Một số kiến nghị về luật nhà nước trong thanh toán

Một phần của tài liệu Quy trình thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ đối với mặt hàng thép inox xuất khẩu sang thị trường châu âu của công ty cổ phần phát triển thương mại bắc vi (Trang 46)

Việt Nam bước vào nền kinh tế thị trường. Hoạt động ngân hàng sôi động nhất khi có sự hiện diện ngày càng nhiều của các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt là các chi nhánh ngân hàng lớn trên thế giới. Thanh toán xuất nhập khẩu của các nước tăng không những về kim ngạch mà còn về quy mô nhưng mặt trái của nó là tranh chấp phát sinh ngày càng nhiều và phức tạp đòi hỏi sự xét xử kịp thời và công minh của các cơ quan pháp luật đưa vào pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế. Nhưng hiện nay không có văn bản nào trong luật của Việt Nam đề cập đến mối quan hệ pháp lý giữa giao dịch hợp đồng ngoại thương của người mua hoặc người bán với giao dịch chứng từ ở ngân hàng.

Để thực thi cơ chế quản lý ngoại hối, ngân hàng Việt Nam có những văn bản quy định trách nhiệm kiểm tra của các chứng từ có liên quan khi chuyển tiền ra nước ngoài của khách hàng. Thế nhưng trong nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu các ngân hàng không được hướng dẫn cụ thể việc kiểm tra giấy phép khi phát hành thư tín dụng. Cho nên cần có những văn bản quy định các ngân hàng trong việc kiểm tra giấy phép khi ngân hàng phát hành thư tín dụng.

Trong nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu, các ngân hàng thương mại đã và đang vận dụng các thông lệ quốc tế không chỉ trong lĩnh vực ngân hàng mà còn trong các lĩnh vực khác như vận tải, bảo hiểm nhằm bảo vệ quyền lợi của mình. Tuy nhiên các biện pháp này đạt hiệu quả như thế nào còn tùy thuộc vào các quy định trong nước. Vì vậy cần phải có văn bản pháp lý quy định rõ vấn đề này trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Giao dịch tín dụng chứng từ là dịch vụ của ngân hàng. Mối quan hệ này cũng cần phải được pháp lý hóa trên cơ sở luật pháp quốc gia. Vì vậy cần phải có quy chế văn bản hướng dẫn giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu, giao dịch này tuy là của ngân hàng nhưng liên quan đến nhiều ban ngành trong nước như Bộ Thương mại, Tổng cục

Hải quan, phòng Thương mại… Nên cần sự chặt chẽ của các cơ quan hữu quan tạo sự nhất quán cho việc ban hành cũng như áp dụng và thi hành để phân định rõ quyền lợi và trách nhiệm của các bên trong giao dịch thanh toán.

KẾT LUẬN

Đẩy mạnh xuất khẩu là một trong những vấn đề rất cần thiết trong hoạt động kinh tế của nước ta hiện nay. Có thể nói hiệu quả của hoạt động xuất khẩu về mọi mặt là hết sức to lớn, nó không những mạng lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho công ty kinh doanh xuất nhập khẩu, cho ngân sách nhà nước mà còn góp phần đáng kể vào ổn định xã hội, tạo công ăn việc làm cho người dân.

Để hoạt động xuất khẩu phát huy được vai trò của mình, đòi hỏi bên cạnh những biện pháp tác động trực tiếp, hoạt động thanh toán quốc tế trong xuất khẩu hàng hóa cũng phải hết sức được coi trọng làm soa cho thất thông suốt, ổn định.

Ngày nay, cùng với sự phát triển của buôn bán quốc tế, của khoa học kỹ thuật, nhiều phương thức thanh toán mới xuất hiện để các doanh nghiệp xuất nhập khẩu lựa chọn. Mỗi phương thức đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng đòi hỏi mỗi doanh nghiệp khi lựa chọn phải có sự cân nhắc và xem xét kỹ lưỡng dựa trên hoạt động kinh doanh của mình.

Qua thực tiễn tại công ty cổ phần phát triển thương mại Bắc Việt, có thể thấy rằng hoạt động thanh toán đối với hoạt động xuất khẩu của công ty là một bộ phận không thể thiếu, góp phần tăng đáng kể kim ngạch xuất khẩu của công ty. Trong thời gian tới, trước nhiều khó khăn và thách thức mới, công ty đang cố gắng tăng trưởng hoạt động xuất khẩu của mình và hoàn thiện hơn nữa hoạt động thanh toán quốc tế.

Một phần của tài liệu Quy trình thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ đối với mặt hàng thép inox xuất khẩu sang thị trường châu âu của công ty cổ phần phát triển thương mại bắc vi (Trang 46)