Tài nguyên tự nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng một số tiêu chuẩn quốc tế về du lịch bền vững tại Vườn Quốc Gia Bái Tử Long (Trang 53)

7. Bố cu ̣c luâ ̣n văn

2.2.1 Tài nguyên tự nhiên

Vị trí địa lý: VQG Bái Tử Long nằm trong địa phận huyện Vân Đồn, tỉnh

Quảng Ninh. Tính từ trung tâm, VQG Bái Tử Long cách thị trấn Cái Rồng 24km về phía Đông, cách trung tâm VQG Cát Bà khoảng 60 km, cách trung tâm Vịnh Hạ Long khoảng 60km về phía Đông - Bắc, và cách thị xã Móng Cái khoảng 50km về phía Nam.

VQG nằm trong địa giới hành chính của 3 xã: Minh Châu, Vạn Yên và Hạ Long. Tổng diện tích của VQG Bái Tử Long là 15.783 ha, trong đó diện tích biển chiếm 9.658 ha, còn lại 6.125 ha là diện tích các đảo nổi. Phần đảo

52

bao gồm cả đảo núi đất và đảo đá vôi, với hơn 40 hòn đảo lớn nhỏ, chia thành 3 cụm đảo chính: Ba Mùn, Trà Ngọ và Sậu. Phần biển bao gồm phần lạch biển giữa các đảo và phần biển phía ngoài của các đảo theo đƣờng ranh giới cách bờ trung bình là 1 km. Các lạch biển chính gồm: Lạch Cái Quýt, lạch Cái Đé và một phần lạch sông Mang. Diện tích vùng đệm VQG là 16.534ha nằm trên 5 xã: Minh Châu, Quan Lạn, Vạn Yên, Hạ Long và Bản Sen. Dân số trong cả vùng lõi và vùng đệm khoảng trên 25.000 ngƣời (Nguồn: Sở Văn hóa, thể thao

và du lịch tỉnh Quảng Ninh, 2012)

Ranh giới VQG đƣợc xác định trên vùng biển tƣơng ứng với thềm lục địa phía ngoài của hệ thống các đảo cách bờ 1km, giáp với các huyện và xã sau: Phía Bắc giáp huyện Tiên Yên, phía Nam giáp các xã Quan Lạn, Bản Sen thuộc huyện Vân Đồn, phía Đông giáp với phần đất liền thuộc huyện Vân Đồn và huyện Côtô, phía Tây giáp với đảo Cái Bầu thuộc huyện Vân Đồn

Địa hình địa mạo13

: Theo các nhà khoa học vùng biển Bắc bộ vốn là Châu

thổ cũ bị sụt xuống. Toàn thể các đảo ở VQG Bái Tử Long cũng tƣơng tự nhƣ các đảo ở Vịnh Hạ Long đều mang đầy đủ đặc tính của một miền núi đá vôi cổ có lịch sử từ 240 - 280 triệu năm, trải qua nhiều lần biến đổi địa chất của Trái Đất. Ban đầu phát triển trên đất liền, rồi về sau bị nƣớc biển dâng lên làm chìm ngập.

Địa hình các đảo thuộc địa hình núi thấp, cao từ 100 – 300 m, đỉnh cao nhất là đỉnh Cao Lồ cao 307m, nơi có thể trở thành địa điểm lý tƣởng để ngắm nhìn toàn cảnh của khu vƣờn. Trong khu vực VQG có nhiều đảo Ba Mùn, Trà Ngọ

Lớn, Trà Ngọ Nhỏ, Sậu Nam, Sậu Đông, Đáng Ma, Soi Nhụ, Chày Chày…và hơn

20 đảo nhỏ, cù lao. Trong đó có đảo Ba Mùn là đảo lớn có diện tích 18km2.

Trên các đảo của VQG còn có rất nhiều các hang động đá vôi, một số hang động có nƣớc lƣng chừng, thuyền nhỏ có thể đi từ bên này qua bên kia,

có hang lớn nhƣ: hang Ông cụ, hang Soi Nhụ….

13[8,tr.12]

53

Trong khu vực VQG có nhiều bãi biển đẹp. Nƣớc biển ở đây trong suốt đến 3-4m, trong sạch chƣa bị ô nhiễm. Đáy biển có chiều sâu trung bình từ 6-

8m, nơi sâu nhất đạt 14-15m14. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển

các loại hình du lịch biển, cũng nhƣ bảo vệ các loại thủy sinh.

Đặc biệt, trong khu vực VQG có bãi biển trên đảo Minh Châu khá đẹp, thuận lợi cho tắm biển hoặc ngắm cảnh vịnh.

Khí hậu của VQG Bái Tử Long

VQG Bái Tử Long chịu ảnh hƣởng chung của vùng nhiệt đới gió mùa chí tuyến Bắc có mùa đông lạnh từ tháng 10 cho tới tháng 3 năm sau và mùa hè nắng nóng từ tháng 5 tới tháng 8. Vƣờn có khí hậu nhiệt đới mang tính hải

dƣơng mát mẻ. Nhiệt độ trung bình năm trong khoảng 22,4 -22,8oC, thời gian

nóng nhất vào các tháng 6-8 và đặc biệt vào tháng 7 đạt tới 38o

C. Lƣợng mƣa trung bình trong khoảng 1.693,8 – 2.679,6mm. Độ ẩm tƣơng đối của không khí

khu vực vƣờn trung bình trong khoảng 83-85%.15

Nhìn chung khí hậu của khu vực VQG phù hợp với sức khỏe của con ngƣời. Với khí hậu thích hợp trên 200 ngày trong năm tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các hoạt động du lịch biển.

Thủy văn: Dòng chảy mặt trên các đảo đều là các suối ngắn, nhỏ và dài

nhất chỉ đạt 3km nhƣ Cái Quýt, Cao Lồ, Vạn Lau, suối 14, ổ Lợn. Nhiệt độ

nƣớc biển trung bình năm đạt khoảng 20oC. Vào mùa khô từ tháng 11 đến

tháng 5 năm sau có độ muối trung bình khoảng 30,72o/oo, thuộc loại nƣớc biển

mặn. Trong mùa mƣa nƣớc ở đây thuộc loại nƣớc lợ mặn, thƣờng xuất hiện sự

phân tầng rõ rệt của độ muối.16

Tài nguyên sinh vật

14[8,tr.13]

15[8,tr.15]

54

Tính đến tháng 1 năm 2008, VQG có 1.909 loài động thực vật. Trong đó hệ sinh thái rừng có 1028 loài gồm thực vật bậc cao có mạch, thú chim, bò sát, lƣỡng cƣ. Hệ sinh thái biển có 881 loài gồm thực vật ngập mặn, rong biển, thực vật phù du, động vật phù du, giun đốt, thân mềm, giáp xác, da gai, san hô và cá. Tổng số loài quý hiếm lên đến 102 loài, trong đó có 72 loài động vật và 30 loài thực vật đƣợc ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), 10 loài có tên trong NĐ 32/2006/CP_NĐ của Chính phủ quyết định danh sách các loài động

thực vật quý hiếm cần bảo vệ nhƣ: loài Lợn rừng và Mang, Bồ câu nâu.17

Một điều đặc biệt làm nên sự khác lạ với vịnh Hạ Long và là duy nhất của Bái Tử Long đó là các HST rừng trên đảo đá vôi nằm xen kẽ cùng HST rừng lá rộng thƣờng xanh nhiệt đới trên các đảo đất. Sự đa dạng, độc đáo của các HST rừng, biển của Bái Tử Long có sức hấp dẫn lớn đối với nhiều loại hình du lịch khác nhau từ nghỉ dƣỡng, thƣởng ngoạn đến khám phá thiên nhiên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng một số tiêu chuẩn quốc tế về du lịch bền vững tại Vườn Quốc Gia Bái Tử Long (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)