Tài trong tranh Đông Hồ

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm Tính minh triết trong tranh dân gian Đông Hồ Việt Nam (Trang 34)

Tranh Đông Hồ xưa kia có đề tài gần như riêng chủng loại như các đề tài về: lịch sử thường gắn với các nhân vật như các tranh: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Đinh Tiên Hoàng Đề tài sinh hoạt như tranh Đấu vật; Đánh đu; Hội sanh: bốn tố nữ cầm, kì, thi, thi, hoạ và đặc biệt nổi bật là tranh các con vật như: các tranh Lợn (lợn đàn, lợn độc, Lợn ăn dáy). Các tranh gà (Gà đàn, gà đại cát, gà - thư hùng, gà trống – Nghinh xuân). Tranh các con vật khác như: Vịt, trâu, chuột, cóc…Con vật khi là đề tài riêng hoặc khi được nghê nhân sáng tạo em bé với gia cầm như bức Vinh Hoa…Hoặc đưa con vật tranh với lối Èn dụ nhằm phản ánh nội dung xã hội con người như các tranh Đám cưới chuột, Thầy đồ cóc… tất cả nội dung tranh đều mang ý nghĩa riêng nhưng khi thể hiện trên tranh bằng các yếu tộ tạo hình (đường nét hình mảng và màu sắc) các nghệ nhân đã tìm được cách bộc lé ý tưởng qua cá đề tài mang tính dân gian màu sắc.

Tranh Tố Nữ

Người phương Đông ngày từ thủa xa xưa đã biết tự mình hạn chế nghiêm ngặt việc sử dụng các phương tiện nghệ thuật. Họ cho rằng càng nhiều phương tiện trí óc càng sinh ỷ lại và lười suy nghĩ dễ bị phân tán mất tập trung vào cái chủ yếu. Chính vì vậy các nghệ nhân xưa đã tìm mọi cách để đơn giản hoá hình vẽ, đường nét nhằm thể hiện những xưa cái bản chất mà người ta thường gọi là cái “thần” của nhân vật. Những hình vẽ mang tính khái quát cao, đồng thời có tính cách điển hình sẽ đáp ứng được lối vẽ trên “tinh thần những không đơn giản”, “ít hình nhưng không Ýt ý” Chính vì vậy tạo hình mang tính ước lệ dân gian, với những hình tượng là những hình ảnh thường ngày đã ăn sâu vào tâm trí mỗi người bào giê cũng có tính biểu cảm và mang tính dân téc cao, đó chính là “ước lệ tạo hình dân gian”

“Ước lệ tạo hình dân gian” thể hiện ở cách tả người tả vật. Ví dô nh: Người thiện thì gương mặt tròn bầu, đôi mắt hiền từ, dáng ngồi dáng đứng khoan thai, nho nhã. Người dữ thì má banh mày xếch, mắt trợn tay dao, tay kiếm, chân "chữ bát" con trai thì trần để lé bộ ngực nở nang, con gái thì yếm thắm, váy dài đôi mắt sắc, mồm mún lại như mỉm cười khuôn mặt tròn trĩnh như trăng rằm tháng tám... Và những quy ước đó để lại những cái riêng của nghệ nhân Đông Hồ.

Khi xây dựng các hình tượng nhân vật phù hợp với đề tài điều đầu tiên được chú ý là dáng, cử chỉ, động tác của nhân vật. Dáng phải động và diễn tả được đúng đặc trưng, tâm trạng, tính cách của nhân vật. Đặc điểm này được thể hiện rất

Đánh ghen

Trong tranh "Đánh ghen" có bốn vật. Mỗi người đều thể hiện một tâm trạng khác nhau: Sự giận giữ của bà vợ cả, sự đanh đá thách thức của cô vợ lẽ, sự tham lam, nhu nhược và giả dối ở ông chồng và sự lúng búng, bối dối của đứa trẻ. Tất cả những tâm trạng này của nhân vật được diễn tả sâu sắc theo đúng đề tài trong tranh: Bà vợ cả với dáng tay chống nạnh, tay lăm lăm cầm kẻo xông vào. Dải thắt lưng bay cuộn về phía sau, tạo dáng động thể hiện sự tức giận khá thành công. Cô vợ lẽ với vẻ mặt vênh lên đưa lọn tóc thách thức. Các nghệ nhân đã vẽ cô trong thế khỏa thân. Anh chồng ở giữa, song nghiêng về phía cô vợ trẻ, đẹp và đang ngăn bà vợ cả. Hình tượng anh chồng có lẽ thành công hơn cả với dáng đứng tay ngăn vợ cả "Thôi thôi vua giận làm lành", tay kia lại đặt lên ngực cô vợ bé. Tính cách nhân vật được thể hiện qua dáng, qua động tác rất điển hình và đặc rưng. Các nhân vật xoay quanh bố cục hình tròn, hướng vào tâm trạng và đều được vẽ bằng các nét cong mềm mại. Đôi khi trong tranh có những nét thẳng dứt khoát tạo thế cân bằng hài hòa cho bức tranh.

Theo quan niệm tạo hình dân gian, khi vẽ quan trọng nhất là diễn tả được cái thần của nhân vật. Tranh dân gian đã làm được điều đó, Các nhân vật mặc dù chưa đúng tỉ lệ, giải phẫu tạo hình... nhưng lại rất sống động trong dáng, trong

Quyền, Quang Trung , Lê lợi... đều là những người có khuôn mặt vuông quắc thước "râu hùm, hàm Ðn, mày ngài" nh Bà Trưng, Bà Triệu, có dáng oai phong, lẫm hệt... Mặc dù vậy- nhưng mỗi người vẫn có một vẻ phong phó, sinh động riêng. Hay với bức tranh "NghØ Tra":

Nghỉ trưa

Nhìn trên tranh ta thấy vẽ hình ảnh một con trâu cày và người nông dân đang ngồi nghỉ. Bức tranh là bản giao hòa về đường nét: Con trâu có hai sõng cong vót, đầu hơi ngoảnh lại phía sau, hai tai đang ve vẩy, trên lưng trâu lại có hai con chim sáo đang đùa nhau. Toàn hộ được nghệ nhân thể hiện bằng những nét đen, thô, đậm, tạo nên sự cứng cáp, khỏe mạnh của con trâu. Trong đó cổ trâu và bóng trâu được nhấn chỉ với một số nét cong dứt khoát vừa tạo ra sù to khỏe, lực lượng của khối cổ, vừa tạo ra sự tròn lẳn, căng đầy của khối bụng. Nhìn con trâu ta có cảm giác nh nã vừa được an no cỏ, đang lim dìm đôi mắt nghỉ ngơi sau một buổi lao động mệt nhọc. Bên cạnh trâu, người nông dân ngồi nghỉ. Một tay để vịn vào chiếc bừa, một tay phe phẩy chiếc quạt lá với vẻ mặt thư thái nhẹ nhàng, các nếp quần áo được mô tả bằng những đường nét thanh thoát, uyển chuyển, tạo sự mềm mại của chất vải. Đôi bàn chân và đôi bàn tay thì gợi tả bằng những nét thô và khỏe hơn vừa tạo được sự mềm mại của da thịt vừa gợi cho người xem thấy được sự rắn chắc vững chãi của một người lực điền khỏe mạnh hay lam hay làm. Và tất cả những điều đó đã thể hiện được đúng sự nghỉ ngơi như tên tranh.

Hay với bức “Hứng dừa" - hình ảnh vẽ cậu con trai bám chót vót trên ngọn cây cao bẻ dừa thả xuống cho cô gái đứng dưới. Nghệ nhân sử dụng toàn đường

cong tập trung diễn tả bộ mặt vênh vênh, ngây ngô và hồn nhiên của một chị nông dân trẻ, phốp pháp dưới gốc cây dừa. Chị nông dân đang vén váy để hứng đón trái dừa trên cao. Chiếc váy được diễn tả bằng những đường nét cong tinh tế gợi lên chất vải mềm mại, nhẹ nhàng. Đối mặt với chị là bộ mặt dí dám, ranh mãnh của anh nông dân mình trần vạm vỡ đang trèo dừa trên cao. Gương mặt của anh cũng được tạo nên bới hệ thống nét cong chính xác và sinh động.

Nhưng cơ thể vạm vỡ cường tráng của anh lại được tạo nên bởi những đường nét thô chắc khỏe thể hiện cơ thể rắn rỏi, sung túc. Hình dáng cây dừa còng được tạo bởi các nét cong nhưng khoẻ khoắn, vững chắc gợi cho ta một cảm giác xù xì của thân cây gỗ, rậm rạp và dày đặc của những tán lá dừa. Nãi chung hình ảnh của những đối tượng được miêu tả trong tranh vừa sinh động vừa chính xác mang trong đó tâm hồn và hơi thở trực tiếp của người vẽ.

Trong tranh vẽ về cảnh sinh hoạt con người là vậy nhưng sẽ thật thiếu sót khi không nhắc tới đề tài con vật trong tranh Đông Hồ.

Những chú lợn béo TÕt là những đề tài nổi bật nhất trong tranh Đông Hồ. Hình ảnh con lợn trong tranh gọi là tranh lợn. Tết năm Hợi mua tranh con ỉn về treo cũng là một cách thưởng thức cái đẹp tạo hình, thực hiện ước mơ năm mới, cuộc sống Êm no sung tóc.

Nghệ thuật vẽ tranh lợn dân gian Đông Hồ đều có phong cách nhất quán, hòa đồng và nổi bật. Các chú ủn ỉn đều có điểm chung là: hình tượng béo tròn, được vẽ theo dáng trông nghiêng. Nghệ nhân sáng tác theo chiều này nhằm làm nổi bật hình dáng béo tốt vốn có của các chú lợn. Trên thân mình lợn đều có hai xoáy âm dương nằm phía trên ngang mình lợn, vị trí gần vai và mông, phía trên của hai chân, thu hót sự chuyển động, làm cho ta càng có cảm giác như con lợn có dáng sinh động.

Những chú ỉn trong tranh thường có mặt to, tai lớn, mắt có vành mi. Mõm lợn nghiêng nhưng mòi lại gần nh quay ra hướng chính diện, tạo dáng ngồ ngộ và động, Chú lợn nào cũng đều có ba ngấn ở mõm. Các nghệ nhân bao giê vẽ tranh cũng không quên vẽ thêm hai ngấn mép của chú lợn để thể hiện hình

chân đế. Lưng lợn có độ cong hơi võng, được thể hiện bằng một hoặc hoặc hai nét to bản.Điều mà các nghệ nhân vẽ tranh bao giê cũng tuân thủ nghiêm ngặt khi vẽ tranh đề tài lợn đó là luôn chú ý vẽ nét to, dày ở ngấn thủ (phần đầu lợn), chân trước, vòng bụng và nét ngấn ở bắp đùi sau. Hình dáng và đường nét to dầy đã tạc nên con lợn có dáng béo, khỏe, vững chãi. Riêng đuôi lợn có những thay đổi linh hoạt, tạo cho mỗi loại tranh lợn có nét độc đáo riêng.

Lợn ăn dáy

Trong bức “Lợn ăn cây dáy”, đuôi lợn xoay ra cong lên ở trên đùi sau. ở bức lợn ăn ở bồn, đuôi lợn lại được đặt trên ngấn khuỷu chân sau. Khác với hai tranh trên, đuôi lợn ở bức lợn đàn đuôi lại để thẳng xuống. Song các đuôi lợn có điểm chung nhất là lông cuối đuôi đều được cách điệu nh mét chiếc quạt hình lá đề và đều quay ra phía trước.

Trên các tranh lợn, các nghệ nhân thường thể hiện đảo ngược điểm nhìn của lông đuôi và mòi lợn, kể cả tai lợn - đều theo hướng trông thẳng, trên toàn thân lợn trông nghiêng pha chút kiểu nghệ thuật bản năng nguyên thuỷ – vẽ mặt nghiêng nhưng mắt lại cho quay ra phía trước, làm hình tượng trong tranh thêm sinh động.

C. KẾT LUẬN

Những tê tranh điệp tươi màu hoà sắc tươi vui, sáng trong, góp phần chào đón năm mới dồi dào sức khoẻ, cuộc sống no đủ, êm Êm. Nội dung trực tiếp của những bức tranh là giá trị nhân bản, đạo lý và khuyến khích vươn tới những mục đích của con người trong xã hội đương thời: lễ trí, nhân nghĩa, phú quý, vinh hoa hoặc tính vui sèng trong lao động và sự yên bình. Nhưng nội dung của những bức tranh Đông Hồ mang đầy tính minh triết của văn học phương Đông về những ước mơ thánh thiện của con người, từ đời này qua đời khác trải bao thăng trầm của lịch sử. Tranh dân gian Đông Hồ còn được lưu truyền đến tận ngày nay. Tranh Đông Hồ đã đi vào ca dao tục ngữ nh mét nét văn hoá đẹp, đặc trưng của làng quê Kinh Bắc xưa:

Hỡi anh đi đường cái quan Dõng chân ngắm cảnh mà tan nỗi sầu

Mua tê tranh điệp tươi màu Mua đàn gà lợn thi nhau đẻ nhiều

Trải qua bao đời nay, các dòng tranh khác nh tranh làng Sình, tranh Kim Hoµng, trang Hàng Trống đều bị mai một. Nhưng tranh làng Hồ vẫn tồn tại. Tuy nhiều thế hệ nghệ nhân tâm huyết với nghề tranh ở làng Hồ ngày nay không còn nhiều nhưng tranh Đông Hồ không vì thế mà mất đi, trái lại tranh dân gian vẫn chinh phục được đông đảo công chúng yêu nghệ thuật không những trong nước mà cả khách nước ngoài. Sức sống của tranh dân gian thật mãnh liệt vượt qua cả thời gian, hoàn cảnh xã hội đến với chúng ta. Tranh dân gian Đông Hồ có vẻ đẹp của hình thức nghệ thuật, màu sắc tươi tắn, bố cục cô đọng, dễ hiểu_ đó chính là tính minh triÕt làm nên giá trị của tác phẩm. Tìm hiểu về tranh dân gian Đông Hồ đã giúp em hiểu được cái hay, cái đẹp, cái giỏi của các nghệ nhân và tranh dân gian xưa, chúng ta càng tự hào về truyền thống nghệ thuật của cha ông ta, tạo cơ sở chúng ta có thể sáng tạo nhiều tác phẩm mĩ thuật vừa hiện đại vừa đậm chất dân téc.

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm Tính minh triết trong tranh dân gian Đông Hồ Việt Nam (Trang 34)