Những hoạt động nghiệp vụ chủ yếu 1 Nguồn vốn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng kinh doanh tại Oricombank tại Bạc Liêu (Trang 43)

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG ĐÔNG – CHI NHÁNH BẠC LIÊU

3.2.1.Những hoạt động nghiệp vụ chủ yếu 1 Nguồn vốn

3.2.1.1 Nguồn vốn

Nguồn vốn hoạt động của ngân hàng Phương Đông chi nhánh Bạc Liêu hiện nay chủ yếu là nguồn vốn huy động tại chỗ, trong đó phần lớn là nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng, còn lại là tiền gửi từ dân cư. Bên cạnh đó chi nhánh còn nhận được nguồn vốn điều hoà từ ngân hàng Phương

Đông Hội Sở giúp cho hoạt động tín dụng của chi nhánh được hiệu quả hơn. Hướng đi của ngân hàng Phương Đông Bạc Liêu trong thời gian tới là tích cực huy động vốn tại chỗ, cố gắng tranh thủ các nguồn vốn khác chi phí thấp hơn từ Quỹ tài chính nông thôn (RDF II), tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức kinh tế. Chi nhánh luôn coi trọng công tác huy động vốn là một vấn đề quan trọng để tạo vốn cho hoạt động tín dụng. Ý thức được điều đó, ngân hàng đã bắt tay vào khai thác nguồn vốn nhàn rỗi của nền kinh tế, sau đó phân phối lại cho nền kinh tế tạo điều kiện cho cung cầu vốn gặp nhau. Nhờ vậy, ngân hàng đã chiếm được lòng tin của khách hàng và tổng nguồn vốn huy động qua các năm không ngừng được nâng lên. Ngân hàng đã tạo được mối quan hệ gắn bó với khách hàng, giữ chân họ và phát triển thêm khách hàng mới, từ đó hoạt động khách hàng đi lên.

Việc tăng trưởng vốn là khâu mở đầu cho sự hoạt động ổn định của ngân hàng, nhận thức được điều này, chi nhánh đã huy động vốn bằng nhiều hình thức và đã mang lại cho khách hàng một số dư tiền gửi cao trong những năm qua. Do nguồn vốn huy động dồi dào nên đầu tư tín dụng ngày càng mở rộng và tăng trưởng hơn nữa.

Hoạt động của ngân hàng là góp phần nhất định vào sự phục hồi và phát triển nền kinh tế, vì thế cơ chế điều hành lãi suất được đổi mới theo phương hướng nới dần sự kiểm soát và can thiệp hành chính trực tiếp với việc áp dụng cơ chế điều hành theo lãi suất cơ bản đối với vay và cho vay. Lãi suất là một công cụ hết sức nhạy bén để nâng cao nguồn vốn huy động, cho nên mỗi ngân hàng cần có một cơ chế lãi suất linh hoạt phù hợp với tỷ lệ lạm phát trong từng thời kỳ. Vì vậy nghiên cứu thị trường để đưa ra một chính sách lãi suất thích hợp có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác huy động làm tăng nguồn vốn cho ngân

hàng. Có thể nói lãi suất là một phương trình linh hoạt về nghiệm, mà nghiệm của nó được tìm thấy phải phù hợp với cơ chế chính sách của Nhà nước và tình hình phát triển kinh tế của đất nước.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng kinh doanh tại Oricombank tại Bạc Liêu (Trang 43)