Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng một số chế phẩm vi sinh dùng trong ủ chua cỏ voi làm thức ăn cho gia súc nhai lại” (Trang 25)

Phương pháp đánh giá hiệu quả của việc sử dụng 3 loại chế phẩm vi sinh vật VCN1, BOB, VCN2

- Sử dụng 3 loại chế phẩm VCN1, VCN2, BOB bổ sung vào ủ chua cây cỏ voi ở quy mô phòng thí nghiệm. Sau đó tiến hành lấy mẫu cỏ voi đã ủ phân tích một số chỉ tiêu từ kết quả đó đánh giá hiệu quả của các loại chế phẩm đã bổ sung.

- Chất lượng thức ăn ủ chua như: VCK, protein thô, acid hữu cơ, vi sinh vật…

- Đánh giá các chỉ tiêu cảm quan: mầu sắc, mùi vị được quan sát bằng các giác quan thông thường (mắt nhìn, mũi ngửi)

- Tỷ lệ nhiễm mốc: được đánh giá bằng cách đếm các điểm xuất hiện bào tử nấm mốc có thể phát hiện được bằng mắt thường.

Phương pháp đánh giá chất lượng cỏ voi sau khi chế biến

Chúng tôi dựa vào độ pH, hàm lượng các acid hữu cơ, thành phần các chất dinh dưỡng (protein thô, VCK), chỉ tiêu vi sinh vật, hàm lượng nước để đánh giá chất lượng cỏ voi ủ chua. Cỏ voi ủ chua có độ pH <4.2 được coi là có chất lượng tốt theo McDonal và công sự (1991) [14] cho rằng với cỏ có hàm lượng nước cao thì pH giảm xuống dưới 4.2 sẽ bảo quản tốt cỏ ủ chua. Nhưng nếu pH > 4.5 thì chất lượng cỏ ủ giảm đi. Hàm lượng acid lactic càng cao chất lượng ủ chua càng tốt.

- Phương pháp đánh giá bằng cảm quan

Đánh giá bằng cảm quan cỏ voi sau khi chế biến dựa trên các chỉ tiêu: quan sát màu sắc, mùi, độ cứng...

Màu: Nếu thức ăn ủ chua có màu sắc tươi như thức ăn chưa ủ là tốt nhất, còn nếu thức ăn chuyển sang màu vàng là thức ăn đó đã bị mất nhiều carotene, còn thức ăn có màu đen là thức ăn ủ đó đã hư hỏng không còn giá trị sử dụng nữa.

Mùi: Nếu thức ăn ủ chua tốt phải có mùi của mùi hoa quả chín, mùi thơm do có nhiều acid lactic. Còn thức ăn ủ chua có kém chất lượng có rất nhiều mùi khác nhau như mùi: mùi chua dấm thì trong thức ăn có nhiều acid acetic, mùi thối thì trong thức ăn có nhiều vi khuẩn Clostridia hoạt động.

Độ cứng: Thức ăn ủ chua tốt phải có độ cứng phù hợp, nếu thức ăn mềm nhũn là thức ăn đã hư hỏng, không còn khả năng sử dụng nữa.

- Phương pháp phân tích chất lượng

Phân tích chất lượng của cỏ voi ủ bằng phương pháp lấy mẫu phân tích thành phần dinh dưỡng: VCK, protein thô, acid hữu cơ, vi sinh vật…

- Xác định vật chất khô: VCK được tính theo công thức.

DM (%)=

Trong đó:

Wd: khối lượng mẫu và bì sau khi sấy (g) Wt: khối lượng bì (g)

W: khối lượng mẫu tươi (g)

- Xác định hàm lượng protein: sử dụng phương pháp Kjeldahl trên máy Kjeltex–1002 của Thụy Điển. Protein thô được tính theo công thức sau:

N (%) = Trong đó: Trong đó:

0.0014 là số gam Ni-tơ tương ứng với 1ml H2SO40.1N N là số ml H2SO40.1N dùng để chuẩn độ

W là số gam mẫu đem đi phân tích

Hàm lượng protein thô được tính bằng công thức: CP (%) = 6.25 x N

(Wd – Wt) x 100 W

0.0014 x N x 100 W

- Xác định pH bằng pH meter (Sesion 3, HACH Company, USA) - Xác định các acid hữu cơ bằng hệ thống sắc ký lỏng cao áp (HPLC). - Định lượng vi sinh vật theo ISO 4833:2003

Phương pháp lấy mẫu phân tích

- Phương pháp lấy mẫu áp dụng cho thức ăn thô ở trạng thái tươi. Mẫu được lấy lặp lại 3 lần ở 5NT vào các thời điểm 30, 60, 90 ngày sau khi chế biến

- Mẫu phân tích: là lượng mẫu đem đi phân tích cho các chỉ tiêu. Khối lượng mẫu lấy tùy thuộc vào từng phương pháp.

+ Trộn đều mẫu cỏ voi ban đầu sau khi đã loại bỏ phần không đồng nhất. + Dàn đều trên khay hoặc ván không hút ẩm một lớp dày 2cm.

+ Kẻ 2 đường chéo hình chữ nhật và căn cứ vào đó để loại bỏ phần mẫu đối xứng. + Phần còn lại được trộn đều 1 lần nữa và loại bỏ như trên, làm như vậy đến khi được mẫu cần thiết.

+ Ghi tên nhãn rõ ràng tên mẫu, khối lượng, ngày lấy, người lấy, nơi lấy và các chỉ tiêu cần phân tích: VCK, protein thô, acid hữu cơ, vi sinh vật…

Phương pháp bố trí thí nghiệm trên cây cỏ voi sau thu hoạch

Thí nghiệm được thiết kế theo phương pháp ngẫu nhiên hoàn toàn, gồm 5 nghiệm thức. Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm Công thức NT1 NT2 NT3 NT4 (ĐC+) NT5 (ĐC-) Chất bổ VCN1 BOB VCN2 RM (5%) KBS

trợ được

sử dụng (TH1EZ) (Bio-SP) (TH2EZ)

Ghi chú: NT = Nghiệm thức; VCN1 = chế phẩm vi sinh ký hiệu VCN1(gồm

các vi khuẩn lên men Lactic đồng hình) dạng bột (108 CFU/g).BOB = chế

phẩm vi sinh của công ty Biomin (gồm các vi khuẩn lên men lactic) (Biostar

Bill của công ty Biomin - Áo) (BOB) dạng bột (108 CFU/g).VCN2 = chế

phẩm vi sinh ký hiệu VCN2 (cellulase: 1000 IU/g, xylanase: 250 IU/g, pectinase: 250 IU/g). RM = rỉ mật mía; KBS = không bổ sung; (ĐC +) = đối chứng dương; (ĐC-) = đối chứng âm.

Xây dựng và tiến hành thí nghiệm theo sơ đồ thí nghiệm gồm 5 nghiệm thức. Mỗi NT gồm 3 túi cỏ ủ, mỗi túi đựng 7kg mẫu cỏ voi sau khi đã trộn đều với chế phẩm vi sinh VCN1, BOB, VCN2 (các chế phẩm bổ sung ở dạng bột). Liều lượng bổ sung chế phẩm: 0.7kg chế phẩm/100kg thức ăn thô xanh.

Tiến hành thí nghiệm trong thời gian 3 tháng, mỗi tháng lấy mẫu phân tích một lần. Các chỉ tiêu phân tích mẫu bao gồm :

Đánh giá cảm quan cỏ voi sau khi chế biến bằng cảm quan : quan sát màu sắc, mùi vị, độ nhiễm nấm mốc.

Phân tích thành phần dinh dưỡng cỏ voi : VCK, protein thô, acid hữu cơ, vi sinh vật…

Phương pháp phân tích các chí tiêu theo dõi

Trong thời gian theo dõi các thí nghiệm, các túi tương ứng với mỗi thí nghiệm được lấy 3 túi và mở vào các thời điểm 30; 60; 90 ngày (kể từ ngày chế biến) để lấy mẫu, khảo sát các chỉ tiêu sau:

- Các chỉ tiêu cảm quan gồm mầu sắc, mùi, mức độ nhiễm nấm mốc: quan sát bằng mắt thường sự biến đổi cảm quan các chỉ tiêu màu sắc cỏ ủ chua, độ cứng, độ mốc xác định bằng cách đếm các điểm xuất hiện bào tử trong các túi đựng mẫu.

- Các chỉ tiêu liên quan đến chất lượng lên men (độ pH, hàm lượng acid lactic, acetic, butyric): tại phòng phân tích dinh dưỡng thức ăn Viện Chăn Nuôi Quốc Gia Việt Nam.

- Phân tích hàm lượng các chất dinh dưỡng trong thức ăn trước và sau khi sử dụng chế phẩm vi sinh vào ủ chua tại phòng phân tích dinh dưỡng của Viện Chăn Nuôi Quốc Gia Việt Nam.

- Các chỉ tiêu vi sinh vật (lactobacilli, nấm men, nấm mốc): xác định tại phòng phân tích thức ăn dinh dưỡng Viện Chăn Nuôi Quốc gia Việt Nam.

Quy trình chế biến cây cỏ voi sau thu hoạch

Bước 1. Cây cỏ voi khi thu cắt vẫn còn xanh cắt bỏ phần thân dưới hoá

gỗ cứng bò không ăn được.

Bước 2. Thu gom vận chuyển về nơi tập kết để chuẩn bị cho quá trình chế biến. Bước 3. Thái nhỏ cây cỏ voi bằng máy thái chuyên dụng đạt kích cỡ 3-

4 cm, phần thân phải dập nát để cho vi sinh vật tiếp xúc được với cơ chất có trong cỏ thúc đẩy nhanh quá trình lên men....

Bước 4. Cây cỏ voi tươi tiến hành đem đi ủ và bổ sung vi sinh vật và rỉ

mật tương ứng với các nghiệm thức như trình bày ở sơ đồ bố trí thí nghiệm.

Bước 5. Liều bổ sung chất cấy được tính toán sao cho đạt mật độ vi

sinh vật tối thiểu 105 cfu/kg VCK. Sau khi làm đầy và nén chặt, các túi được làm yếm khí bằng máy hút chân không và bảo quản ở nhiệt độ.

3-4 cm

6. Cỏ voi ủ chua

4. Bổ sung vi sinh vật và rỉ mật

5. Cho vào túi ủ và hút chân không

1. Cây cỏ voi sau khi cắt còn tươi

2. Thu gom và vận chuyển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng một số chế phẩm vi sinh dùng trong ủ chua cỏ voi làm thức ăn cho gia súc nhai lại” (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w