7. Bố cu ̣c luâ ̣n văn
3.1.1 Kết quả phỏng vấn du khách (Chương trình Green Passport)
Học viên thực hiện phỏng vấn du khách về chƣơng trình Green Passport qua 3 nhóm: nhóm du khách nƣớc ngoài và HDV DL tại Hà Nội (10 du khách và 2 HDV); nhóm du khách nội địa và sinh viên ngành Du lịch tại Hà Nội (10 du khách và 3 sinh viên); nhóm du khách và cộng đồng dân cƣ tại VQG Bái Tử Long (10 du khách và 2 ngƣời dân địa phƣơng).
Nội dung phỏng vấn chính là những luận điểm chính mà học viên nghiên cứu: quá trình lên kế hoạch cho chuyến đi, trong quá trình tham quan, sau khi tham quan. Kết quả phỏng vấn thể hiện thực trạng về việc du khách tiếp cận và hành động nhƣ thế nào đối với một chuyến du lịch và những hành động ấy có mang tính bền vững hay không.
79
Trong tổng số 37 ngƣời tham gia phỏng vấn, đến 85% các ý kiến thu đƣợc đều lựa chọn “CÓ” cho các điểm phỏng vấn nhƣng chỉ có 18% nêu lên các lý do lựa chọn gần sát với các hƣớng dẫn của tiêu chuẩn Green Passport. 82% còn lại nêu lên các lý do về vấn đề chi phí, thuận tiện giao thông và những lý do mới chỉ dừng lại ở mức độ thỏa mãn cho nhu cầu đi du lịch của ngƣời đƣợc phỏng vấn.
25% là con số thể hiện số ngƣời có hiểu biết sơ qua về chƣơng trình Green Passport (trong đó chủ yếu là du khách nƣớc ngoài). Kết quả này thể
hiện chƣơng trình Green Passport của UNEP còn rất mới mẻ và chƣa đƣợc
phổ biến rộng rãi ở Việt Nam. Kết quả cũng đồng thời thể hiện sự quan tâm tới nhu cầu du lịch của du khách, trách nhiệm của du khách, những điều du khách cần lƣu ý khi đi du lịch chƣa đƣợc quan tâm sát sao bởi chính các doanh nghiệp cũng nhƣ cơ quan chức năng nhƣ đúng thực trạng của chƣơng trình này đã nêu tại Chƣơng 1.
80% du khách có quan tâm và lên kế hoạch cho chuyến đi của mình, nhƣng những kế hoạch này chỉ dừng ở các thông tin về điểm đến nói chung: cảnh quan, khoảng cách, chi phí, ngôn ngữ… Những thông tin về điểm đến liên quan đến những yếu tố nhƣ cộng đồng địa phƣơng có quan tâm tới phát triển bền vững trong du lịch hay không, địa phƣơng đó có phát triển kinh tế dựa vào du lịch không, những hành động bảo tồn thiên nhiên gắn với du lịch,… thì ít đƣợc quan tâm bởi nhóm du khách này (chiếm 20%).
95% du khách đƣợc phỏng vấn có quan tâm đến vấn đề phƣơng tiện giao thông sử dụng cho chuyến tham quan (từ khi chuẩn bị cho đến trong quá trình tham quan). Trong đó chỉ có 10% quan tâm tới các phƣơng tiện vận chuyển có tác động nhƣ thế nào tới môi trƣờng, có bảo vệ môi trƣờng, sử dụng ít năng lƣợng hay không. Số còn lại quan tâm chủ yếu đến chi phí vận chuyển và thời
80
gian vận chuyển. Đặc biệt vấn đề sử dụng phƣơng tiện vận chuyển trong khi tham quan, 100% du khách nƣớc ngoài đƣợc phỏng vấn thích thú với hình thức đi bộ, chèo thuyền, lặn biển gắn với bảo vệ môi trƣờng. Trong khi đó, 90% du khách nội địa thích đƣợc đƣa đón bởi các phƣơng tiện vận chuyển khi tham quan tại VQG. Các tỷ lệ trên chỉ rõ ý thức trách nhiệm của du khách trong vấn đề phƣơng tiện vận chuyển còn rất thấp, họ chƣa nhận thức đƣợc tầm quan trọng trong sự lựa chọn các phƣơng tiện vận chuyển có sự tác động lớn nhƣ thế nào đến môi trƣờng sống của cộng đồng địa phƣơng.
Về vấn đề chi phí, sử dụng tiền trong chuyến đi, những ngƣời đƣợc phỏng vấn đều cho biết có quan tâm tới mục đích sử dụng tiền trong suốt chuyến tham quan nhƣng với các mục đích, lý do cụ thể khác nhau.Vấn đề này đƣợc thể hiện cụ thể trong mong muốn đƣợc mua quà lƣu niệm từ sản vật địa phƣơng nhƣng chỉ có 17% thực sự quan tâm đến vấn đề nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm và chi phí cho sản phẩm đó có đƣợc đóng góp cho địa phƣơng hay không. 83% còn lại quan tâm hầu hết tới mẫu mã, giá cả của các đồ lƣu niệm đó.
Đa số những ngƣời phỏng vấn đều cho rằng quá trình tham quan của mình không có tác động tới cộng đồng địa phƣơng bởi lý do chủ yếu thời gian của chuyến đi ngắn ngày, du khách chỉ tham quan, vui chơi chứ không có các hoạt động gì gây tác động lớn. Nhƣng thực tế cần phải nhìn về lâu dài, mỗi chuyến đi của du khách dù ngắn hay dài cũng có tác động tới dân cƣ địa phƣơng ít nhất về mặt phát triển kinh tế. Những nhu cầu của du khách sẽ dẫn đến nguồn cung từ địa phƣơng, nhƣng những nguồn cung này liệu có đảm bảo các tiêu chí của một doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả cả về kinh tế lẫn môi trƣờng hay không lại là một vấn đề khác. Bởi vậy, khi thực hiện chuyến tham quan của mình, du khách đã phần nào gây tác động (bao gồm cả tiêu cực và tích cực) tới cộng đồng địa phƣơng.
81
Sau khi kết thúc chuyến đi, 100% ngƣời đƣợc phỏng vấn đều đồng ý chia sẻ kinh nghiệm trong chuyến đi này của mình. 95% số đó chia sẻ bằng thông tin truyền miệng cùng với chia sẻ trên các trang mạng xã hội nhƣ Facebook, Twitter, Google+ hoặc viết blog, viết báo,… Không ngƣời đƣợc phỏng vấn nào có kế hoạch ủng hộ cộng đồng địa phƣơng hay tham gia vào các hoạt động, dự án tại địa phƣơng nhằm giúp đỡ địa phƣơng có thể phát triển bền vững hơn.
Ngoài việc phỏng vấn các vấn đề chính của chƣơng trình Green Passport, học viên tiến hành khảo sát lấy ý kiến của những ngƣời tham phỏng vấn thêm về tính khả thi trong ứng dụng chƣơng trình Green Passport tại VQG và cách “Tiếp thị xanh” của doanh nghiệp với du khách trƣớc khi bắt đầu mỗi chuyến đi. Kết quả là 90% du khách đánh giá là có khả thi để áp dụng (dựa trên các câu hỏi trong phiếu phỏng vấn). Nhƣ vậy có thể thấy các du khách tin tƣởng vào việc áp dụng những tiêu chuẩn đó nhằm phát triển bền vững hơn cho địa phƣơng.
Bảng kết quả “Tiếp thị xanh” đƣợc thể hiện trong 2 bảng dƣới với hai nhóm điều tra khác nhau: du khách nội địa và du khách nƣớc ngoài. Việc chia nhóm điều tra nhằm mục đích nhìn nhận rõ sự khác biệt giữa cách tiếp thị hiện các doanh nghiệp trong nƣớc với cách làm của các doanh nghiệp nƣớc ngoài trong việc cung cấp các thông tin cho khách du lịch trƣớc và sau chuyến đi, những khuyến cáo cho du khách trong chuyến đi của mình.
Bảng 3.1: Kết quả PV “Tiếp thị xanh” của doanh nghiệp đối với du khách
( Du khách nội địa)
STT Nội dung Đầy đủ sài Sơ
Không đƣợc cung cấp Tự tìm hiểu 1
Đƣợc cung cấp các thông tin chính xác của điểm đến từ doanh nghiệp lữ hành
20% 23% 30% 27%
2
Đƣợc cung cấp thông tin về trách nhiệm của du khách khi đến điểm du lịch
23% 17% 47% 13% 3 Đƣợc cung cấp thông tin về các hiểm họa 0% 10% 80% 10%
82
trong môi trƣờng và cách phòng tránh để có thể tự bảo vệ mình nhƣ: sƣơng mù, gió xoáy, trƣợt lở đất đá, dòng chảy ven bờ, các sinh vật độc hại…?
Bảng 3.2: Kết quả PV “Tiếp thị xanh” của doanh nghiệp đối với du khách
(Du khách quốc tế)
STT Nội dung Đầy đủ sài Sơ
Không đƣợc cung cấp Tự tìm hiểu 1
Đƣợc cung cấp các thông tin chính xác của điểm đến từ doanh nghiệp lữ hành
73% 7% 17% 3%
2
Đƣợc cung cấp thông tin về trách nhiệm của du khách khi đến điểm du lịch
53% 13% 10% 23%
3
Đƣợc cung cấp thông tin về các hiểm họa trong môi trƣờng và cách phòng tránh để có thể tự bảo vệ mình nhƣ: sƣơng mù, gió xoáy, trƣợt lở đất đá, dòng chảy ven bờ, các sinh vật độc hại…?
30% 10% 40% 20%
Sự chênh lệch từ 2 bảng trên thể hiện rõ qua những chỉ số. Các doanh nghiệp du lịch nƣớc ngoài rất chú trọng đến các thông tin về điểm đến. Họ sẵn sàng chia sẻ những thông tin chính xác của điểm đến, hƣớng dẫn cho du khách trách nhiệm cần có của họ trong mỗi chuyến đi, họ phải làm gì nếu có vấn đề xảy ra (về cơ bản những cách phòng tránh này du khách nƣớc ngoài – đặc biệt du khách từ các nƣớc phát triển đã đƣợc trang bị khá kỹ từ nhỏ). Trong khi đó, tỷ lệ không đƣợc cung cấp bởi doanh nghiệp du lịch đối với du khách nội địa chiếm cao nhất. Đa số các thông tin nhận đƣợc mang tính sơ sài và chung chung. Không có thông cáo nào về điểm đến, không có hƣớng dẫn trách nhiệm nào đƣợc đƣa ra, không một khuyến cáo nào cần chỉ cho du khách nếu có vấn đề. Điều đó cho thấy nhận thức tầm quan trọng các thông tin cần cung cấp cho du khách của các doanh nghiệp trong nƣớc thực sự cần phải cải tiến và nâng cao nhằm phát triển du lịch mang tính bền vững.
83
Từ những kết quả trên, học viên tiến hành đánh giá chung về việc ứng dụngcác hƣớng dẫn trong chƣơng trình Green Passport tại Việt Nam nói chung và tại Vƣờn Quốc Gia Bái Tử Long nói riêng:
Điểm mạnh
Du khách có ý thức trách nhiệm hơn với hoạt động du lịch của mình nhằm bảo vệ môi trƣờng tự nhiên, bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống và phát triển du lịch bền vững.
Điểm yếu
- Chƣa nhiều ngƣời biết đến và cập
nhật đƣợc với chƣơng trình Greenpassport
- Chƣa có sự gải thích hƣớng dẫn
rộng rãi trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, cơ quan chức năng.
Cơ hội
Có thể phát triển thành chƣơng trình du lịch quốc gia, đóng vai trò là phƣơng châm chủ đạo cho tất cả các hoạt động du lịch, có đƣợc kinh nghiệm để nâng cao và tạo tiền đề cho việc phát triển du lịch bền vững tại Việt Nam
Thách thức
- Sự thiếu đồng bộ trong hệ thống pháp
lý, cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật
- Chất lƣợng nhân lực trong ngành
chƣa cao, chƣa thực sự chuyên nghiệp
- Chênh lệch về tầm nhìn quy hoạch
của Việt Nam với thế giới.