Vốn và nguồn vốn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tổ chức sử dụng đất của một số mô hình kinh tế trang trại khu vực miền núi phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn Lấy ví dụ tại huyện bắc hà ,tỉnh lào cai (Trang 47)

Để phát triển kinh tế trang trại đòi hỏi phải có vốn mà nguồn vốn trước hết phải dựa vào sự tích tụ vốn của các chủ trang trại.

Theo số liệu điều tra của nhóm GS Nguyễn Đình Hương lượng vốn bình quân của một trang trại ở nước ta laf 291,43 triệu đồng, trong đó giữa các địa phương khác nhau lượng vốn bình quân cũng rất khác nhau. Xu hướng chung là các trang trại ở các tỉnh phía Bắc có lượng vốn trang trại thua xa so với các trang trại ở phía Nam. Lượng vốn bình quân :ủa các trang trại từ Nghệ An ra Bắc thấp hơn các trang trại ờ phía Nam 3,6 lần. Tuy nhiên dù ở Nam hay Bắc thì các trang trại đều có đặc điểm chung là nguồn vốn tự có :hiếm tỉ trọng từ 80 - 90%, trong đó có những tỉnh có số liệu khá cực đoan như Đắk Lắc ráíi vốn tự có chiếm tới 96%, G ia Lai, Lâm Đồng là 93%.

Trong số vốn vay hạn chế, tỷ lệ vay vốn từ ngân hàng tương đối cao ở phía Nam như Gia Lai chiếm 65,5% tổng vốn vay, Đắk Lắc 66,345, Lâm Đồng 63,2% riêng Ninh Thuận cao tới 73,83% [14 ]. Trong khi đó nguồn vốn vay của các trang trại ở phía Bấc lại dựa chủ yếu vào quan hệ họ hàng, bạn bè, đầu tư ứng trước hoặc vốn vay dự án.

Trong tương quan chung, số liệu thống kê ở Lào Cai cho thấy vốn tự có chiếm tới 80% tổng số vốn. Trong số 20% vốn vay thì các trang trại ở Lào Cai có tỉ lệ vay của bạn bè, họ hàng chiếm phần lớn còn vốn vay từ ngân hàng chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ. Đây cũng là đặc điểm nói lên tính chất hạn hẹp về qui mô sản xuất, kinh doanh và bước đi khó khăn của cơ sở sản xuất nhỏ lẻ tiến lên loại hình sản xuất hàng hóa trong quy mô trang

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tổ chức sử dụng đất của một số mô hình kinh tế trang trại khu vực miền núi phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn Lấy ví dụ tại huyện bắc hà ,tỉnh lào cai (Trang 47)