1.2.1 Cơ sở hình thành lối sống truyền thống của nông dân Việt Nam
Lịch sử hình thành, phát triển của dân tộc Việt Nam cũng là lịch sử hình thành, phát triển lối sống của người Việt Nam nói chung và nông dân Việt Nam nói riêng. Nó được vun đ p, được làm phong ph và đậm đà hơn thông qua hoạt động lao động sản xuất, chiến đấu, học tập và giao tiếp xã hội trong
35
nội bộ quốc gia và sự giao lưu văn hóa với các dân tộc khác. Lối sống cũng như một d ng sông chảy mãi không ngừng về phía trước. Đó là quá trình tiến hóa của lối sống, loại b những mặt thấp kém, lạc hậu, cải tạo cái cũ, đ ng thời phát huy những mặt tốt đẹp, bổ sung những mặt mới, tiên tiến và phát triển lối sống theo hướng văn minh, hiện đại.
Lối sống truyền thống của dân tộc cũng như của người nông dân được hình thành dựa trên nền văn minh nông nghiệp tr ng l a nước và cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giữ gìn độc lập dân tộc. Bên cạnh những mặt không c n phù hợp là những mặt tiến bộ mang tính nhân văn sâu s c hướng tới thời đại mới của lối sống - lối sống khoa học - dân chủ - nhân đạo. Văn hóa đạo đức, tập quán thường thể hiện rõ trong hoạt động lao động sản xuất của con người, tức là thể hiện trong lối sống của họ. Nhìn vào lối sống sẽ thấy được truyền thống của một dân tộc. Trong xã hội có giai cấp, lối sống mang tính giai cấp. Chẳng hạn như trong xã hội phong kiến, lối sống của giai cấp nông dân khác với lối sống của giai cấp địa chủ. Người nông dân cần cù lao động, chịu thương chịu khó, sống thanh đạm và rất tình nghĩa. C n giai cấp địa chủ, do không phải trực tiếp lao động sản xuất, lại có uy quyền nên chỉ biết sống hưởng thụ. Những tập quán phục vụ cho lợi ích của giai cấp thống trị thì được duy trì, khuyến khích phát triển, c n những tập quán nào có hại cho quyền uy của nó thì nhất định bị ngăn cấm, xóa b . Chính vì thế, cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội cũ không những di n ra trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự mà c n bộc lộ thường xuyên trong lĩnh vực lối sống.
Phải nói rằng, trước đây, để thống trị nước ta, đế quốc xâm lược phương B c và phương Tây đã dùng những chính sách đ ng hóa nhằm mục đích phá hủy lối sống cổ truyền của dân tộc, từ đó, xóa b l ng yêu nước, làm nhụt chí tự lực tự cường của nhân dân và mục đích cuối cùng của ch ng là thiết lập sự thống trị trên đất nước ta. Cho nên, về mặt lẽ sống, ch ng đã đầu độc nhân dân ta bằng một hệ thống giáo l tạo nên một tâm l khiếp nhược,
36
phục tùng. C n về mặt nếp sống, ch ng b t nhân dân ta phải theo phong tục của ch ng. Suốt mấy nghìn năm đấu tranh, nhân dân ta đã kiên cường, bất khuất bảo vệ lẽ sống, lối sống và phong tục lâu đời của mình. Trong hoàn cảnh đất nước lâu ngày nằm dưới ách thống trị của các giai cấp bóc lột, nhân dân ta đã thấm thía những đau khổ, tủi nhục của một cuộc sống nô lệ. Lấy l tưởng “độc lập, tự do” làm lẽ sống, nhân dân ta đã liên tục chiến đấu nhằm đánh đuổi giặc ngoại xâm, lật đổ ách áp bức, xây dựng nếp sống và lối sống xứng đáng với vinh dự và phẩm chất của người Việt Nam nói chung và người nông dân Việt Nam nói riêng.
Thế kỷ XX đối với xã hội Việt Nam được đánh dấu bằng những sự kiện lịch sử hết sức to lớn, thành công của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng h a, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Tiếp đó là cuộc chiến tranh giữ nước kéo dài hơn 30 năm, lần lượt đánh th ng hai đế quốc Pháp và Mỹ, thống nhất đất nước, đi theo theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Với cuộc Cách mạng Tháng Tám, vị thế người nông dân từ chỗ người dân của một nước nô lệ, bị hai tr ng áp bức thực dân và phong kiến trở thành người dân của một nước độc lập, tự do. Với th ng lợi của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, từ chỗ là một quốc gia rất ít được biết tới, Việt Nam trở thành một địa chỉ nổi tiếng, nơi hợp lưu của những lu ng tư tưởng tiến bộ, các giá trị nhân văn của loài người. Trong bối cảnh lịch sử đó, các giá trị về quốc gia, nhân phẩm, quyền sống…trong người nông dân cũng thay đổi, từ đó lối sống của họ cũng có những biến đổi sâu s c. Người nông dân thoát kh i áp bức, bóc lột sống tự tin hơn, phấn khởi, tin tưởng vào tương lai hơn. Từ chỗ vua ch a là chủ nhân của đất nước đ ng thời cũng là chủ nhân của chính họ, nay họ được làm chủ bản thân mình, được quyết định cuộc sống của mình. Từ chỗ đời sống vật chất của họ phụ thuộc vào ruộng đất của địa chủ, nay cuộc cải cách ruộng đất đã trả ruộng đất về cho dân cày. Từ chỗ tầm m t bị giới hạn bởi lũy tre làng, trong
37
cuộc cách mạng và hai cuộc kháng chiến đã có trên ba triệu người đi bộ đội, nhiều người trở thành cán bộ thoát ly kh i quê hương và rất nhiều cuộc di dân đã phá vỡ rất nhiều phong tục, tập quán, thói quen trong cộng đ ng làng xã; thay đổi triệt để nhiều quan niệm về đất nước, quê hương, d ng họ, gia đình và chính bản thân mỗi người. Lối sống khép kín theo kiểu “ta về ta tắm ao ta” bị phá vỡ từng mảng lớn.
Lịch sử các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã thay đổi các giá trị trong người nông dân, thay đổi lối sống của người nông dân theo hướng mở, đặt cái ta lên trên cái tôi, đặt lợi ích dân tộc, đất nước lên trên lợi ích riêng, đặt niềm tin vào Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước dân chủ nhân dân thay thế cho niềm tin vào nhà nước phong kiến và hệ thống thần quyền. Những thay đổi về lối sống này nhìn chung theo xu hướng tiến bộ, tích cực nhưng không tránh kh i xu hướng cực đoan, hư vô, phủ định sạch trơn quá khứ, đối lập siêu hình truyền thống và hiện tại hoặc ảnh hưởng các xu hướng xã hội, tư tưởng bên ngoài giáo điều, thiếu chọn lọc, sáng tạo.
Nói đến lối sống truyền thống của nông dân Việt Nam là nói đến nếp sống, nếp nghĩ, lối ứng xử có tính ổn định tương đối xuyên suốt lịch sử của cộng đ ng dân cư nông dân ở nông thôn Việt Nam. Nó phản ánh điều kiện sống, sinh hoạt, truyền thống lịch sử, văn hóa… của người nông dân qua các thời kỳ lịch sử. Nó được kế thừa, vun đ p từ đời này qua đời khác. Do đó, truyền thống bao giờ cũng mang ba đặc trưng cơ bản: tính cộng đ ng, tính ổn định và tính lưu truyền. Tất nhiên, những đặc trưng đó chỉ có nghĩa tương đối vì bản thân lối sống truyền thống cũng có quá trình hình thành, phát triển và biến đổi. Mỗi khi hoàn cảnh lịch sử, cơ sở kinh tế - xã hội và hệ tư tưởng thay đổi thì lối sống truyền thống cũng có nhiều biến đổi, vừa có mặt kế thừa và phát huy, vừa có mặt đào thải và loại b , và vừa có sự hình thành những truyền thống mới. Trong những điều kiện tự nhiên, cùng với vị trí địa l , môi
38
trường sinh thái, trải qua hàng chục vạn năm lịch sử kể từ khi con người xuất hiện trên lãnh thổ Việt Nam và hàng nghìn năm xây dựng, bảo vệ đất nước trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể của dân tộc, cộng đ ng các dân tộc Việt Nam đã tạo lập cho mình một di sản truyền thống tinh thần phong ph , đa dạng trên phương diện lối sống, lối ứng xử… Trong di sản đó, nổi bật lên những giá trị bền vững và trường t n tiêu biểu cho bản lĩnh, bản s c, sức sống và phẩm giá của dân tộc.
Như vậy, điều kiện sống và hoàn cảnh lịch sử cụ thể đều có tác động sâu s c đến sự hình thành và phát triển của lối sống. Do vậy, nghiên cứu lối sống truyền thống của nông dân Việt Nam, trước hết ch ng ta phải xem xét từ những khía cạnh này.
Nằm trong khu vực Đông Nam Á, khí hậu nhiệt đới gió mùa, n ng l m mưa nhiều, Việt Nam là một quốc gia có hệ thống sông ng i, kênh rạch dày đặc, đất đai và hệ động - thực vật phong ph . Cư dân nông nghiệp sống tập trung ở hai vùng đ ng bằng lớn là đ ng bằng sông H ng và đ ng bằng sông Cửu Long, đất đai phì nhiêu, màu mỡ, phù hợp với phát triển kinh tế nông nghiệp, đặc biệt là tr ng l a nước. Song khí hậu nước ta luôn biến đổi, lượng mưa lớn nhưng phân bố lại không đều theo mùa, vùng lãnh thổ. Vì vậy, từ bao đời nay, việc trị thủy luôn là công việc quan trọng của nhà nông và của cả quốc gia. Trong dân gian, “giặc thủy” luôn được xếp là nạn lớn số một, truyện Sơn Tinh Thủy Tinh chính là kết quả của sự hình tượng hóa công việc trị thủy vô cùng kh c nghiệt, một mất một c n của con người Việt Nam và nông dân Việt Nam.
Thực tế nói trên đặt ra cho cuộc sống nông dân ta nỗi vất vả (hạn hán, lũ lụt…) được truyền từ đời này qua đời khác. Thậm chí nó đi vào ca dao, tục ngữ, kh c vào nỗi nhớ của mỗi người nông dân Việt Nam. Do điều kiện tự nhiên kh c nghiệt, thêm vào đó đất chật người đông, đất đai cũng kém màu mỡ hơn… Chính vì vậy, người nông dân có thói quen lao động cần cù, chịu khó “một n ng hai sương”, căn cơ, tiết kiệm ph ng l c “tháng ba ngày tám”.
39
Hơn nữa, Việt Nam là một quốc gia có vị trí nằm ở khu vực ngã ba Đông Nam Á, từ đây có thể mở rộng giao lưu với nhiều nơi trong khu vực và quốc tế. Đó là một thuận lợi để phát triển. Tuy nhiên, đặc điểm đó cũng đặt ra cho người Việt Nam nhiều vấn đề phức tạp trong quan hệ láng giềng, đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ chủ quyền dân tộc. Trong quá trình t n tại và phát triển, Việt Nam đã phải đương đầu với nhiều cuộc chiến tranh xâm lược, bành trướng của phong kiến tàn bạo thời cổ đại, trung đại và những cường quốc đế quốc chủ nghĩa thời cận đại, hiện đại. Như vậy, nói đến lịch sử Việt Nam là nói đến lịch sử chống giặc ngoại xâm. Rõ ràng, quá trình dựng nước, trị thủy luôn được tiến hành song song với quá trình giữ và bảo vệ đất nước. Đây chính là những yếu tố quan trọng tạo dựng nên truyền thống yêu nước, tính cố kết cộng đ ng của người Việt Nam. Đặc điểm ấy cũng là những nhân tố quan trọng hình thành và củng cố phong cách tư duy, lối ứng xử cũng như lối sống, tính cách người nông dân Việt Nam.
Nếu như các yếu tố thiên tai, địch họa tác động đến việc hình thành các đặc điểm của lối sống truyền thống của nông dân Việt Nam thì nền kinh tế cũng là nhân tố ảnh hưởng đặc biệt rõ nét đến lối sống người nông dân qua các thời kỳ lịch sử.
Đặc trưng của nền kinh tế trong xã hội Việt Nam từ trước đến nay chủ yếu v n là nền kinh tế tiểu nông, sản xuất nh , manh m n. Ở đó, người nông dân trực tiếp thâm canh trên mảnh ruộng của mình. Hầu hết họ là những người lao động nghèo khổ, có ít đất đai để canh tác, sản phẩm làm ra không nhiều, chỉ vừa đủ cho cuộc sống tằn tiện, “ăn bữa nay, lo bữa mai”. Về căn bản, họ chưa phải là người nông dân sản xuất hàng hóa.
Trong lịch sử, người nông dân Việt Nam hầu hết là chăm chỉ làm ăn, lo toan, chịu khó, ít quan tâm đến chính trị. Vấn đề chi phối họ, cuốn h t họ là làm thế nào có đủ ruộng đất, mưa thuận gió h a để sản xuất được mùa, có được cuộc sống ấm no ngay trên mảnh ruộng của chính họ. Như vậy, nền kinh tế tiểu nông độc lập, manh m n, lạc hậu đã tác động rất lớn đến lối sống của
40
người nông dân làm cho lối sống của họ mang nét đặc thù khác biệt với lối sống của người buôn bán, khác với lối sống của tầng lớp bóc lột trước đó.
Thêm vào đó, xã hội Việt Nam đã trải qua chế độ phong kiến B c thuộc hàng nghìn năm, chế độ thực dân kiểu cũ và mới hơn một trăm năm. Mỗi một thời kỳ là một thiết chế chính trị khác biệt, nhưng đều tác động đến lối sống người nông dân, để lại dấu ấn rất nặng nề và nhiều nỗi thống khổ không sao kể xiết. Với tính chất là kẻ đi xâm lược và thực sự muốn đ ng hóa nhân dân ta, chính quyền đô hộ chỉ lo chèn ép, bóc lột, vơ vét của dân, không lo tổ chức sản xuất, trị thủy, ngăn sông, lấn biển mở rộng đất đai. Nhưng suốt mấy nghìn năm lịch sử, trải qua bao thời đại, chiến lược đ ng hóa của ch ng đã thất bại trước sức mạnh chí của dân tộc Việt Nam – một dân tộc nh bé, gan dạ, kiên cường, có truyền thống văn hóa lâu đời, mang bản chất dân tộc độc đáo. Chính truyền thống lâu đời đó là một trong những căn nguyên giữ cho dân tộc ta không bị đ ng hóa bởi văn hóa ngoại lai. Vì vậy, người dân Việt Nam nói chung mà chủ yếu là nông dân, vừa đấu tranh để giữ gìn bản s c dân tộc, vừa tiếp thu giá trị văn hóa từ bên ngoài một cách có chọn lọc.
Như vậy, điều kiện tự nhiên vừa ưu đãi, vừa kh c nghiệt; nền kinh tế tiểu nông, sản xuất nh , manh m n, kỹ thuật thủ công, thô sơ, lạc hậu; sự thống trị hà kh c của chế độ phong kiến và chế độ thực dân, truyền thống dựng nước và giữ nước đã tích hợp lại thành các nhân tố tác động đến từng người nông dân, để lại dấu ấn trong lối sống của họ với sự phát triển của truyền thống lịch sử.
Có thể nói rằng, nền kinh tế tiểu nông đã t n tại hàng ngàn năm ở Việt Nam cùng với chế độ phong kiến, chế độ thuộc địa nửa phong kiến và văn hóa làng xã đã góp phần tạo nên đặc điểm lối sống truyền thống đa dạng, phong ph và phức tạp của người nông dân.
1.2.2. Đặc điểm lối sống truyền thống của nông dân Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp, nằm trong khu vực Đông Nam Á, vì vậy, nông dân là một lực lượng chủ yếu trong cơ cấu xã hội, đ ng thời cũng là lực lượng lao động chính, tạo ra phần lớn của cải cho xã hội Việt Nam
41
từ truyền thống đến hiện đại. Từ điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và lịch sử, lối sống truyền thống của giai cấp nông dân Việt Nam là sự thể hiện sâu s c nhất, rõ nét nhất lối sống của dân tộc Việt và lối sống ấy cũng chính là cái phản ánh bản s c văn hóa của dân tộc Việt Nam, để phân biệt với văn hóa của các dân tộc khác trên thế giới cũng như khu vực. Khi xem xét lối sống truyền thống của nông dân Việt Nam từ các phương diện như: phương thức lao động, tiêu dùng, tư duy, quan hệ ứng xử, tín ngưỡng, l hội và phong tục tập quán, lối sống của nông dân Việt Nam có một số đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, phương thức lao động của nông dân Việt Nam mang tính chất cá thể, lạc hậu, phân tán, tự cấp, tự túc.