Biến đổi cơ bản trong lối sống của nông dân Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Tìm hiểu những biến đổi trong lối sống của nông dân Việt Nam hiện nay.PDF (Trang 65)

2.2.1. Biến đổi trong cách thức lao động của nông dân Việt Nam hiện nay

Lối sống truyền thống của nông dân Việt Nam cho thấy, tính chất cá thể, phân tán, thủ công, thuần nông và ổn định là đặc trưng cơ bản trong cách thức lao động để nông dân để duy trì sự t n tại của mình. Hiện nay, dưới tác động của quá trình đô thị hóa, ruộng đất canh tác của nông dân Việt Nam thu hẹp dần, cùng với sự phát triển của nền kinh tế nhiều thành phần và thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, lao động của nông dân có nhiều thay đổi.

Trước hết, đã hình thành và phát triển sự phân công, chuyên môn hóa trong lao động của nông dân. Tính chất thủ công của công cụ sản xuất và lao động đang từng bước được thay thế bằng tính chất hiện đại với việc áp dụng ngày càng nhiều công nghệ tiên tiến vào sản xuất.

Dưới tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và cơ chế kinh tế thị trường, sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất nông nghiệp không chỉ thể hiện ở năng suất lao động tăng lên không ngừng, ở trình độ phân công lao động xã hội theo hướng ngày càng tiến bộ, ở những công cụ, phương tiện ngày càng được cải tiến mà c n được thể hiện tập trung ở yếu tố cơ bản của nó - người nông dân trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Bởi khi hộ nông dân trở thành đơn vị kinh tế tự chủ, người nông dân vừa là

65

chủ đất, chủ vốn, vừa là chủ phương thức sản xuất nên họ có cách hành động riêng trong sử dụng sức lao động và tư liệu sản xuất. Thực tế đổi mới chứng minh là: người nông dân của cơ chế mới đã tận dụng những khả năng tổng hợp của mình tạo nên những thửa ruộng đạt năng suất cao, những vật nuôi, những sản phẩm có hiệu quả kinh tế lớn. Quá trình đổi mới, người nông dân cũng có nhiều biến đổi về trình độ khoa học, kỹ thuật, khoa học quản l .

Người nông dân có khả năng vận dụng những thành tựu khoa học mới vào sản xuất kinh doanh. Trước đổi mới, khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp tương đối khó khăn bởi tính bảo thủ của người nông dân. Ngày nay, cũng những người nông dân ấy, khi làm chủ ruộng đ ng, họ lại hết sức nhạy cảm và tự tìm đến với khoa học kỹ thuật. Với mục đích vượt khoán, những nhu cầu về giống mới, phân bón, thuốc trừ sâu, và những biện pháp thâm canh trở thành phổ biến đối với người nông dân. Họ tự đi tìm giống mới, tìm hiểu quy trình sản xuất, thời vụ, thời tiết, tự giác thực hiện các quy trình kỹ thuật. Nhu cầu lai tạo giống, ph ng chống dịch bệnh cho vật nuôi, cây tr ng… là những nhu cầu thiết yếu với người nông dân. Rõ ràng, cơ chế mới đã góp phần th c đẩy việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp.

Trong cơ chế mới, người nông dân đã tìm đến thành tựu khoa học kỹ thuật cụ thể, áp dụng nó vào quá trình canh tác của mình. Có thế nói, khoa học kỹ thuật đã thẩm thấu vào từng người nông dân Việt Nam, vào công cụ sản xuất, quy trình canh tác, vào lực lượng sản xuất và trở thành yếu tố trực tiếp của lực lượng sản xuất. Chính điều đó tạo ra những cơ sở vật chất để người nông dân có thể từng bước chuyển sang người nông dân của thời đại mới.

Trình độ khoa học kỹ thuật được nâng lên c n thể hiện ở vốn hiểu biết về tổ chức và quản l sản xuất của người nông dân được nâng cao hơn. Người nông dân tự làm chủ quá trình sản xuất nên họ chủ động lựa chọn các dịch vụ kỹ thuật thích hợp để thâm canh có hiệu quả, nhằm tăng năng suất, tiết kiệm

66

chi phí, tận dụng sức lao động, thời gian lao động, đất đai, phân bón… Từ những tính toán trong quá trình sản xuất, người nông dân quen dần với công tác tổ chức sản xuất và quản l . Họ làm chủ sản xuất, có những hiểu biết nhất định về kinh tế thị trường. Họ tự xác định phương hướng sản xuất, lập và điều chỉnh kế hoạch sản xuất, có thức tự giác sử dụng lao động và ruộng đất một cách tiết kiệm và hiệu quả. Muốn đứng vững trong cơ chế thị trường, nông dân phải năng động để có sự hiểu biết nhất định về nhu cầu của xã hội đối với sản phẩm nông nghiệp để chủ động sản xuất. Chính vì thế, nông dân hiện nay rất quan tâm đến những thông tin và chính sách của nhà nước, có thức hơn trong việc bảo vệ quyền lợi của mình. Họ quan tâm hơn đến hoạt động của Hội nông dân, Hội khuyến nông, Hội nghề nghiệp… để được gi p đỡ và bảo vệ quyền lợi. Những nhu cầu này của nông dân sẽ dần th c đẩy quá trình dân chủ hóa ở nông thôn và nâng cao năng lực ở chính quyền cơ sở, tạo nên một giai cấp nông dân với lối sống tích cực, năng động, sáng tạo trong sản xuất khác về chất với lối sống giai cấp nông dân truyền thống.

Những phương thức sản xuất tiên tiến, hiện đại của thế giới đã mở mang và nâng cao tầm hiểu biết cũng như phương thức hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, kh c phục tầm tư duy và thao tác của nền sản xuất nông nghiệp, thủ công; nâng người nông dân lên tầm tư duy và thao tác của nền sản xuất công nghiệp. Đây chính là cơ sở vững ch c đưa phương thức sống, phương thức hoạt động của người nông dân Việt Nam lên trình độ cao, phù hợp với phương thức sống hiện đại. Có thể nói, đây là điều kiện thuận lợi cho việc làm phong ph và hiện đại hóa lối tư duy, lối thao tác, lối sống cụ thể trong các hoạt động kinh tế, xã hội và văn hóa của người nông dân Việt Nam.

Thứ hai, lao động thuần nông chuyển sang lao động nông nghiệp và phi nông nghiệp

67

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và đô thị hóa đã làm cho điện tích đất canh tác bị giảm mạnh [xem Bảng 2.1 Phụ lục]. Đó là nguyên nhân gây nên hiện tượng dư thừa lao động hay thiếu việc làm ở nông thôn. Do vậy, nông dân đã tham gia vào nhiều ngành nghề khác để kiếm sống [xem Bảng 2.2 Phụ lục]. Cơ cấu nghề nghiệp của nông dân thay đổi căn bản. Ngoài bộ phận lao động nông nghiệp, nông dân c n tham gia các ngành nghề khác như tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh buôn bán nh , nghề tự do…. Tập trung rõ nhất ở các tỉnh Hải Dương, B c Ninh, Bình Dương… Đây chính là l do, khiến nhiều người, thậm chí cả các nhà nghiên cứu thấy băn khoăn trong việc xác định thành phần giai cấp xã hội hiện nay.

Cùng với sự đa dạng trong phương thức kiếm sống của nông dân tại chỗ c n có hiện tượng di chuyển lao động ra kh i địa phương để kiếm sống (họ có thể đến các khu công nghiệp ngoài địa phương để làm ăn, có thể đi xuất khẩu lao động…).

Như vậy, quá trình đô thị hóa đã có những tác động mạnh mẽ tới khu vực nông nghiệp, nông thôn. Về thực chất cần phải nhấn mạnh rằng, đô thị hóa không chỉ thể hiện ở chỗ dân số đô thị tăng, số lượng thị trấn, thị tứ tăng, mà điều quan trọng hơn là đã làm thay đổi hoạt động kinh tế của vùng nông thôn từ thuần nông sang phát triển đa ngành, cùng với sự giảm tỷ trọng sản xuất nông nghiệp, xu hướng tỷ trọng sản xuất công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn tăng nhanh. Điều đó không chỉ thể hiện ở số lượng làng nghề, giá trị sản xuất và lực lượng lao động trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng nhanh mà c n thể hiện ở các hoạt động dịch vụ phát triển như: số lượng chợ nông thôn đã tăng (năm 2001, cả vùng nông thôn đ ng bằng sông H ng có 1.202 chợ, trong đó 62,83% số xã có chợ. Năm 2006 có 1.253 chợ (67,23%). Đây là điểm tiến bộ cho thấy đời sống và mức sinh hoạt của nhân dân nông thôn đã được cải thiện.

Khu vực nông thôn c n là nơi có nhiều ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống phát triển. Với một nền kinh tế tự t c, tự

68

cấp và sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, việc phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề là một xu thế tất yếu trong phát triển nông thôn. Thực tế phát triển các làng nghề đã có những tác động mạnh mẽ tới kinh tế - xã hội nông thôn. Sự tác động rõ rệt nhất là góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; chuyển dịch mạnh việc làm nông nghiệp sang các ngành có thu nhập cao hơn, nâng cao mức sống và thu nhập cho người lao động; và đặc biệt góp phần quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề do giới hạn của tự nhiên như sự hạn hẹp và manh m n về đất đai, sự tăng nhanh về dân số, bằng việc mở rộng ngành nghề, tạo ra nhiều việc làm phi nông nghiệp ở khu vực nông thôn.

Từ thực tế phát triển, có thể nói rằng sự phát triển của các làng nghề đã tạo ra nhiều việc làm tại chỗ, gi p cho người lao động nông thôn tìm được việc làm có thu nhập, và làm việc theo phương châm “ly nông bất ly hương”. Trong tình hình hiện nay, sự phát triển của làng nghề không chỉ có vai tr quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho số lao động nông thôn khi đến tuổi lao động, hoặc trong thời gian lao động nông nhàn, mà c n tạo việc làm cho những nông dân bị mất ruộng, thiếu đất sau khi bị thu h i, hoặc cho những lao động thuần nông có thu nhập quá thấp ở nhiều địa phương.

Thứ ba, lao động có tính ổn định chuyển sang lao động có tính biến đổi thường xuyên

Sự đa dạng trong phương thức sống của nông dân cũng kéo theo sự biến động thường xuyên trong lao động cũng như lối sống của nông dân Việt Nam. Một mặt sự tác động của cơ chế thị trường, làm cho người nông chủ động và cũng năng động hơn trong cuộc sống. Trong nông nghiệp, sản xuất tự cấp đang dần chuyển sang sản xuất hàng hóa. Sản phẩm lao động của nông dân có thể cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước. Lao động để cung cấp loại sản phẩm nào ra thị trường phụ thuộc phần nhiều vào nhu cầu của xã hội. Nhu cầu của xã hội lại thường xuyên biến đổi, nên lao động của nông dân cũng

69

không thể ổn định với một loại sản phẩm nhất định như trước đây. Mặt khác, quá trình đô thị hóa lại đưa đến xu hướng giảm diện tích đất canh tác của nông dân, và hiện tượng di chuyển lao động từ địa phương này sang địa phương khác, từ nông, lâm, ngư nghiệp sang thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại…

Sự không ổn định trong lao động cũng là một nguyên nhân d n đến hình thành lối sống mở, động thay thế dần cho lối sống tĩnh, khép kín của nông dân Việt Nam.

Như vậy, dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, của cơ chế thị trường, đô thị hóa nông thôn… cách thức lao động, phương thức kiếm sống của người nông dân đã có nhiều biến đổi. Thu nhập của nông dân đã ngày càng được nâng cao. Qua đó làm thay đổi đời sống vật chất và tinh thần cho người nông dân, đặc biệt lối sống của người nông dân cũng có nhiều biến đổi. Tuy nhiên, mặt trái của quá trình này là sự xuất hiện hiện tượng thất nghiệp hoặc thiếu việc làm ở một bộ phận không nh nông dân Việt Nam. Sự phân hóa, phân tầng trong nông dân di n ra và ngày càng sâu s c.

2.2.2. Biến đổi trong cách thức tiêu dùng của nông dân Việt Nam hiện nay

Cách thức tiêu dùng của con người trong mỗi giai đoạn của lịch sử đã tạo nên văn hóa tiêu dùng đặc trưng cho mỗi giai đoạn lịch sử đó. Ngày nay, dưới tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, sự phát triển của kinh tế thị trường cũng như quá trình toàn cầu hóa, cách thức tiêu dùng của người Việt nói chung và của nông dân Việt Nam nói riêng đang có nhiều biến đổi.

Điều kiện kinh tế phát triển đã phá vỡ tập quán ăn truyền thống, nâng cao mức tiêu dùng của người nông dân Việt Nam. Cùng với chính sách mở cửa của cơ chế thị trường, dưới tác động của những thông tin nhiều chiều, những quan niệm xưa của người dân “ăn ch c, mặc bền”, “ăn no, mặc ấm” đã và

70

đang dần dần thay thế bằng tiêu chí “ăn ngon, mặc đẹp”. Cơ cấu bữa ăn trong gia đình cũng thay đổi. Trước đây, bữa ăn truyền thống của người Việt thường có ba thành phần chủ yếu là: cơm - rau - cá, những sản phẩm lao động trực tiếp của nông dân. Hiện nay, do đời sống được nâng cao hơn, cơ cấu bữa ăn chính của người Việt hiện cũng đã cải thiện đáng kể theo hướng gia tăng các món nhiều dinh dưỡng sử dụng nguyên liệu động vật. Các món ăn đã chế biến sẵn có mặt ngày càng nhiều trong mỗi bữa ăn, do hàng hóa trên thị trường thành thị cũng như nông thôn ngày càng có xu hướng cá tính hóa.

Nếu như người Phương Tây coi trọng văn hoá cá nhân thì người Phương Đông lại qu trọng gia đình hơn. Chính vì vậy, trong văn hoá Việt Nam thì văn hoá gia đình đóng một vai tr quan trọng. Trong đó đặc biệt là bữa cơm gia đình luôn được mọi người Việt quan tâm. Bữa cơm không chỉ là nơi để g n kết các thành viên lại gần nhau hơn mà c n tạo nên nét độc đáo riêng trong văn hoá Việt. Người nông dân Việt Nam thường đánh giá quan hệ tình cảm của mỗi gia đình qua bữa cơm. Bữa cơm đông đủ thành viên và không khí đầm ấm thể hiện một gia đình ấm c ng. Đối với mỗi người nông dân, gia đình là gốc, là giá trị truyền thống hình thành nên con người. Vì vậy, có thể coi bữa cơm là một biểu tượng cho văn hoá Việt Nam. Thông qua mỗi bữa cơm gi p mọi thành viên trong gia đình hiểu nhau hơn chia sẻ được mọi điều và g n kết mọi người lại với nhau. Bữa cơm gia đình là một giá trị văn hoá trong bản s c Văn hoá Việt Nam. Đối với bộ phận nông dân ở những vùng cận thị, hoặc nơi có nhiều biến động về ruộng đất canh tác, thì bữa cơm với đầy đủ các thành viên trong gia đình không c n được duy trì thường xuyên. Đó cũng là một biểu hiện của xu hướng ly tâm trong gia đình Việt Nam nói chung và gia đình của một bộ phận nông dân nói riêng.

Trong nhiều năm qua, quá trình đô thị hóa di n ra nhanh chóng cùng với tốc độ phát triển kinh tế, d n đến thay đổi toàn diện bộ mặt xã hội nông thôn, trong đó có kiến trúc nhà ở. Các khu công nghiệp, khu đô thị mới ngày càng

71

được mở rộng, thu hẹp dần nhiều cánh đ ng l a thẳng cánh c bay. Đường làng thay thế dần bằng phố làng. Nhà cao tầng kiên cố với khoảng sân khiêm tốn đã dần dần thay cho ngôi nhà đất, nhà ngói, sân gạch, ao cá trước kia. Đó cũng là một sự phát triển trong lối sống của nông dân hiện nay. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển ấy lại xuất hiện những vấn đề cần được nghiên cứu nghiêm túc nếu muốn xây dựng một lối sống văn minh, hiện đại, bền vững ở nông thôn.

Kiến tr c nông thôn một số vùng hết sức tự do, tùy tiện. Từ "ngói hóa" chuyển sang “bê-tông hóa”. Nhiều xóm làng đang thay da đổi thịt trong sự thiếu quy hoạch. Sự khuếch tán ấu trĩ kiến tr c thành thị thể hiện ở việc thay

Một phần của tài liệu Tìm hiểu những biến đổi trong lối sống của nông dân Việt Nam hiện nay.PDF (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)