Những hạn chế của các sản phẩm dịch vụ được cung cấp

Một phần của tài liệu Tiểu Luận: Phát Triển Dịch Vụ Thanh Toán Tại Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam (Trang 43)

- Thực tế cho thấy, đầu tư một máy ATM hiện quá tốn kém mà phí bù đắp lại quá ít. Đơn cử, với mỗi chiếc máy ATM , ngoài chi phí lắp đặt, duy trì thiết bị, thuê địa điểm thuận lợi, chi phí an ninh… và số tiền nạp trong máy, ngân hàng phải dự trữ một

lượng vốn tiếp với tổng số tiền lên tới 500 triệu đồng/máy. Số tiền này sau khi nhân với tổng số máy ATM sẽ là không nhỏ và đây lại là số vốn không sinh lời cho ngân hàng, vì thế, có thể gây khó khăn cho vốn lưu động của ngân hàng, đặc biệt trong những thời điểm ngân hàng đang “khát vốn”. Chính vì lý do này, nhiều chi nhánh hiện không dám nhận triển khai Auto-bank mà lại trả về trung tâm thẻ của ngân hàng. - Chất lượng, tiện ích và tính đa dạng về dịch vụ thanh toán qua ngân hàng cũng chưa

phong phú, chưa đáp ứng nhu cầu của nhiều loại đối tượng sử dụng. Các phương tiện thanh toán qua ngân hàng chưa đạt được tính tiện ích và phạm vi thanh toán để có thể thay thế cho tiền mặt. Phương thức giao dịch chủ yếu tiếp xúc trực tiếp và mặt đối mặt. Để được nhận một sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, các chủ thể tham gia thường phải đến các điểm giao dịch của ngân hàng. Phương thức giao dịch từ xa, dựa trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại như giao dịch qua internet, qua mobile, homebanking... được triển khai chậm, chưa phát triển được sâu rộng trong bộ phận công chúng. Dịch vụ internet banking mới dừn g lại chủ yếu ở mức truy vấn thông tin, việc thực hiện thanh toán chủ yếu trong cùng hệ thống ngân hàng, thanh toán tiền điện nước của cá nhân có giá trị chuyển tiền thấp, mô hình công ty không được sử

dụng phổ biến.

Tính cạnh tranh trên thị trường dịch vụ vẫn ở mức thô sơ và phát triển dưới mức tiềm năng. Cạnh tranh bằng thương hiệu, chất lượng dịch vụ chưa phổ biến. Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, thay vì sáng tạo ra sản phẩm mới hoặc tạo ra giá trị gia tăng trên sản phẩm cùng loại trên thị trường lại tập trung vào yếu tố giá cả nhằm đánh bại đối thủ cạnh tranh. Điều đó không chỉ làm tổn hại chính lợi nhuận của các tổ chức cung ứn g dịch vụ thanh toán mà còn tổn hại tới sự gắn kết chính bản thân họ và khách hàng. Hơn nữa, khi cạnh tranh bằng giá, các tổ chức cung ứn g dịch vụ sẽ tìm mọi cách giảm giá thay vì phải tăng chất lượng dịch vụ và cải tiến phương thức p hục vụ, tạo ra sự khác biệt về sản phẩm dịch vụ và điều này sẽ hạn chế sự phát triển thị trường này. Khi khách hàng không nhận thấy sự khác nhau, họ sẽ dễ dàng từ bỏ một sản phẩm dịch vụ để chuyển sang sản phẩm khác chỉ đơn giản vì phí rẻ hơn, và như vậy, các tổ chức cung ứn g sẽ rất khó duy trì được cơ sở khách hàng của mình.

Một phần của tài liệu Tiểu Luận: Phát Triển Dịch Vụ Thanh Toán Tại Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)