Kết quả phân tích các chỉ tiêu vi sinh vật của cỏ voi ủ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng một số chế phẩm vi sinh dùng trong ủ chua cỏ voi làm thức ăn cho gia súc nhai lại” (Trang 47)

Sau khi tiến hành ủ cây cỏ voi chúng tôi tiến hành theo dõi và lấy mẫu gửi đến phòng phân tích thức ăn dinh dưỡng của Viện Chăn Nuôi để phân tích các chỉ tiêu vi sinh vật trong cỏ voi ủ chua thu được kết quả tại các thời điểm lấy mẫu 30, 60, 90 ngày, trình bày trong bảng 4.6.

Bảng 4.6. Ảnh hưởng của việc bổ sung các chất bổ trợ đến chỉ tiêu vi sinh vật của cỏ voi ủ trong quá trình bảo quản Log10 cfu/g.

Các NT theo

dõi

Thời điểm lấy mẫu sau khi ủ (ngày thứ)

30 60 90 Lacto Nấm men Nấm mốc Lacto Nấm men Nấm mốc Lacto Nấm men Nấm mốc NT1 7.44a 4.13a 0.89a 7.71a 3.93a 1.58a 7.77a 3.47a 2.15a NT2 7.44a 4.04a 0.85a 7.71a 3.88a 2.15a 7.76a 3.44a 2.15a NT3 7.49a 3.59b 2.30b 7.76a 3.36b 2.54b 7.91a 2.75b 2.30a NT4 7.17b 3.95a 2.84b 7.50b 3.84a 2.80b 7.62a 3.49a 2.80b NT5 7.02b 3.95a 4.22c 7.28c 3.97a 4.22c 7.42b 3.51b 4.30c SE 0.020 0.047 0.560 0.020 0.060 0.015 0.002 0.127 0.038 P 0.000 0.000 0.019 0.000 0.000 0.000 0.000 0.002 0.012

Ghi chú: NT1 =TH1+EZ, NT2 =BOB, NT3 =TH2+EZ, NT4 =RM, NT5 =KBS. Trong cùng một cột các giá trị mang các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0.05).

Cơ chế tác dụng của việc bổ sung chế phẩm vi sinh vật vào chế biến và bảo quản cỏ voi. Nấm men, nấm mốc là các chủng sống kỵ khí hoặc kỵ khí không bắt buộc. Nấm men sử dụng tốt đường dễ tan trong cỏ voi, bột đường bổ sung tạo thành đường và rượu, nấm mốc sử dụng bột đường thừa, xeluloza để sinh trưởng tạo thành đường, protein, acid béo bay hơi từ đó vi khuẩn Lactic tận dụng sản phẩm trên để phát triển tạo acid lactic. Bổ sung các loại chế phẩm VSV trong quá trình ủ chua sẽ giúp cho quá trình lên men nhanh hơn, vi khuẩn Lactic chiếm ưu thế trong sản phẩm cuối cùng, làm át chế các loại vi khuẩn và nấm mốc gây hại.

Cấu trúc quần thể vi sinh vật trên cây cỏ trồng rất phức tạp, chúng không chỉ gồm vi khuẩn mà còn cả nấm men và nấm mốc nhưng cơ cấu và tỷ lệ khác nhau. Hiệu quả của kỹ thuật ủ chua phụ thuộc rất nhiều vào số lượng vi khuẩn, nấm men và nấm mốc như bảng 4.6 trình bày mật độ của vi khuẩn Lactic, nấm men và nấm mốc tính bằng log10 cfu/g vật chất tươi của cỏ voi ủ chua có và không bổ sung các chất bổ trợ.

Kết quả bảng 4.6 chúng tôi thấy: sau 30 ngày ủ, mật độ vi khuẩn lactic của các NT cỏ ủ có bổ sung chế phẩm sinh học đạt mức 7.44. NT cỏ ủ có bổ sung rỉ mật (ủ theo phương thức truyền thống) có mật độ vi khuẩn lactic thấp hơn 200 lần so với các NT có bổ sung chế phẩm sinh học. Ở NT đối chứng không có chất bổ trợ, mật độ này thấp hơn 200 lần so với NT ủ theo phương thức truyền thống và thấp hơn 400 lần so với các NT ủ có bổ sung chế phẩm sinh học. Mật độ vi khuẩn Lactic thấp ở NT đối chứng là nguyên nhân chính dẫn đến việc tăng chậm các acid hữu cơ và pH giảm chậm ở NT này so với các NT có bổ sung các chất bổ trợ. Mật độ vi khuẩn Lactic có xu hướng tăng dần theo thời gian bảo quản. Mật độ này tăng khá nhanh ở 60 ngày ủ đầu tiên và sau đó thì chững lại. Tốc độ tăng mật độ vi khuẩn Lactic ở NT đối chứng là thấp nhất. Khi khảo sát mật độ vi khuẩn Lactic ở thời điểm 90 ngày sau ủ, có thể thấy các NT có bổ sung chế phẩm sinh học có mật độ cao hơn các lô không bổ sung chế phẩm sinh học, cụ thể mật độ này dao động trong khoảng từ 7.76 đến 7.91, mật độ vi khuẩn Lactic ở các NT bổ sung rỉ mật và ở NT đối chứng thấp hơn.

Mật độ nấm men trong hỗn hợp ủ cũng là chỉ tiêu cần thiết để đánh giá tình trạng ổn định của môi trường ủ. Khi mật độ nấm men cao trong quá trình ủ sẽ làm tăng pH của hỗn hợp ủ, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn bất lợi khác hoạt động, làm giảm chất lượng hoặc làm thối hỏng hỗn hợp ủ. Các

kết quả ở bảng 4.6 cho thấy mật độ nấm men ở các NT cỏ ủ sau 30 ngày ủ không khác nhau, ngoại trừ NT có bổ sung chế phẩm TH2E. Ở NT bổ sung TH2E, mật độ nấm men thấp hơn so với các NT còn lại. Khác với VK Lactic, mật độ nấm men ở tất cả các NT cỏ ủ đều giảm theo thời gian bảo quản vì theo thời gian tình trạng yếm khí ngày càng tốt hơn do không có oxy lọt vào hỗn hợp ủ và lượng oxy tồn dư đã được sử dụng hết.

Sự hiện diện của nấm mốc trong thức ăn ủ chua không chỉ làm mất tính ngon miệng của thức ăn mà còn gây độc cho gia súc bởi các độc tố mà nó sinh ra. Sau 30 ngày ủ, chúng tôi thấy rằng mật độ nấm mốc ở các NT cỏ voi ủ có bổ sung chất bổ trợ sinh học thấp hơn khá nhiều so với các NT ủ bổ sung rỉ mật và lô đối chứng. Tuy nhiên, trong số các NT cỏ ủ có bổ sung chất bổ trợ sinh học, mật độ nấm mốc cũng không giống nhau. Mật độ nấm mốc ở các NT ủ có bổ sung chế phẩm Bio – SP và TH1E thấp hơn đáng kể so với NT bổ sung TH2E, sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0.05). Mật độ nấm mốc cao nhất thấy ở NT đối chứng, điều này cho thấy nếu không bổ sung thêm chất bổ trợ, pH sẽ không giảm đến mức cần thiết để kìm hãm được sự phát triển của nấm mốc dẫn đến chất lượng bảo quản thấp.

PHẦN 5

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng một số chế phẩm vi sinh dùng trong ủ chua cỏ voi làm thức ăn cho gia súc nhai lại” (Trang 47)