Chóng ta có thể hiểu yếu tố không gian chính là sự xắp xếp bố cục, đường nét, hình khối một cách độc đáo sáng tạo nhằm giúp người xem cảm nhận sự nông sâu, lớn nhỏ, rộng hẹp cho một tác phẩm.
Đối với tranh Đông Hồ, với cách tư duy tạo hình phương Đông đó là các nghệ nhân đều không diễn tả chiều sâu không gian, các nguyên tắc về ánh hay luật xa gần như tranh hiện đại. Mọi hình tượng được in, vẽ trên nền tranh một màu. Mặc dù vậy khi xem tranh chóng ta đều cảm nhận được không gian trong tranh. Không gian đó được tạo bởi các líp, các tuyến nhân vật trước sau, bởi cảnh vật dựng lên một cách ước lệ như trong tranh "Đánh ghen": các nhân vật được đặt ở giữa, trước là chậu hoa, sau là tường, là cây tùng, cho ta cảm được không gian mà các nhân vật hoạt động là trong sân nhà của một gia đình khá giả thời đó. Không gian trong tranh dân gian là không gian mang tính ước lệ.
Phương pháp thể hiện theo không gian ước lệ của phương Đông không miêu tả sự vật đúng nh ta nhìn thấy, nhưng vẫn gợi cho ta cảm giác thời gian, không gian khoảng cách và sự thuận mắt. Đó là thế mạnh của loại hình này.
Lối vẽ không quá lệ thuộc vào thị giác đơn thuần mà vẽ theo cả cái "nhìn thấy, và "cảm thấy" là ý tưởng thể hiện luôn hướng tới một cái không.
Các nghệ nhân Đông Hồ tạo không gian theo lối ước lệ một cách nhuần nhuyễn và hiệu quả. "Không gian ước lệ" thường đi đôi với "ước lệ tạo hình dân gian" những mảng đặc hoặc những mảng trống thường được cân nhắc kỹ càng,
mỗi mảng được sử dụng thường có những ý đồ riêng, vừa thuận mắt vừa chặt chẽ.
ĐÊu VËt
Trong tranh đấu vật ngoài hình tượng của bốn đôi đô vật được các tác giả sắp xếp cân đối. Trên tranh còn hai mảng đậm treo ở phía trên. Hai mảng đậm không biết có phải là hai bánh pháo hay hai xâu tiền thưởng Êy đã gợi cho người xem về diện đứng, phối hợp với nền tranh là diện mặt đất nằm ngang đã tạo nên chiều sâu cho không gian trong tranh. Cứ nh thế, các nghệ nhân đã vẽ các nhân vật, thổi cho họ hồn sống. Đồng thời tạo cho họ một không gian để hoạt động. Các hình tượng trong tranh được sắp xếp theo nhiều bố cục đặc biệt. Có tranh tuân theo cách bố cục trong hình tam giác như tranh “Hứng dừa”; “Đấu vật”, hình chữ nhật như tranh “Gà đàn”, “Lợn đàn”, hình tròn như tranh “Đánh ghen”, hình trứng như tranh “Vinh Hoa”, “Phú quý”... Nghệ nhân xưa vẽ tranh theo quan niệm sống hơn là giống. Vì vậy cảnh vật con người vẽ trong tranh tuy là hình ảnh thực trong cuộc sống, nhưng khi thể hiện vào tranh, nghệ nhân đã tạo dựng bằng đường nét khái quát, hết sức gạn lọc thuần khiết gây được dung cảm cho người xem hơn là vẽ đúng luật giống như thực nhưng lại thô cứng chẳng diễn tả truyền cảm được gì. Tranh dân gian nhỏ bé nên bố cục trong tranh thường chắc gọn chặt chẽ nhưng cũng không kém phần linh hoạt phóng túng. Có
thuật về hình thức và nội dung. Một số bố cục khác là theo tầng, líp. Các nhân vật được dàn trên mặt tranh, không hình mà bị che khuất. Đó là những tranh có bố cục nhiều nhân vật như tranh: “Rước rồng”; “Múa sư tử”; “Đám cưới chuột”...
Chuột rước Rồng
Một sè tranh được bố cục theo kiểu tự do, tuy vậy dù ở cách nào, các tranh đều được bố cục một cách hợp lý, chặt chẽ giữa các tuyến nhân vật, phong cảnh hoặc các mảng hình phụ trợ. Đặc biệt trong mảng tranh nhờ các nhân vật được bố cục thành nhiều hàng ngang, líp trên, líp dưới… Nhưng khi xem tranh ta vẫn thấy hợp lý. Bởi các nghệ nhân đã vẽ hình thuận tay hay mắt. Tranh “Thầy đồ cóc” – một không gian tranh dàn trải. Hình ảnh thầy đồ ngồi oai vệ trên ghế và bên dưới là các học sinh, người học người thì bị phạt. Tất cả các nhân vật trên tranh được vẽ rất tự do không theo mét quy luật nào hết.
Thầy đồ Cóc