Phân tích tình hình nợ xấu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng kinh doanh tại Oricombank tại Bạc Liêu (Trang 76)

- Nhìn chung hoạt động kiều hối và chuyển tiền Western Union của ngân

2005 2006 2007 Số tiền 2006/200 5% Số tiền 2007/200 6% DNNN,

4.4.4. Phân tích tình hình nợ xấu

Kinh doanh tín dụng ngân hàng là ngành kinh doanh đặc thù luôn tìm chứa nhiều rủi ro nhất vì hoạt động tín dụng ngân hàng gắn liền và có quan hệ chặt chẽ với mọi khách hàng. Nếu ngân hàng xem xét thận trọng trong quá trình cho vay và khách hàng kinh doanh có hiệu quả, sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ tiền vay đúng thời hạn thì sẽ hạn chế được nợ xấu. Để hiểu rõ hơn tình hình nợ xấu của ngân hàng Phương Đông chi nhánh Bạc Liêu trong những năm qua ta xem xét bảng số liệu dưới đây:

Bảng 12: TÌNH HÌNH NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG CHI NHÁNH BẠC LIÊU QUA 3 NĂM 2005 – 2007

2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006

Nợ quá hạn Trđ 771 2.002 2.741 1.231 739

Dư nợ Trđ 92.010 160.042 344.200 68.032 184.158

Tỷ lệ nợ xấu % 0,84 1,25 0,79 0,41 0,46

(Nguồn: Phòng tín dụng ngân hàng TMCP Phương Đông chi nhánh Bạc Liêu năm 2005, 2006, 2007 )

Qua bảng số liệu cho thấy tình hình nợ xấu của chi nhánh tăng qua các năm. Cụ thể là năm 2006 tăng 1.231 triệu đồng so với năm 2005. Đến năm 2007 nợ xấu lên tới 2.741 triệu đồng tăng 739 triệu đồng so với năm 2006. Nợ xấu tăng qua các năm chứng tỏ những năm qua hoạt động của ngân hàng phải chịu rất nhiều rủi ro, bởi lẽ có rất nhiều đơn vị không có khả năng trả nợ ngân hàng làm cho phần nợ xấu ngày càng tăng lên. Như vậy rủi ro từ phía hoạt động kinh doanh của khách hàng vay vốn cũng chính là nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Mà nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng chủ yếu là từ phía khách hàng. Khi khách hàng vay vốn sản xuất thua lỗ, hay do những nguyên nhân bất khả kháng không lường trước được ảnh hưởng đến năng suất kinh doanh như thiên tai lũ lụt, dịch bệnh bùng phát… hoặc do khách hàng vay vốn và sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến khả năng trả vốn cả gốc lẫn lãi cho ngân hàng. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng là rất nhỏ (< 2%), cụ thể là năm 2005 tỷ lệ này là 0,84%, sang năm 2006 là 1,25% và đến năm 2007 tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng chỉ còn 0,79%. Điều này chứng tỏ ngân hàng hoạt động ngày càng hiệu quả và bằng chứng là đã kiểm soát và hạn chế được tình hình nợ xấu qua các năm.

Tóm lại, để tình hình nợ xấu của ngân hàng ngày càng quản lý tốt hơn thì Ngân hàng TMCP Phương Đông chi nhánh Bạc Liêu cần tích cực tìm kiếm

khách hàng làm ăn có hiệu quả để đảm bảo thu hồi được nợ, đồng thời với việc mở rộng quy mô và đa dạng hoá các hình thức hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng kinh doanh tại Oricombank tại Bạc Liêu (Trang 76)