Kết quả của việc bổ sung các chất bổ trợ sinh học đến hàm lượng protein thô của cỏ voi ủ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng một số chế phẩm vi sinh dùng trong ủ chua cỏ voi làm thức ăn cho gia súc nhai lại” (Trang 45)

thô của cỏ voi ủ

Protein là thành phần không thể thiếu được của tất cả các cơ thể sống. Protein là nền tảng về cấu trúc và chức năng của cơ thể sinh vật.

Để đánh giá thành phần dinh dưỡng của cỏ voi ủ ở các NT, chúng tôi đã tiến hành lấy mẫu và phân tích giá trị protein thô của các NT. Kết quả được trình bày ở bảng 4.5.

Bảng 4.5. Kết quả của việc bổ sung các chất bổ trợ sinh học đến hàm lượng protein thô của cỏ voi ủ (%)

Thời điểm NT1 NT2 NT3 NT4 NT5 SE

0 ngày 13.6 13.6 13.6 13.6 13.6 0.22

30 ngày 10.9a 11.00a 10.55a 10.45a 8.35b 0.23 60 ngày 9.20a 9.35a 8.85a 8.95a 6.80b 0.22 90 ngày 8.30a 8.40a 8.25a 7.95a 6.05b 0.22

Ghi chú: NT1 =TH1+EZ, NT2 =Bio – SP , NT3 =TH2+EZ, NT4 =RM, NT5 =KBS. Trong cùng một hàng các giá trị mang các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0.05).

Qua kết quả phân tích hàm lượng protein thô của bảng 4.5 chúng tôi thấy: Ở cỏ tươi, hàm lượng protein thô là 13.6 % tính theo vật chất khô. Sau 90 ngày ủ, hàm lượng protein thô của các NT dao động từ 6.05 đến 8.4 %. Mức hao hụt protein sau 3 tháng ủ chua ở cỏ voi rất khác biệt giữa các lô thí nghiệm tùy thuộc vào chất bổ sung sử dụng trong quá trình chế biến. Ở các NT có bổ sung chế phẩm sinh học, mức độ hao hụt protein thấp hơn so với NT đối chứng, dao động từ 5.65 đến 7.55%. So sánh mức độ hao hụt protein sau 90 ngày ủ ở các NT có bổ sung chế phẩm sinh học thì NT có bổ sung chế phẩm Bio – SP tỏ ra có ưu thế hơn về việc làm giảm mức đô hao hụt protein trong thời gian bảo quản. NT đối chứng có mức hao hụt protein sau 90 ngày ủ lớn nhất, hàm lượng protein giảm một nửa so với trước khi ủ. Việc không sử dụng chất bổ sung để ủ chua cỏ voi làm hao hụt protein thô gấp 1.3 lần so với bổ sung các chế phẩm sinh học (P < 0.001). Mức hao hụt protein sau 90 ngày ủ của NT bổ sung rỉ mật (5.65%) ít hơn đáng kể so với NT đối chứng (7.55 %) nhưng mức hao hụt này vẫn cao hơn so với các NT có bổ sung các chế phẩm sinh học. Kết quả của thí nghiệm này cho thấy tính ưu việt của việc sử dụng các chế phẩm vi sinh vật cấy trong chế biến thức ăn thô xanh bằng phương pháp ủ chua.

Để thấy rõ hơn sự biến đổi protein thô của cỏ voi trong quá trình bảo quản ta quan sát đồ thị hình 4.4.

%Protein thô Protein thô

Hình 4.4. Đồ thị sự thay đổi protein thô của các NT qua các thời gian ủ 30, 60, 90 ngày.

Đồ thị hình 4.4 cho thấy Protein thô giảm ở tất cả các NT trong thời gian bảo quản. Protein thô giảm mạnh nhất ở NT5 từ 13.6 xuống còn 8.35 ở thời điểm 30 ngày ủ. Các NT còn lại giảm từ từ. Điều này chứng tỏ cần bổ sung thêm các chất bổ trợ sinh học vào ủ chua cỏ voi góp phần giảm tới mức nhỏ nhất sự hao hụt protein trong quá trình bảo quản thức ăn ủ chua.

Protein và VCK có sự chênh lệch giữa các NT1, NT2, NT3, NT4 tuy nhiên sai khác không có ý nghĩa thống kê. Điều này chứng tỏ việc bổ sung các chất bổ trợ sinh học ở các NT trên có đều cho kết quá tốt. Ngược lại, hàm lượng protein thô và VCK ở NT5 thấp nhất ở cả 3 thời điểm theo dõi 30, 60, 90 ngày, sự sai khác giữa NT5 với các NT còn lại có ý nghĩa thống kê (P<0.05) vì thế để đảm bảo chất lượng cỏ voi ủ chua nhất thiết phải bổ sung các chất bổ trợ sinh học trong quá trình chế biến và bảo quản.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng một số chế phẩm vi sinh dùng trong ủ chua cỏ voi làm thức ăn cho gia súc nhai lại” (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w