Đánh giá tổng quát về bài trắc nghiệm

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn nhằm kiểm tra đánh giá chất lượng kiến thức chương dòng điện không đổi của học sinh lớp 11 trung học (Trang 126)

9. Cấu trúc của luận văn

3.5.4. Đánh giá tổng quát về bài trắc nghiệm

Giá trị thu đƣợc Giá trị lý thuyết

- Điểm trung bình toàn bài: 31,08 - Độ lệch chuẩn: 7,72

- Hệ số tin cậy: 0,75

- Độ khó của bài trắc nghiệm: 54,2% - Sai số tiêu chuẩn đo lường: 3,14

- Trung bình lý thuyết: 2 50 4 / 50  =31,25

- Độ khó vừa phải lý thuyết:

2 25 100 %= 62,50% Nhận xét:

- Điểm trung bình toàn bài thấp so với điểm trung bình lý thuyết.

- Hệ thống câu hỏi có độ phân biệt tốt, kể cả mồi nhử. Hệ thống 50 câu có độ phân biệt dương từ tạm được đến tốt.

- Độ khó của bài trắc nghiệm 54,2%.

Đối chiếu điểm trung bình thực tế của bài thực nghiệm với điểm trung bình lý thuyết có độ lệch là: 31,25- 31,08 = 0,17 . Độ lệch này ở bài có 50 câu hỏi với điểm tối đa 50, là độ lệch ít. Điều này cho thấy bài trắc nghiệm vừa sức với đối tượng học sinh thực nghiệm.

- Hệ số tin cậy r = 0,75, hệ số này tương đối cao. Điều này nói lên rằng, điểm của mỗi học sinh do bài trắc nghiệm xác định chính xác điểm thật của học sinh ấy; hay nói cách khác mức độ khác biệt do bài trắc nghiệm đo được so với điểm thực của học sinh là nhỏ.

- Độ lệch chuẩn: 7,72 cho thấy độ phân tán điểm trong phân bố là lớn. - Sai số tiêu chuẩn đo lường: 3,14

Qua việc phân tích thực nghiệm chúng tôi thu được một số kết quả sau:

- Học sinh đạt điểm trung bình chiếm tỉ lệ 23,33%; từ trung bình trở lên đạt 61,65%; đường phân bố thực nghiệm có dạng phân bố chuẩn Gauxơ, phản ánh hệ thống câu hỏi phân biệt tốt năng lực học tập của nhóm học sinh.

- Tỉ lệ trung bình kết quả đạt được theo mục tiêu đạt độ cao ở mức nhận biết, thông hiểu và thấp ở mức vận dụng, điều này phản ánh chính xác tình hình học tập của học sinh.

- Từ chỉ số độ khó của các câu, chúng tôi nhận thấy các câu hỏi dễ và có độ khó vừa phải tập trung vào kiến thức có sẵn hoặc các bài toán chỉ áp dụng công thức ở tình huống quen thuộc.

Mức độ hơi khó liên quan tới các kiến thức có biến đổi so với sách, các câu hỏi kiểm tra sự hiểu về mối quan hệ của các đại lượng trong định luật Ôm cho đoạn mạch có nguồn ghép với điện trở thuần và định luật Ôm toàn mạch; cách ghép các nguồn giống nhau thành bộ để sử dụng phù hợp dụng cụ tiêu thụ điện trong thực tế; quan hệ U,I phụ thuộc vào đặc tính của mạch; điện trở tương đương trong mạch; suất điện động, suất phản điện.

Điều này cần chú ý để khắc phục trong quá trình dạy và học. Các câu khó là những câu phải vận dụng tổng hợp các kiến thức.

Qua thực nghiệm chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

- Bước đầu chúng tôi thu được kinh nghiệm về quy trình trong việc soạn thảo câu TNKQNLC để kiểm tra đánh giá.

- Việc tổ chức kiểm tra chia thành nhiều đề khắc phục được tình trang quay cóp.

- Điểm số bài TNKQNLC công bằng, khách quan, được xử lý nhanh chóng. - Bước đầu soạn thảo và đưa ra thử nghiệm cho thấy hệ thống câu TNKQNLC đạt được các yêu cầu cơ bản theo tiêu chí về các chỉ số thống kê.

- Qua phân tích thực nghiệm phát hiện những thiếu sót của học sinh. Điều này cho phép nhận định cần kết hợp phương pháp kiểm tra đánh giá bằng TNKQ với phương pháp kiểm tra đánh giá khác nhằm nâng cao chất lượng kiểm tra đánh giá chất lượng kiến thức của học sinh.

Kết luận chƣơng 3

Bài trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn đã soạn về kiến thức kỹ năng chương "Dòng điện không đổi"lớp 11 PTTH theo các mục tiêu nhận thức và được sử dụng để kiểm tra đánh giá 120 học sinh (45 học sinh trường THPT An Dương, 40 học sinh trường Hải An, 35 học sinh trường Lê Quí Đôn). Kết quả làm bài của học sinh được dùng làm cơ sở để đánh giá hệ thống câu TNKQNLC và đánh giá kết quả học tập chương "Dòng điện không đổi" của học sinh về nhóm thực nghiệm.

Về việc đánh giá hệ thống câu hỏi

- Hệ thống câu nhìn chung có độ phân biệt khá tốt, kể cả các mồi nhử. - Độ khó của các bài thực nghiệm là 52,2% nghĩa là mức độ khó vừa phải. - Phân bố điểm tương đối tốt, số học sinh đạt yêu cầu của bài trắc nghiệm là 61,15%

- Với kết quả trên, theo chúng tôi có thể lấy hệ thống câu này để đánh giá chất lượng học tập của học sinh lớp 11 THPT sau khi học xong chương " Dòng điện không đổi"

Đối với kết quả thực tế của bài kiểm tra các học sinh thực nghiệm

- Theo mục tiêu thì điểm trung bình đạt cao ở mức độ nhận biết và thấp ở mức độ thông hiểu, vận dụng, điều này đã phản ánh được đúng tình hình học tập của học sinh; đây là tình trạng phần đông học sinh còn học vẹt, nặng nề về thuộc nhớ, tái tạo; vì thế không hiểu bản chất của vật lý. Khả năng vận dụng kiến thức để giải các bài toán phức tạp còn kém.

- Thực tế kết quả cho thấy một số câu hỏi kiểm tra kiến thức cơ bản của chương nhưng nhiều học sinh trả lời sai. Nguyên nhân do học sinh còn học lệch, một số kiến thức học sinh không chú ý đến. Ví dụ: kiểm tra về điện trở dây dẫn đồng chất, tiết diện và chiều dài không đổi phụ thuộc vào nhiệt độ như thế nào; Kiểm tra kiến thức về các công thức định luật Ôm toàn mạch và đoạn chỉ chứa điện trở thuần. Một số câu nhận biết học sinh chọn sai quá nhiều. Nguyên nhân do học sinh nhớ máy móc, không mang tính hệ thống, tổng quát vì thế mắc lỗi nhớ thiếu kiến thức hoặc nhớ nhầm kiến thức này sang kiến thức khác hoặc nhớ chưa đầy đủ. Các câu khó tập trung ở mức độ vận dụng linh hoạt, điều này cho thấy học sinh chưa tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập.

- Đối với chúng tôi, việc thực nghiệm sư phạm đã bước đầu giúp chúng tôi tích luỹ được kinh nghiệm cần thiết trong công việc soạn thảo câu TNKQNLC, từ việc lập kế hoạch đến việc soạn thảo và kiểm tra đánh giá học sinh, đánh giá hệ thống câu trắc nghiệm.

- Với những thành công và kinh nghiệm trên chúng tôi hy vọng rằng trong thời gian tới sẽ có điều kiện soạn thảo hệ thống câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn cho các phần vật lí phổ thông khác.

KẾT LUẬN CHUNG

Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là một bộ phận hợp thành rất quan trọng của quá trình dạy học. Bởi cấu trúc của quá trình dạy học đòi hỏi phải có sự vận hành của thành phần liên hệ ngược. Kiểm tra đánh giá khách quan chính xác sẽ phản ánh đúng việc dạy của thầy, việc học của trò; từ đó giúp cho người thầy có phương hướng để điều chỉnh hoàn thiện phương pháp dạy học của mình. Thực tế cho thấy, với phương pháp kiểm tra truyền thống, các bài tự luận khó có thể cho giáo viên thông tin phản hồi nhanh và chính xác trên một vùng kiến thức rộng. Xuất phát từ cơ sở thực tiễn và lý luận chúng tôi thấy bên cạnh các phương pháp kiểm tra đánh giá truyền thống cần kết hợp sử dụng các phương pháp kiểm tra đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan, trong đó có TNKQNLC.

Đối chiếu nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài và giả thiết khoa học đã đề ra, chúng tôi đã đạt được các kết quả sau:

- Hệ thống lại cơ sở lý luận về kiểm tra đánh giá nói chung và cơ sở lý luận của phương pháp TNKQNLC nói riêng.

- Chỉ ra được các hình thức kiểm tra đánh giá khả thi với quá trình dạy học. Đặc biệt phân tích sâu về các hình thức trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn.

- Trên cơ sở lý luận về kiểm tra đánh giá và xuất phát từ mục tiêu cần đạt được khi giảng dạy chương " Dòng điện không đổi" lớp 11 THPT chúng tôi đã xây dựng được một hệ thống gồm 50 câu dạng TNKQNLC nhằm kiểm tra đánh giá sự nắm vững kiến thức của học sinh. Sau mỗi câu hỏi đều nêu rõ mục đích của câu hỏi nhằm kiểm tra kiến thức nào trong chương và phân tích các phương án lựa chọn.

- Dựa vào kết quả TNSP, ở mỗi câu chúng tôi đều đã tính độ khó, độ phân biệt, phân tích mồi nhử để chỉ ra được nguyên nhân gây sai lầm ở học sinh và đưa ý kiến rút kinh nghiệm về giảng dạy.

- Qua hai vòng thực nghiệm và sử dụng phương pháp thống kê, cho thấy hệ thống câu là khả thi và có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên trong kiểm tra và đánh giá cũng như có thể dùng hệ thống câu làm bài tập cho học sinh tự kiểm tra, đánh giá mình.

Với kết quả đạt được ở trên, đề tài đã đạt được các nhiệm vụ đặt ra. Qua quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi rút ra được các bài học:

+ Phương pháp TNKQNLC là loại trắc nghiệm có thể cho thông tin phản hồi nhanh về tình hình, khả năng học tập của học sinh. Từ đó giáo viên có thể nhận định về tình hình chung của học sinh với những khó khăn, sai lầm mà họ gặp phải làm cơ sở để cải tiến phương pháp dạy học. Cũng qua bài kiểm tra, học sinh có thể tự đánh giá mình, tự nhận ra những sai lầm mà mình thường mắc để có kế hoạch tự bổ sung, hoàn thiện kiến thức. Với phương pháp này có thể tránh được tình trạng học tủ, học lệch, quay cóp.

+ Do điều kiện thời gian và khuôn khổ của luận văn nên TNSP mới chỉ tiến hành hai lần và tiến hành trên diện chưa rộng nên việc đánh giá còn có những hạn chế nhất định. Nếu có điều kiện, có thể dùng hệ thống câu để kiểm tra, đánh giá học sinh trên diện rộng và mở ra các buổi giao lưu trao đổi từ những lựa chọn sai của học sinh để tìm ra nguyên nhân sai lầm mà học sinh hay mắc phải, từ đó đổi mới phương pháp dạy học khắc phục các sai lầm của học sinh một cách triệt để hơn. Mặt khác, để đánh giá các mục tiêu, nhận thức của học sinh một cách khách quan và chính xác hơn thì trên cơ sở hệ thống câu TNKQNLC chúng ta có thể tổ chức TNSP lần 3 theo cách thức chia hệ thống câu hỏi thành 3 bài kiểm tra độc lập theo ba mục tiêu nhận thức (Nhận biết, thông hiểu, vận dụng). Điều đó có nghĩa là hệ thống câu TNKQNLC là một hệ thống câu hết sức linh hoạt trong kiểm tra đánh giá nói chung.

+ Mỗi câu trắc nghiệm muốn đạt được độ khó, độ phân biệt mong muốn phải được thử nghiệm, phân tích và điều chỉnh nhiều lần trên các mẫu khác nhau; sau đó nhập vào ngân hàng câu TNKQNLC ở trường THPT, từ đó giúp cho

việc soạn đề thi dùng kiểm tra kết quả học tập trở nên dễ dàng, đáp ứng yêu cầu kiểm tra đánh giá của môn học.

- Cần nâng cao tính tự học, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, tự nghiên cứu tài liệu dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo thì mới đạt được mục tiêu đào tạo; cần kết hợp đánh giá của thầy và đánh giá của trò.

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh cho đến nay vẫn cần có sự kết hợp của nhiều phương pháp kiểm tra, đánh giá. Dựa vào mục đích và chức năng cụ thể của bài kiểm tra mà chúng ta quyết định chọn phương pháp kiểm tra đánh giá nào cho phù hợp. Để việc kiểm tra, đánh giá đạt tính nghiêm túc, khách quan, công bằng và tránh tình trạng dạy tủ, học tủ thì phương pháp TNKQ phát huy được tính ưu việt của mình.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn nhằm kiểm tra đánh giá chất lượng kiến thức chương dòng điện không đổi của học sinh lớp 11 trung học (Trang 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)