Chính sách xúc tiến và truyền thông

Một phần của tài liệu Tiểu Luận: Phát Triển Dịch Vụ Thanh Toán Tại Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam (Trang 49)

- Ngân hàng cần tăng cường phổ biến đến khách hàng về sản phẩm dịch vụ của mình nhằm nâng cao sự hiểu biết và chấp nhận các dịch vụ thanh toán của khách hàng đặc biệt là thanh toán điện tử vẫn còn mới so với đông đảo khách hàng. Thói quen và sự yêu thích dùng tiền mặt, tính “ì” của khách hàng trước các dịch vụ mới có thể là những trở ngại chính cho việc phát triển các dịch vụ thanh toán điện tử. Sự p hổ biến của các dịch vụ thanh toán điện tử liên quan chặt chẽ tới sự chấp nhận của khách hàng hơn là những gì mà phía mời chào cung ứng dịch vụ đưa ra. Sẽ chẳng có lý do nào

cho các ngân hàng cung cấp các dịch vụ thanh toán điện tử mà không được sự chấp nhận của khách hàng. Sự hiểu biết của đông đảo khách hàng về các dịch vụ thanh toán điện tử và ích lợi của các dịch vụ này là hết sức cần thiết. Rõ ràng rằng các dịch vụ thanh toán điện tử là các dịch vụ hiện đại và tốt. Tuy vậy, chúng ta không thể cho rằng có các dịch vụ tốt là đủ. Để xúc tiến các dịch vụ thanh toán điện tử các ngân hàng cung cấp các dịch vụ này cần phải làm cho khách hàng biết rằng có nhữn g dịch vụ như vậy và hướng dẫn họ sử dụng các dịch vụ đó.

- Phát triển ứng dụng công nghệ một cách hợp lý sẽ mang lại cho ngân hàng sự đổi mới quan trọng với lợi ích cả cho doanh nghiệp và khách hàng. Tiến bộ nhanh chóng trong ngành công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông đã mở ra hàng loạt kênh phân phối cho ngân hàng bán lẻ và đặc biệt là các dịch vụ thanh toán điện tử. Các ngân hàng cần khai thác các cơ hội từ những sự p hát triển và thay đổi này để duy trì khả năng cạnh tranh. Các ngân hàng thành công trong tương lai sẽ là những ngân hàng có thể tận dụng nhiều nhất từ cuộc cách mạng CNTT và truyền thông. Càng ngày khách hàng càng có nhu cầu cao hơn đối với các dịch vụ ngân hàng hiệu quả và càng ngày càng nhận thức rõ hơn sức mạnh của công nghệ. Những người chiến thắng sẽ là những ngân hàng có thể tận dụng được khả năng của CNTT và truyền thông trong việc hoạch định chiến lược để kinh doanh tốt hơn, tăng cường năng lực của tổ chức, quản lý rủi ro và xây dựng quan hệ khách hàng tốt hơn.

- Cần phải nâng cao nhận thức tăng cường sự hiểu biết về dịch vụ thanh toán điện tử cả với ngân hàng và khách hàng của ngân hàng. Đối với ngân hàng, từ ban lãnh đạo cho đến các nhân viên bình thường cũng cần nghiên cứu để hiểu nhu cầu và tầm quan trọng của các dịch vụ thanh toán điện tử trong tổng thể hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Cán bộ ngân hàng cần được đào tạo để vận hành và kiểm soát hữu hiệu các dịch vụ thanh toán điện tử. Ngoài ra cũng cần tiến hành tuyên truyền, phổ biến, đào tạo cho khách hàng của ngân hàng về các dịch vụ thanh toán điện tử. Khách hàng cần phải hiểu biết những lợi ích do các dịch vụ thanh toán điện tử mang lại và thay đổi thói quen sử dụn g tiền mặt. Ngân hàng cần phải đưa khách hàng đến với các dịch vụ thanh toán điện tử, làm cho họ quen với các dịch vụ mới này. M ột nhân tố quan trọng là ngân hàng phải tạo ra cho khách hàng thích nghi với các dịch vụ thanh toán điện tử. Thích nghi ở đây có nghĩa là chấp nhận và tiếp tục sử dụng dịch vụ thanh

toán điện tử. Ngân hàng cũng cần phải đẩy mạnh các hoạt động quảng cáo, tiếp thị

cho các dịch vụ thanh toán điện tử.

Tích cực triển khai chính sách quản lý chất lượng của ngân hàng Triển khai tích cực chính sách quản lý chất lượng của ngân hàng sẽ giúp cho quá trình phát triển các dịch vụ thanh toán điện tử. Ngân hàng cần chú trọng phương châm về quản lý, cam kết của ngân hàng trong việc cung cấp các dịch vụ tiện ích ngân hàng có chất lượng cao cho khách hàng, thường xuyên nghiên cứu phát triển chất lượng sản phẩm để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Một phần của tài liệu Tiểu Luận: Phát Triển Dịch Vụ Thanh Toán Tại Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam (Trang 49)