Một số giải pháp mang tính định hướng để phát huy những mặt tích cực, khắc phục những mặt tiêu cực của kinh tế thị trường trong xây dựng

Một phần của tài liệu Tác động của kinh tế thị trường đến gia đình hạt nhân Việt Nam. Qua khảo sát ở huyện Đông Anh - Hà Nội (Trang 85)

cực, khắc phục những mặt tiêu cực của kinh tế thị trường trong xây dựng gia đình hạt nhân ở Đông Anh.

Để phát huy những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của kinh tế thị trường trong xây dựng gia đình hạt nhân ở Đông Anh, chúng ta cần thực hiện những giải pháp sau:

Một là, nhóm giải pháp xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế

Đông Anh là một huyện có nhiều khu công nghiệp, có nhiều làng nghề truyền thống. Kết cấu hạ tầng trong những năm qua, đã được đầu tư tương đối tốt, đường liên thôn liên xã, phần lớn đã được bê tông hóa, đường làng ở nhiều địa phương đã được mở rộng. Tất cả những điều kiện đó đã tạo thuận lợi cho kinh tế của huyện phát triển. Song hiện nay, đường làng ngõ xóm của một số địa phương còn chật hẹp, cần được mở rộng để tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông hàng hóa. Một điều đáng quan tâm là tình trạng ô nhiễm môi trường ở nhiều làng nghề vẫn còn tồn tại, gây nên những hậu quả khôn lường về sức khỏe cho nhân dân, vì vậy huyện cần chỉ đạo các làng nghề, các khu công nghiệp xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường. Cần nhanh chóng xây dựng những cơ sở công nghiệp, những làng nghề tập trung, đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường,

Về cơ sở vật chất, Đông Anh là huyện có nhiều khu công nghiệp, nhiều người ở địa phương khác đến lao động, lập nghiệp trên quê hương Đông Anh.

Phần lớn những công nhân địa phương khác đến lập nghiệp ở huyện đang phải thuê nhà trọ trong dân. Điều kiện sống của nhiều công nhân chưa được đảm bảo. Vì vậy, nhà nước cần kết hợp với các doanh nghiệp đầu tư xây dựng những khu chung cư để giúp công nhân có nơi ăn chốn ở với giá thuê thấp, xây dựng nhà trẻ, nhà mẫu giáo để đáp ứng nhu cầu học tập, vui chơi giải trí của con em họ. Trong trường hợp chưa có điều kiện xây dựng những khu tập thể cho công nhân, các doanh nghiệp cần có chính sách hỗ trợ để công nhân thuê nhà ở. Về phía địa phương, các xã nên thống nhất giá thuê phòng, có sự quản lý chặt chẽ của địa phương để các bên đều có lợi đảm bảo cuộc sống của công nhân. Huyện cũng cần đưa ra những quy chuẩn về xây dựng phòng trọ và kiểm tra chặt chẽ trong quá trình xây dựng để đảm bảo những yêu cầu chung vệ sinh, môi trường ở các khu dân cư.

Huyện cần đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền vận động để bà con nông dân thực hiện dồn điền đổi thửa theo chủ trương của Nhà nước. Chỉ trên cơ sở dồn điền đổi thửa, mỗi gia đình có một diện tích đủ lớn năm bảy sào tới một mẫu, mới có thể thực hiện việc công nghiệp hóa nông nghiệp, mới thực hiện được thâm canh chuyên canh. Hiện nay nhiều địa phương đã thấy được hiệu quả của việc thực hiện cơ giới hóa trong nông nghiệp. Khi sử dụng máy móc, mỗi vụ có thể tiết kiệm từ 300.000- 400.000 đồng chi phí cho một sào mỗi năm. Nhưng hiện nay nhiều thôn, nhiều xã vẫn đang sản xuất rất manh mún, không thể đưa máy móc vào sản xuất. Có dồn điền đổi thửa chúng ta mới nâng cao được năng suất lao động, cải thiện đời sống của người nông dân.

Huyện cần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng chuyển đổi sản xuất nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa- dịch vụ. Cần tổ chức những lớp tập huấn phổ biến kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, các loại cây, con cho nông dân để tránh thất bại do thực hiện không đúng kỹ thuật. Tăng cường chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật để chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, hình

thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung quy mô lớn tạo sản phẩm hàng hóa có chất lượng và hiệu quả kinh tế cao như: rau an toàn Vân Nội, Tiên Dương, Nam Hồng, Cổ Loa, Nguyên Khê; lúa chất lượng cao Thụy Lâm, Dục Tú; hoa, cây cảnh tại Uy Nỗ, Tiên Dương, Tàm Xá, Kim Chung, Kim Nỗ; cây ăn quả tại Xuân Nộn, Nguyên Khê; chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản Dục Tú,Vân Hà… Huyện đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động xây dựng nông thôn mới, cần làm thế nào để người dân Đông Anh chuyển tinh thần anh hùng trong chiến đấu sang lao động sản xuất để làm cho nông thôn Đông Anh ngày càng giàu đẹp.

Hiện nay, trên địa bàn huyện đang có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Một phần lớn đất nông nghiệp đã được chuyển sang xây dựng các khu công nghiệp, người nông dân mất đất canh tác, nhu cầu làm việc tăng trong khi đó họ lại chưa có sự chuẩn bị để hội nhập vào xã hội đô thị. Do đó, cần phải hỗ trợ các gia đình nông thôn có thời gian để chuẩn bị hòa nhập, để họ không mất đi phần tư liệu sản xuất và bị bần cùng hóa.Thực tế, kinh tế hộ gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc phát huy các thành phần kinh tế trên địa bàn huyện. Nhiều hộ gia đình trong huyện làm kinh tế giỏi, nhiều mô hình VAC, kinh tế hỗn hợp, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, du lịch, dịch vụ… đã thu được kết quả cao. Kinh tế hộ gia đình đã góp phần quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, góp phần hạn chế các tệ nạn xã hội. Khi sử dụng tiền đền bù, giải tỏa, các gia đình không nên chỉ đầu tư vào xây dựng nhà cửa, mua sắm đồ đạc, mà nên chú ý đến vấn đề học nghề, chuyển đổi việc làm cho các thành viên trong gia đình, phát huy lợi ích của số vốn đó.

Vấn đề lao động và việc làm đang là vấn đề được chính quyền quan tâm, lo lắng bởi đây cũng là vấn đề ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Việc lấy đất xây dựng các khu công nghiệp đã làm cho người nông dân mất đất,

diện tích đất nông nghiệp bị giảm sút, trong khi đó lực lượng lao động không thay đổi khiến cho nhiều người nông dân không có việc làm. Hơn nữa, với số tiền đền bù đất, nhiều người cho rằng họ không phải lao động vất vả nữa, nên tự cho phép mình hưởng thụ số tiền đó một cách thoải mái. Và đây là đối tượng để những kẻ xấu lợi dụng lôi kéo vào các tệ nạn xã hội. Để giải quyết việc này, cần phải chú ý những biện pháp thực hiện sau:

- Phát huy thế mạnh của các làng nghề truyền thống ở một số địa phương như: Liên Hà, Vân Hà, Dục Tú, Thụy Lâm, Bắc Hồng…để giải quyết lao động nông nghiệp dôi dư do ảnh hưởng của đô thị hóa. Cần xây dựng hệ thống luật pháp để các làng nghề phát triển đúng chủ trương, pháp luật của nhà nước, để không ngừng mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Việc phát triển làng nghề là thực hiện chủ trương của Đảng, người nông dân “ly nông chứ không ly hương” là con đường có hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề lao động- việc làm trong huyện. Khi người lao động có việc làm thì tệ nạn xã hội giảm đi, kinh tế- xã hội ở huyện phát triển, an ninh- chính trị được giữ vững, đó là điều kiện cho xây dựng gia đình hạnh phúc, no ấm.

- Để làm được việc này, cần có chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất vay vốn, miễn giảm thuế, hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Có chính sách hỗ trợ đào tạo để những ngành nghề truyền thống không bị mai một. Việc khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống không những giải quyết được việc làm cho lao động trong gia đình, trong làng xã mà còn thu hút được lao động từ các nơi khác đến làm thuê. Ví dụ: gỗ- mỹ nghệ ở Vân Hà- Liên Hà, trồng rau sạch ở Vân Nội, cơ khí ở Dục Tú …một cơ sở sản xuất ít nhất có từ 4- 6 người làm việc. Đồng thời làng nghề truyền thống phát triển còn kéo theo nhiều dịch vụ khác, tạo ra công ăn việc làm cho người lao động.

- Việc phát triển làng nghề truyền thống góp phần nâng cao chất lượng đời sống gia đình, đồng thời cũng là nơi bảo lưu và giữ gìn những giá trị văn hóa làng nghề. Khi thu nhập của người dân làng nghề ngày một cao thì diện mạo của các làng nghề trở nên phong phú hơn. Hơn nữa, trong đời sống văn hóa, làng nghề truyền thống là một cộng đồng cư dân sinh sống thành phường hội. Làng là một cộng đồng nhỏ về văn hóa mà các cá nhân trong đó cùng chung một phong tục tập quán, có chung một tín ngưỡng tâm linh và những thiết chế đình chùa miếu mạo. Các giá trị văn hóa đó được thể hiện một cách hữu hình trên các sản phẩm truyền thống của làng, đặc biệt là các bức tranh thêu, các đường nét trạm khắc trên gỗ, trên đá… Nếu đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa mà thiếu ý thức bảo tồn nghề thủ công thì những nét văn hóa độc đáo ấy sẽ bị mai một.

- Tích cực đào tạo, nâng cao tay nghề cho người lao động, bồi dưỡng kiến thức cho người quản lý. Cần phải có chính sách đào tạo đi trước một bước. Trong thời gian qua việc đào tạo lao động chưa được chú ý nên khi các công trình công nghiệp được xây dựng đã không thu hút được lao động của huyện mà phải thu hút lao động của các vùng lân cận. Do đó cần tăng cường đầu tư cho các trung tâm đào tạo nghề hiện có của huyện, xã. Tiếp tục xã hội hóa và đa dạng hóa các hoạt động đào tạo nghề như các cơ sở dạy nghề tư nhân, các trường dạy nghề dân lập, tư thục.

- Chính quyền cũng cần có những chính sách cho việc phát triển các ngành nghề tại chỗ, tạo thêm nhiều việc làm cho người dân bởi hiện nay do tình trạng thiếu việc làm hoặc công việc ở địa phương mang lại thu nhập thấp khiến cho nhiều người phải làm ăn ở nơi khác, đây là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng và đe dọa đến sự tồn tại và phát triển của gia đình

Hai là, nhóm giải pháp về xây dựng luật pháp, cơ chế vận hành của bộ máy nhà nước, xây dựng quy chuẩn đạo đức

Việt Nam đang xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Một trong những đặc trưng quan trọng của nhà nước pháp quyền là quản lý xã hội bằng pháp luật, là giải quyết các quan hệ xã hội trên cơ sở luật pháp. Hiện nay, Việt Nam đã xây dựng được nhiều bộ luật, đó là những điều kiện thuận lợi cho kinh tế - xã hội Việt Nam phát triển những năm qua. Tuy nhiên, luật pháp Việt Nam còn thiếu và còn yếu. Nhiều đạo luật chưa chặt chẽ, chưa phù hợp do vậy nhiều người còn lách luật để làm ăn bất chính, nhiều đạo luật còn chồng chéo, mâu thuẫn nhau dẫn tới khó thực hiện hoặc mỗi nơi thực hiện một cách. Do vậy đòi hỏi chúng ta cần phải tiếp tục hoàn thiện luật pháp nhất là những đạo luật liên quan tới gia đình như vấn đề lao động việc làm, bình đẳng giới, chống bạo hành, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng…

Huyện, các xã, các thôn cần nghiên cứu kỹ những đạo luật để trên cơ sở những đạo luật đó mỗi làng, mỗi xã xây dựng hương ước cho phù hợp với địa phương. Trên cơ sở hương ước đó mỗi người, mỗi gia đình thấy được vai trò, vị trí quyền lợi của mình trong làng, xã mà tự giác thực hiện. Thứ nữa, phải đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến luật pháp trong dân để dân tự giác thực hiện, có hiểu biết luật pháp mới biết tôn trọng luật, làm theo luật. Có như vậy luật mới đi vào trong cuộc sống.

Hiện nay, một trong những hạn chế của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam nói chung, bộ máy nhà nước nói riêng là bộ máy còn chồng chéo, còn chưa có sự phân công rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ giữa các bộ phận. Do vậy, sự phối hợp các bộ phận trong hệ thống chính trị, giữa các bộ phận trong bộ máy nhà nước còn nhiều hạn chế. Để nâng cao chất lượng hệ thống chính trị nói chung, bộ máy nhà nước nói riêng cần phải đổi mới mọi mặt hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa và thực hiện cải cách bộ máy

nhà nước. Trong đổi mới hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa cần phải làm rõ Đảng lãnh đạo như thế nào? Lãnh đạo lĩnh vực nào? Bằng cách nào? Về bộ máy nhà nước, phải làm rõ mối quan hệ giữa các bộ phận trong bộ máy nhà nước, mối quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới, mối quan hệ giữa các bộ, các ngành với các địa phương để bộ máy nhà nước không chồng chéo nhau, đồng thời cũng không buông lỏng quản lý.

Trên cơ sở hệ thống luật pháp, trên cơ sở những vấn đề chung của đất nước, huyện, xã, thôn, cần rà soát lại, cụ thể hóa cho phù hợp với đặc điểm của địa phương, đặc điểm của các xã. Nâng cao hiệu quả quản lý của chính quyền cơ sở, quan tâm đến công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân, giải quyết kịp thời, dứt điểm đúng quy định của pháp luật, không để tình trạng khiếu kiện phức tạp, đông người xảy ra. Xây dựng chính sách đãi ngộ phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ cho lực lượng chuyên trách, bán chuyên trách đảm bảo an ninh trật tự như: công an xã, dân quân tự vệ, dự bị động viên…để thực hiện có hiệu quả công tác đấu tranh, ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Các cơ sở cần xây dựng và hoàn chỉnh Quy chế thực hiện dân chủ cấp cơ sở, thực hiện nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Dân kiểm tra là khâu cuối cùng trong thực hiện quy chế này, nhưng lại vô cùng quan trọng. Cần phải làm rõ dân kiểm tra cái gì ? Bằng cách nào? Sau kiểm tra chúng ta sửa chữa như thế nào? Khi đó dân chủ mới thực sự đi vào trong cuộc sống, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu. Khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Dân chủ có đi vào trong cuộc sống, người dân có làm chủ thực sự trên quê hương, đất nước của mình thì những mục tiêu của chủ nghĩa xã hội mới đạt được.

Tiếp tục quan tâm tới việc đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tại 23 xã, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa. Đối với các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể cần rà soát lại chức

năng, nhiệm vụ, bổ sung quy chế hoạt động, gắn việc đánh giá xếp loại cán bộ và công tác thi đua khen thưởng với kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao để nâng cao trách nhiệm của từng cá nhân với tổ chức. Bên cạnh đó, cần tăng cường năng lực quản lý, điều hành, cải tiến nội dung, phương pháp làm việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức chính trị- xã hội như: Mặt trận tổ quốc, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên…

Nhà nước cần quan tâm tới xây dựng những chuẩn mực đạo đức phù hợp với cơ chế thị trường hiện nay. Mỗi ngành nghề, mỗi công việc có những yêu cầu khác nhau. Cũng là những chuẩn mực đạo đức nhưng biểu hiện ở các công việc khác nhau có sự khác nhau. Những chuẩn mực đạo đức trước đây được xây dựng trong thời kỳ đất nước có chiến tranh, trong thời kỳ bao cấp, không phù hợp cần sửa đổi. Mỗi ngành nghề, công việc khác nhau thì biểu hiện chuẩn mực khác nhau. Ví dụ tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm của người nông dân khác với người bác sĩ, khác với người giáo viên. Có những chuẩn mực đạo đức đó mỗi người mới nhìn vào đó để tự rèn luyện phấn đấu.

Một phần của tài liệu Tác động của kinh tế thị trường đến gia đình hạt nhân Việt Nam. Qua khảo sát ở huyện Đông Anh - Hà Nội (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)