Yếu tố màu sắc trong tranh Đông Hồ

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm Tính minh triết trong tranh dân gian Đông Hồ Việt Nam (Trang 29)

Còng nh những ngôn ngữ hội hoạ khác, các yếu tố tạo hình trong tranh Đông Hồ chính là màu sắc, đường nét hìnn mảng. Nhưng nét đặc trưng mang đậm chất minh triết trong tranh đó là yếu tố màu sắc. Các màu trong tranh Đông Hồ thường là các màu nguyên chất, Ýt pha trộn, thường chỉ có 3 đến 4 màu, thiên về các màu sáng và không cần đến các màu ghi trung gian. Khác với cách làm của tranh dân gian Hàng Trống, kĩ thuật làm tranh Đông Hồ là in các bản in màu trước, bản nét được in sau cùng, tranh có bao nhiêu màu thì có bấy nhiêu bản in. Mặt khác chính sự đặc thù của cách chế biến và do kĩ thuật in chồng, in lệch đã tạo thêm các màu mới, tạo nên một số hoà sắc đẹp, sinh động vui mắt, Thêm vào đó, chính những màu sắc vàng, đỏ, trắng của nền cờ giấy điệp cũng đóng góp một phần không nhỏ vào vấn đề tạo nên hoà sắc đẹp. Mỗi một tờ giấy điệp đã Èn chứa một không gian tươi sáng và trong trẻo cho nó. Mỗi một tờ tranh đều có một hoà sắc riêng biệt, không có sự trùng lặp. Cũng là tờ giấy điệp và cũng đủ ngần đấy màu nhưng vẽ lên các tờ điệp có những màu nền khác nhau như vàng, trắng, đỏ đã hoàn toàn khác nhau về sắc thái. Các mảng màu tươi nguyên chất đã phối hợp một cách nhịp nhàng với màu nền sáng của tờ giấy điệp đã tạo nên nhiều màu sắc đẹp, mang một không khí thanh bình, nhén nhịp

tươi vui. Một hoà sắc chỉ có ở tranh Đông Hồ mà không gặp ở thể loại tranh nào khác.

Trong tranh Đông Hồ, các mảng màu và hình được bố trí một cách hài hoà, có nhịp điệu, sự phân bố màu trên các mảng hình đã được kiến tạo thoả đáng. Không dàn đều các mảng lớn nhỏ, không đặt hai mảng màu nào liền nhau. Các mảng màu tươi đặt cạnh nhau đã được nét đen làm dịu đi, ngăn cách và giữ gìn. Các mảng màu có thể gây một Ên tượng rất mạnh thông qua những tác dụng tương phản và bổ túc. Chính sự ổn định về mặt bố cục, các đường nét toàn hình, các cách thức phân mảng hợp lý mà các nghệ nhân làng Đông Hồ đã có thể thay đổi màu của nền và mầu của mảng. Nhịp điệu tổng thể và tổng thể bức tranh vẫn quyện lấy nhau, giá trị nghệ thuật của bức tranh không hề giảm.

Lợn đàn

Trong bức tranh “Lợn đàn”- con lợn mẹ được bố trí bằng một mảng hình to chính giữa, xung quanh là một đàn lợn con đang nghịch ngợm. Con thì vên lá khoai, con thì rúc vào bụng mẹ, con thì nhẩy cả lên lưng con khác. Lợn mẹ được thể hiện với một mày hồng sáng trên thân thể. Hai tai với cái mòi và đuôi màu đỏ son. Màu hồng sáng thể hiện màu lông, màu da thịt của giống lợn ỷ (có bức tranh lợn mẹ được vẽ màu chàm) nhằm diễn tả sự khoẻ mạnh, hồng hào, mắn đẻ của giống lợn ngày trước. Các con lợn con được vẽ bằng các màu vàng, đỏ son, xanh.

được các nghệ nhân của làng nghề sắp xếp một cách tinh tế, tài tình tạo cảnh thanh bình và sự ước mơ về một cuộc sống no Êm, đầy đủ của người dân xưa.

Màu sắc trong tranh Đông Hồ chính là sù hoà hợp của một bản giao hưởng về màu sắc – một bản nhạc với những nốt nhạc trong trẻo, tươi vui. Đó là sự hoà hợp của các sắc độ nóng lạnh và đậm nhạt.

Hứng dừa

Trong tranh “Hứng dừa”- chỉ với bốn mầu”: Xanh, đỏ son, trắng, đen nhưng ta thấy màu xanh được bố trí chạy theo mét nhịp. Bắt đầu từ tán lá cây dừa chạy dọc xuống thân cây và kết thúc ở yếm của chị nông dân. Màu trắng trên cây dừa chạy xuống mặt, thân của hai người đứng dưới gốc cây và cũng kết thúc ở mặt, đôi tay và đôi chân để trần của chị nông dân tạo ra một hình tam giác. Màu đỏ son cũng được sắp xếp với mét nhịp như vậy. Toàn bộ các màu trên được tạo bởi một nhịp điệu uyển chuyển nhịp nhàng. Mặt khác các màu cũng được bố trí đơn giản trên các mảng lớn, nhỏ khác nhau tạo nên một hoà sắc đẹp, nhịp nhàng trong bố cục gọn gàng theo khuôn hình cả tê tranh.

Trong tranh Đông Hồ, các nghệ nhân thường dùng ba hoặc bốn màu cơ bản. Có tranh chỉ dùng hai màu, đặc biệt hơn, có tranh chỉ dùng một màu như bức “kéo co” , “Đấu vật”. Số màu tuy Ýt ỏi nhưng với sự phân mảng và với cách sắp xếp hợp lý thì vẫn gây được Ên tượng phong phó. Xem tranh “Đấu vật”

– trung tâm tranh là hình ảnh ba đôi đô vật đang thi đấu, hình ảnh hai dáng người ngồi cùng hai xâu tiền bên trái bên phải tranh tạo thành một bố cục chặt chẽ. Tất cả người trên tranh chỉ được thể hiện bằng một màu hồng sáng tạo thành các mảng màu cân đối nhau ở trên tranh. Nhưng với những đường nét đen, chắc khẻo tinh tế và nhịp nhàng diễn tả vẻ mặt vui tươi và cơ thể cường tráng của mọi người cộng với màu sáng của tờ giấy điệp đã lên một hoà sắc đẹp, độc đáo, gợi lên không khí hào hứng, vui vẻ của lễ hội thi võ, thi tài ở làng quê Việt Nam xưa. Nó phù hợp với đời sống, hoàn cảnh lịch sử và có một chỗ đứng vững chãi trong nghệ thuật dùng màu của các nghệ nhân làng Đông Hồ.

Tranh dân gian Đông Hồ không có sáng tối nhưng các nghệ nhân đã dùng mảng màu sáng hoặc tươi làm ánh sáng chứ không tả hình khối ba chiều như ảnh hay trong các tranh cổ điển, ánh sáng trong tranh Đông Hồ thường là màu mặt phẳng của tờ giấy điệp. Trong đó có các bảng mảng màu tươi sáng, sắp xếp theo nhịp gợi lên sự sinh động của màu tự nhiên, của ánh sáng tự nhiên trong toàn bộ bố cục.

Gà đàn

Tranh “Gà đàn” là sự sắp xếp các mảng màu sáng to hay nhỏ, bên trái hoặc bên phải đã tạo cho cảm giác ánh sáng trải rộng trên toàn bộ tờ tranh. Đó là sự

phẳng làm biện pháp chủ đạo cho sự diễn tả nông sâu bằng ánh sáng thực nên sáng tối chính là các mảng màu tươi, tương phản lẫn nhau, tạo nên một mạch nhịp chuyển động khá táo bạo.

Màu sắc trong tranh cũng góp phần tạo nện chất cảm làm cho tranh Đông Hồ thêm hoàn thiện. Chỉ bằng những chất liêụ thiên nhiên dân dã, các nghệ nhân làng Hồ đã tạo cho mỗi người, con vật, cái cây trong tranh một hình thái khác nhau và gợi nên đủ loại chất liệu. Trong tranh “Vinh hoa” – hình ảnh của em bé được diễn tả bằng màu sáng gợi chất mơn mởn, bụ bẫm, khẻo mạnh của da thịt. Mảng màu đỏ son gợi chất mát nhẹ, mền mại của vải. Hình ảnh con gà diễn tả bằng mảng màu vàng sáng lớn ở phần ngực, chân với màu xanh, đỏ sẫm, đen xen kẽ gợi nên cái căng nở, săn chắc của con gà trống khoẻ mạnh, cứng cáp có cái mào đỏ thắm như cái mũ của quan văn và có cả đôi cựa sắc lạnh như thanh kiếm của quan võ.

Hình ảnh con gà trong tranh Đông Hồ còn đi vào ca dao, tục ngữ Việt Nam. Nhà thơ Tó Xương đã viết trong tác phẩm của mình:

“Đì đẹt ngoài sân trang pháo chuột Om sòm trên vách bức tranh gà”

Khác với các màu sắc khác, mài đen trong tranh Đông Hồ thường được dùng để in nét và bao giê cũng được in sau cùng. Nhưng có một số tranh màu đen trở thành một màu chính có chất biểu cảm cao và có một vai trò quyết định

thu phong nhất tướng” (một hình ảnh gió mùa thu) – hình tượng con trau có cặp sừng nhọn hoắt, vểnh tai nghe sáo, nghênh ngang cùng chú mục đồng được thể hiện bằng một mảng màu đen, to, chắc khoẻ. Xen với một vài mảng xanh nhỏ điểm xuyến bè trí ở chính giữa tranh tạo nên sự khoẻ mạnh, cứng cáp, vững chãi của chủ trâu này-một thứ tài sản được coi là “đầu cơ nghiệp” của người nông dân Việt Nam xưa và nay. Với các cách thức sử dụng mầu nh trên, có thể coi đó là một ưu điểm đáng quý của nghệ nhân làng Hồ. Dù màu sắc và cách sử dụng đơn giản nhưng vẫn gây được hiệu quả phong phú về hoà sắc, về chất biểu cảm, về không gian tràn ngập ánh sáng trong tranh.

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm Tính minh triết trong tranh dân gian Đông Hồ Việt Nam (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w