Những bất cập trong hành lang pháp lý

Một phần của tài liệu Tiểu Luận: Phát Triển Dịch Vụ Thanh Toán Tại Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam (Trang 42)

Thời gian qua, mặc dù hành lang pháp lý trong lĩnh vực thanh toán đã cải thiện khá nhiều song vẫn chưa đ ầy đủ và đồng bộ, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến thanh toán điện tử và thương mại điện tử. Luật Giao dịch điện tử đã được Quốc hội thông qua ngày 19/11/2005 nhưng vẫn chưa đủ cơ sở để các ngân hàng tổ chức triển khai các kênh giao dịch điện tử vì chưa tạo được một cơ chế tổng hợp điều chỉnh hoạt động thươn g mại điện tử t rong ngành ngân hàng, chưa có sự chấp nhận đồng bộ giao

dịch điện tử, chứng từ điện tử giữa các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan (như Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan,…). Hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến lĩnh vực thanh toán vẫn còn những điểm cần phải tiếp tục được chỉnh sửa, thay thế để có thể phù hợp với thông lệ quốc tế và nhu cầu của người sử dụng, để cả các loại hình tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không phải là ngân hàng, các tổ chức công nghệ thông tin cung ứn g những sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ cho các ngân hàng, các tổ chức làm dịch vụ thanh toán, chẳng hạn như những công ty cung cấp giải pháp công nghệ qua mạng Internet, các công ty kinh doanh dịch vụ thẻ, các tổ chức chuyên làm dịch vụ thanh toán bù trừ.

- Gần đây, để đẩy mạnh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo các cơ quan chức năng xem xét xây dựng phương án miễn giảm thuế và phí cho những trường hợp thanh toán qua thẻ tín dụng. Song, vấn đề đặt ra là nên miễn giảm nhữn g loại thuế nào và giảm bao nhiêu để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp được hưởng lợi khi giao dịch qua thẻ ATM .

- Hệ thống pháp lý bảo vệ thông tin cá nhân vẫn còn thiếu những quy định, chế tài cụ thể về bảo vệ đối tượng sử dụng thương mại điện tử . Nhìn chung, việc phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam hiện còn mang tính tự phát, đầu tư cho thương mại điện tử ở mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào tầm nhìn, quan điểm của lãnh đạo doanh nghiệp, có nhiều cá nhân, doanh nghiệp thành lập những website thương mại điện tử để giành vị thế tiên phong, tuy nhiên, tình hình chung là các website này chưa thực sự được marketing tốt và phát triển tốt để mang lại lợi nhuận kinh tế đáng kể. Hơn nữa, thực tế hiện nay, có những website bán hàng trực tuyến khá uy tín và hoạt động mua bán trên mạng cũng khá phát triển nhưng vẫn chỉ mang tính tự phát, manh mún do chưa có nhữn g chế tài để xử lý đối với các hành vi gian lận khi tham gia thươn g mại điện tử, khi mua bán hàng hóa qua mạng, nên khi xảy ra tranh chấp, gian lận, người mua là người phải chịu thiệt.

3.2 Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Tiểu Luận: Phát Triển Dịch Vụ Thanh Toán Tại Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam (Trang 42)