ trong tháng

Tiền lương cơ bản được áp dụng theo hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương ban hành kèm theo nghị định số 205/2004/ NĐ- CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính Phủ. Tiền lương cơ bản là cơ sở để trích nộp bảo hiểm xã hội và thực hiện các quyền lợi và nghĩa vụ khác của người lao động theo quy định hiện hành của pháp luật có liên quan.

Bảng 4:Bảng phụ cấp thâm niên công tác

Thời gian công tác Phụ cấp thâm niên công tác: Ptn( đồng/ tháng)

Dưới 5 năm 0

Từ đủ 5 năm đến 10 năm 200.000

Trên 10 năm 400.000

Bảng 5: Bảng thanh toán tiền lương tháng 1 năm 2011

STT Họ và tên Lương cơ

bản Lương năng suất Các khoản phụ cấp khác Tổng lương Phụ cấp thâm niên Phụ cấp kiêm nhiệm Phụ cấp trách nhiệm 1 Phạm Thành Nam 4.007.000 12.857.000 400.000 17.264.000 2 Phạm T. Nhuận 3.095.000 6.053.000 400.000 9.548.000

3 Nguyễn Văn Khoa 2.717.000 5.264.000 200.000 8.181.000

4 Trần Huy Dụng 1.998.000 2.498.000 200.000 4.696.000 5 Nguyễn T. Thúy 1.998.000 2.268.000 200.000 4.466.000 6 Lê Minh Thọ 1.474.000 2.374.000 100.000 3.948.000 7 Đặng Hồng Túy 2.031.000 2.603.000 4.634.000 8 Đặng Trường Xuân 1.664.000 2.243.000 3.907.000 9 Nguyễn T. Lan 1.664.000 1.667.000 3.331.000 10 Vũ T. Phương 1.664.000 1.667.000 3.331.000

b. Tiền lương năng suất

Xác định hệ số hoàn thành công việc

Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của từng cán bộ công nhân viên đã được xác định trong việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 của công ty và mức độ thực hiện của cán bộ công nhân viên để hoàn thành công việc đạt được trong tháng của mỗi người gồm 3 loại:

loại A: Hệ số = 1.0 loại B: Hệ số = 0.85 Loại C: Hệ số = 0.65

Các tiêu chuẩn được quy định như sau Loại A:

Về thực hiện nhiệm vụ kế hoạch công tác

- Đối với cán bộ quản lý, trưởng phòng, ban công ty, đơn vị

Xây dựng kế hoạch công tác hàng tháng hàng tuần của phòng ban do mình phụ trách. Phân công cán bộ nhân viên thực hiện nhiệm vụ kế hoạch đã được ra. Đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ của cán bộ công nhân viên để nắm vững mức độ thực hiện nhiệm vụ kế hoạch được giao và những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện để đề xuất với giám đốc công ty tìm những biện pháp giải quyết. Hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác do bản thân trực tiếp đảm nhiệm. Lãnh đạo phòng hoàn thành kế hoạch công tác được giao từ 80% trở lên.

- Đối với cán bộ công nhân viên làm công tác chuyên môn, kĩ thuật nghiệp vụ, xây dựng kế hoạch công tác trong tuần hàng tháng và báo cáo các chức năng nhiệm vụ được giao. Hoàn thành tốt các công tác nhiệm vụ được giao và nếu trong quá trình thực hiện có những gì khó khăn thì phải báo cáo cụ thể với trưởng phòng và đề xuất biện pháp giải quyết nhanh nhất.

- Đối với công nhân viên phục vụ

Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, chấp hành đúng mọi quy định của công ty khi thực hiện nhiệm vụ, về kỉ luật lao động, chấp hành tốt nội quy cũng như quy định chung của công ty, đi làm đúng giờ giấc.

- Đối với cán bộ quản lý trưởng phòng ban công ty

Phòng phải hoàn thành từ 70% đến 80% kế hoạch công tác được giao. Bản thân hoàn thành những nhiệm vụ liên quan đến chuyên môn

- Đối với cán bộ chuyên môn kĩ thuật nghiệp vụ

Hoàn thành công việc từ 80%-90% kế hoạch công việc được giao. - Đối với nhân viên phục vụ

Quá trình thực hiện nhiệm vụ còn phải nhắc nhở từ 1-3 lần trong tháng và mỗi lần đi muộn không quá 15 phút. Không làm việc riêng trong giờ giấc làm việc.

Loại C

- Đối với cán bộ quản lý trưởng phòng ban

Phải hoàn thành từ 50-70% nhiệm vụ công tác được giao. - Đối với cán bộ chuyên môn kĩ thuật nghiệp vụ

Hoàn thành từ 60-70% nhiệm vụ công tác được giao - Đối với công nhân viên phục vụ

Quá trình làm việc còn bị nhắc nhỏ 4-6 lần /tháng. Hay làm việc riêng dùng các thiết bị của văn phòng không đúng mục đích.

 Một số quy định thanh toán quỹ tiền lương năng suất

Những ngày không làm việc( các ngày nghỉ lễ hoặc có việc riêng) và những ngày làm thêm vào ngày nghỉ lễ ngày cuối tuần theo quy định sẽ thanh toán tiền lương theo chế độ chung không được tính để thanh toán tiền lương năng suất. Trong tháng có những ngày nghỉ đi học nhưng vẫn đảm nhận công việc bình thường thì được hưởng loại C, cán bộ công nhân viên vi phạm nội quy quy định của công ty nhưng chưa đến mức bị xử lý kỉ luật lao động thì tùy mức độ nặng nhẹ để hạ loại tháng đó.  Công thức tính Qns TLnsi = x Ni x Hcvi n ∑ Ni x Hcvi i=1

Trong đó:

n: là số người được tính tiền lương năng suất Tlnsi: tiền lương năng suất của người thứ i Qns: quỹ tiền lương năng suất

Hcvi: hệ số mức độ hoàn thành công việc của người thứ i trong tháng Ni: Số ngày công làm việc thực tế của người thứ i

Bảng 6: Ví dụ bảng tiền lương năng suất của khối văn phòng công ty

TT Họ và tên

Lương năng suất

Hệ số hoàn thành Số tiền A B C 1 Phạm Thành Nam 1 12.857.000 2 Phạm T. Nhuận 1 6.053.000 3 Nguyễn Văn Khoa 1 5.264.000 4 Trần Huy Dụng 1 2.498.000 5 Nguyễn T. Thu 1 2.268.000 6 Lê Minh Thìn 1 2.374.000 7 Đặng Hồng Túy 1 2.603.000 8 Đặng Trường 1 2.243.000 9 Nguyễn T. Lan 1 1.667.000 10 Vũ T. Phương 1 1.667.000

( Nguồn: Phòng tài chính kế toán)

 Phụ cấp trách nhiệm công việc

Phụ cấp trách nhiệm công việc được áp dụng theo hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương ban hành kèm theo nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính Phủ

 Phụ cấp kiêm nhiệm

- Phó giám đốc kiêm trợ lý giám đốc: 10%

- Phó giám đốc kiêm chỉ huy trưởng công trình: 10%

- Trưởng phòng/ phó trưởng phòng kiêm nhiệm các chức vụ: 10% - Giám đốc chi nhánh kiêm nhiệm phó trưởng ban: 10%

 Phụ cấp công trường: 10%

tiền lương cơ bản và tiền lương năng suất ngoài ra còn cộng thêm các khỏan phụ cấp khác như phụ cấp trách nhiệm và phụ cấp chức vụ. Phương pháp tính rõ ràng khiến người lao động dễ dàng hiểu được tiền lương của mình được tính như thế nào nên rất hiếm khi xảy ra trường hợp người lao động thắc mắc về tiền lương của mình.

Theo phương pháp tính này, người lao động được khuyến khích đi làm đủ ngày công và hoàn thành tốt công việc. Trong công thức tính lương có tính tới cả 2 yếu tố là ngày công thực tế và hệ số hoàn thành công việc. Ngoài ra, người lao động còn được hưởng cả các khoản phụ cấp như phụ cấp thâm niên, phụ cấp chức vụ và phụ cấp trách nhiệm. Chính điều này đã khiến người lao động thêm gắn bó với công ty và cố gắng hòan thành tốt công việc được giao.

Tuy nhiên, nhược điểm của hình thức này là chưa gắn thu nhập của mỗi người với kết quả chất lượng lao động mà họ đạt được trong thời gian làm việc. Bên cạnh đó các tiêu chí để xét hệ số hoàn thành công việc còn mang tính chất chung chung định tính, chưa chính xác nên người lao động chỉ theo đuổi số lượng công việc hoàn thành mà chưa quan tâm tới chất lượng.

2.3.2 Trả lương khoán

Hình thức này có nghĩa là công ty giao một công việc nào đó cho 1 đơn vị hoặc 1 cá nhân cụ thể và sau đó đề ra yêu cầu về chất lượng, cũng như thời gian làm công việc đó. Nhằm kích thích tăng năng suất lao động, nâng cao tính tích cực sáng tạo của người lao động. Từ đó công ty có thể quản lý thời gian làm việc của cán bộ công nhân viên một cách hợp lý, đánh giá được chính xác mức độ làm việc của từng cá nhân, tránh tình trạng trả lương theo tính chất bình quân. Vì vậy, công ty có thể dựa vào mức độ hiệu quả làm việc của từng cá nhân từ đó sẽ áp dụng hình thức trả lương thoả đáng.

 Đối tượng áp dụng

Do tính chất công việc xây dựng bao gồm nhiều công đoạn nhỏ chi tiết phức tạp đòi hỏi kĩ thuật cao và phải hoàn thành trong một thời gian nhất định nên công ty áp dụng hình thức trả lương khoán cho công nhân trực tiếp sản xuất. Công ty áp dụng hình thức này cho các công nhân ngòai biên chế của

Sản phẩm của công ty là các công trình đơn chiếc theo đơn đặt hàng hoặc do công ty có được do đấu thầu và hầu hết là các công trình lớn có giá trị. Các công trình này bao gồm rất nhiều các bước công việc có liên quan đến nhau và tương đối phức tạp và khó xác định được định mức và đơn giá cho từng công đoạn nên việc lựa chọn trả lương khoán tập thể là hoàn toàn phù hợp. Hơn nữa, rất khó để có thể định mức cho các bước công việc của loại sản phẩm này. Tiền lương khoán được ghi rõ trong hợp đồng giao khoán cũng như những yêu cầu về số lượng, chủng loại, chất lượng cũng như tiến độ gia hàng. Nếu các đội công trình vi phạm hợp đồng thì sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với công ty.

 Cách tính lương khoán

Hiện nay, tại các đơn vị tiền lương khoán một ngày công được tính bằng cách lấy tổng số lương nhận khoán chia cho tổng số công lao động rồi nhân với số công của từng người làm được. Số công này đã được quy đổi theo hệ số mà công ty quy định. Trình tự các bước tính tiền lương như sau

Bước 1: tính số ngày công quy đổi của công nhân thứ i là

Nhsi = Ntti * Hqđ

Bước 2: tính tiền lương cho một ngày công quy đổi bình quân là

TTLk TLNC =

∑Nhsi

Bước 3: tính lương cho từng công nhân thuê số ngày công lao động đã quy đổi

TLki = TLNC * Nhsi

Trong đó:

- Nhsi: số ngày công hệ số của công nhân thứ i - Ntti: số ngày công thực tế của công nhân thứ i

+ Với tổ trưởng: hệ số quy đổi là 1,3 +Tổ phó: hệ số quy đổi là 1,15 + Tt viên: hệ số quy đổi là 1 - TLNC: tiền lương một nhân công hệ số - TTLk: tổng tiền lương đượcgiao khoán - TLki: tiền lương khoán của công nhân thứ i - i nhận các giá trị từ 1--> n( n nguyên dương)

Ví dụ minh họa cho cách tính lương khoán cho công nhân đội xây dựng số 8- chi nhánh Hà Nội, công trình trụ sở thanh tra quận Tây Hồ

Tổng số tiền được khoán cho việc thi công công công trình trụ sở thanh tra quận Tây Hồ là 30.000.000 đồng. Đội có 15 công nhân, số ngày công làm việc và hệ số cấp bậc cho trong bảng sau:

Xác định tổng số ngày công quy đổi: Nhsi = 386,25 ngày Tiền lương cho một ngày công hệ số là:

TLNC = 30.000.0000 / 386,25 = 77669,9 đồng/ công

Việc lựa chọn hình thức trả lương khoán cho các đội thi công công trình hoàn toàn phù hợp với điều kiện cũng như đặc điểm sản xuất của công ty. Việc lựa chọn phương pháp trả lương thích hợp đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra sự công bằng, khuyến khích người lao động sản xuất.

Hình thức trả lương này có tác dụng khuyến khích người lao động nâng cao năng suất hoàn thành nhiệm vụ của mình trước thời hạn giao khoán mà vẫn đảm bảo chất lượng công trình.

Bảng 7: Bảng thanh toán lương tháng 12 năm 2009 Đội công trình số 8 STT Họ và tên Hệ số quy đổi Ngày làm việc thực tế Ngày công hệ số (ngày) Đơn giá Tiền lương khoán( đ)

1 Hoàng Gia Đại 1,3 25 32,5 77669,9 2.524.271

2 Nguyễn Thanh Phước 1,15 25 28,75 77669,9 2.233.009 3 Phạm Văn Việt 1 25 25 77669,9 1.941.747 4 Lê Văn Lý 1 25 25 77669,9 1.941.747 5 Nguyễn Mạnh Hà 1 25 25 77669,9 1.941.747 6 Trần Trọng Khánh 1 25 25 77669,9 1.941.747 7 Phạm Ngọc Hà 1 25 25 77669,9 1.941.747 8 Vũ Thành Công 1 25 25 77669,9 1.941.747 9 Lương Xuân Tùng 1 25 25 77669,9 1.941.747 10 Trần Quốc Tuấn 1 25 25 77669,9 1.941.747

11 Nguyễn Văn Phong 1 25 25 77669,9 1.941.747

12 Tạ Sĩ Phu 1 25 25 77669,9 1.941.747

13 Đinh Công Bằng 1 25 25 77669,9 1.941.747

14 Trần Văn Minh 1 25 25 77669,9 1.941.747

15 Dương Văn Vui 1 25 25 77669,9 1.941.747

( Nguồn: Phòng tài chính kế toán)

Hình thức trả lương này cũng tạo ra sự tự chủ, linh hoạt cho người lao động trong việc hoàn thành hợp đồng giao khoán. Cũng như đối với công nhân lao động việc khoán sản phẩm đến từng cá nhân, từng bộ phận cũng sẽ tạo cho công nhân có tinh thần hăng say làm việc hơn, vì khối lượng công việc họ đạt được giờ đây đã quyết định đến mức lương của họ, do đó đã tạo cho người lao động có hứng thú hơn trong công việc, đạt năng suất cao.

Cách tính lương này, ngày công quy đổi phụ thuộc vào hệ số quy đổi mà xí nghiệp quy định, không phụ thuộc vào hệ thống thang lương hay bảng lương mà nhà nước quy định nên gây khó khăn cho người chuyên trách công

tác lương tại công ty. Hơn nữa, do không phụ thuộc vào cấp bậc công việc nên không khuyến khích được người lao động cố gắng nâng cao tay nghề.

Với việc trả lương khoán tập thể, tiền công mang tính chất bình quân nên không gắn được kết quả sản xuất trực tiếp đối với người lao động, không khuyến khích đựợc tăng năng suất lao động.

Trong hình thức này, công tác tính toán đơn giá tiền lương tương đối phức tạp, chủ yếu dựa vào thống kê kinh nghiệm mà ít có sự tính toán khoa học khách quan do đó đôi khi không chính xác làm cho tiền lương khoán nhận được thấp hơn so với giá trị sức lao động bỏ ra.

Một hạn chế lớn nữa trong hình thức trả lương khoán tập thể đó là thu nahạp của các cá nhân có sự khác biệt rất lớn, có người được trả lương rất cao nhưng cũng có người được trả lương thấp hơn mặc dù năng suất lao động như nhau. Điều này gây ra tâm lý không tốt đối với người lao động làm họ ít có cố gắng trong công việc.

Qua việc áp dụng hai hình ta thấy rằng công ty cần phải tìm ra những hình thức trả lương hợp lý hơn cho người lao động. Việc quan tâm đến việc trả lương thoả đáng cho người lao động, tạo cho họ có được thu nhập ổn định

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tiền lương tại Công ty Cổ phần đầu tư hệ thống MS (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w