Tác động tiêu cực của kinh tế thị trường đến gia đình hạt nhân hiện nay

Một phần của tài liệu Tác động của kinh tế thị trường đến gia đình hạt nhân Việt Nam. Qua khảo sát ở huyện Đông Anh - Hà Nội (Trang 39)

hiện nay

Khi nước ta tiến hành sự nghiệp đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập quốc tế, cuộc sống có nhiều biến đổi đã ảnh hưởng đến mối quan hệ trong gia đình và các thành viên trong gia đình. Do nền kinh tế thị trường ở nước ta đang ở vào giai đoạn cơ chế chính sách chưa đồng bộ nên đã làm nảy sinh nhận thức không đúng rằng cơ chế này ai có ý thức đạo đức là bị thua thiệt. Sự mở cửa của nền kinh tế đã làm cho con người ảnh hưởng trực tiếp của trào lưu chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa sùng bái tiền, vàng, chủ nghĩa cá nhân vị kỉ… Chúng thấm sâu vào cách ứng xử đạo đức cá nhân và do đó nó làm cho luân lý, đạo đức của gia đình trở nên xấu đi. Kinh tế thị trường thông qua lợi ích cá nhân đã có tác động tiêu cực đến gia đình hạt nhân. Những biểu hiện của sự tác động tiêu cực đó là:

Kinh tế thị trường làm cho sự phân hóa giữa các gia đình tăng lên.

Trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, song song với sự tăng trưởng kinh tế cao, ổn định, thì khoảng cách giàu nghèo ngày càng có xu hướng gia tăng, sự chênh lệch giữa các vùng, miền, đặc biệt là thành thị với nông thôn, đồng bằng và miền núi, thậm chí trong nội bộ từng khu vực, từng vùng ngày càng rõ nét.

Trước hết phải kể đến sự phân hóa giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị ngày càng rõ rệt. Tại khu vực thành thị người lao động dễ tiếp cận với những yêu cầu đổi mới của nền kinh tế thị trường. Họ nhanh chóng thích nghi, trở nên năng động, nhạy bén với những thay đổi trong cơ chế thị trường. Những ai có bản lĩnh và tài năng bắt kịp đòi hỏi của thị trường, biết chớp thời cơ sẽ trở thành những người giàu có hoặc khá giả. Ngược lại, một số khác

không phát triển lên được mà còn rơi vào tình thế khó khăn, trở thành nhóm bị thiệt thòi về cơ hội phát triển, thậm chí sa sút trở thành nhóm ngoài lề xã hội. Mỗi cá nhân, mỗi nhóm xã hội có thể bộc lộ hết những mặt mạnh cũng như mặt yếu trong cuộc đua tranh giành lợi ích cao nhất cho mình.

Dưới tác động của kinh tế thị trường, của tự do dân chủ và giao lưu, sự phân hóa giữa các gia đình trong cùng một địa bàn sẽ khác nhau về lối sống, mức sống, phương thức làm ăn, suy nghĩ cũng như quan hệ. Có những gia đình do có vốn liếng, có đầu óc làm ăn thích ứng với điều kiện mới nên họ giàu lên nhanh chóng, hoặc những gia đình làm việc, công tác ở những ngành có thu nhập cao. Những gia đình này có đầy đủ điều kiện vật chất như nhà cửa, tiện nghi sinh hoạt cao cấp và do vậy họ dễ tiếp thu lối sống hiện đại. Tuy nhiên ở loại gia đình này cũng có hai dạng: có nhiều gia đình có lối sống, mức sống hiện đại nhưng họ vẫn giữ được những giá trị truyền thống tốt đẹp trong gia đình. Một số gia đình do có điều kiện kinh tế lại ưa cái mới lạ, thích chơi trội nên đã hoàn toàn Tây hóa. Họ sống đúng kiểu phương Tây, quan hệ, ứng xử, đầu óc tính toán “như Tây”. Trong những gia đình đó, những nét đạo đức truyền thống tốt đẹp hầu như bị lãng quên.

Có loại gia đình khó khăn do ốm đau, bệnh tật và những rủi ro khác. Từ những khó khăn này mà nảy ra khó khăn về vốn liếng, nhân lực, cơ hội làm ăn nên ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt gia đình. Do tác động của kinh tế thị trường một số gia đình chưa có kinh nghiệm hoặc không biết cách làm ăn dẫn đến thua lỗ, phá sản, cũng rơi vào tình cảnh khó khăn.

Những gia đình ở vùng sâu, vùng xa ít có sự thay đổi hơn so với các gia đình ở đồng bằng, ở thành thị. Do sự phát triển kinh tế- xã hội nước ta chưa cao, giữa các vùng trong cả nước còn chênh lệch về trình độ phát triển văn hóa, giáo dục, giao thông vận tải…nên việc giao lưu cũng chưa thuận tiện, tác động của nền sản xuất hàng hóa và công nghiệp hóa- hiện đại hóa tới các

vùng đó chưa nhiều nên các gia đình ở vùng sâu, vùng xa ít có sự thay đổi, thậm chí nhiều gia đình vẫn giữ những phong tục tập quán lạc hậu.

Chức năng giáo dục gia đình truyền thống bị suy giảm.

Các gia đình hiện nay có xu hướng chuyển giao từ giáo dục truyền thống sang lối giáo dục công nghệ thông qua hệ thống trường học và các phương tiện thông tin đại chúng. Nhiều hiện tượng nói lên sự sút kém về chức năng và hiệu quả của giáo dục gia đình.

Hiện tượng trẻ em bị tách khỏi gia đình sớm hơn thế hệ trước và thời gian bị tách khỏi gia đình trong ngày dài hơn. Trước đây, trẻ em được ở nhà với người lớn từ nhỏ đến 6-7 tuổi mới tới trường, thời gian còn lại trẻ em vui chơi. Ngày nay, do công việc bận bịu của xã hội công nghiệp đô thị, các gia đình công chức và cả gia đình lao động tự do cũng giao phó việc giáo dục con cái của họ cho hệ thống trường lớp từ nhà trẻ, mẫu giáo tới trường trung học phổ thông quản lý, cha mẹ đưa con đi nhà trẻ từ 6 tháng tuổi hoặc sớm hơn, sáng đi làm đưa con đi, tối tan sở về đón con, hoặc gửi con ở những trường lớp nội trú từ thứ 2 đến thứ 7 mới đón con về nhà. Những năm gần đây số các trường bán trú, nội trú tăng nhanh để đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của các gia đình.

Hiện tượng các bậc cha mẹ hoặc người thân trong gia đình dành thời gian trò truyện, hỏi han tình cảm với con cái ngày càng ít. Theo điều tra khảo sát nhiều bậc cha mẹ cho rằng, họ chỉ có 5 đến 15 phút gặp gỡ, hỏi han con cái trong ngày. Cuộc sống mưu sinh đã chiếm hết thời gian của họ.Việc cùng ăn cơm cả gia đình trong một số gia đình đã trở thành một việc hiếm hoi, bởi thời gian làm việc của mỗi thành viên trong gia đình là khác nhau. Khi đã ít thời gian tiếp xúc, cha mẹ ít có điều kiện giáo dục, dạy dỗ con cái. Thay vào đó, gia đình phải chấp nhận giao phần dạy dỗ cho nhà trường, miễn làm sao cố gắng đóng góp đủ các chi phí phục vụ học tập và các khoản khác theo nhu cầu

của con cái. Còn việc tiêu tiền của con cái nhiều bậc cha mẹ không cần quan tâm. Tiền đó có thể con cái rủ nhau vào nhà nghỉ, có thể chơi game cha mẹ không cần để ý. Không ít trường hợp, khi con cái bị bắt vì phạm pháp cha mẹ mới biết được con mình bỏ học đi bụi đời đã lâu, mặc dù ngày nào chúng cũng đều đặn mang cặp ra khỏi nhà . Biết bao nhiêu ông bố, bà mẹ đã phải sống trong kinh hoàng, đầy nước mắt khi đột ngột nghe tin con mình đã nghiện ngập ma túy. Càng bất ngờ hơn, trẻ em phạm tội bị cảnh sát bắt đã khai rằng hành vi tội lỗi nghiện ngập của chúng đã kéo dài cả năm mà gia đình không hề hay biết.

Thời gian giáo dục con cái trong nhiều gia đình đã ít, nhưng một điều đáng quan tâm hơn là trong nhiều gia đình thiếu kiến thức và phương pháp giáo dục con cái cho nên hiệu quả giáo dục không cao. Hiện nay phương tiện thông tin đại chúng phát triển, trẻ em tiếp cận những kiến thức rất nhanh, nhưng đáng tiếc nhiều bậc cha mẹ lại hạn chế về kiến thức trên nhiều phương diện. Nhiều vấn đề con cái đặt ra cha mẹ không giải đáp được, buộc chúng phải tìm đến internet và các phương tiện khác. Việc tiếp cận sớm với internet có nhiều mặt tốt nhưng cũng có không ít mặt trái. Nhiều cháu mải chơi game sao nhãng học tập, sống trong thế giới ảo nhiều hơn thế giới thực. Phương pháp giáo dục con cái của nhiều gia đình cũng chưa thật hợp lý, nặng về mệnh lệnh bắt con cái phải làm, phải theo mà chưa có sự giải thích hợp lý để cho trẻ tự giác làm theo. Đặc biệt nguy hiểm là không ít gia đình cha mẹ thiếu gương mẫu đối với con cái, bố mẹ đánh nhau, cãi nhau trước mặt con cái, hoặc chạy theo lợi nhuận nhiều ông bố bà mẹ dạy con cái những thủ đoạn lừa gạt gian trá. Những trẻ em sống trong những gia đình như vậy khó trở thành những nhân cách tốt cho xã hội.

Kinh tế thị trường làm cho các tệ nạn xã hội không ngừng gia tăng gây khó khăn cho giáo dục gia đình.

Trong những năm gần đây, với sự phát triển kinh tế thị trường, một bộ phận dân cư giàu lên nhanh chóng, cùng với quản lý xã hội ở nhiều nơi thiếu đồng bộ, vì vậy những tệ nạn có xu hướng gia tăng. Những tệ nạn xã hội phổ biến hiện nay ở nước ta như: cờ bạc, rượu chè, buôn lậu ma túy, mại dâm, tham nhũng...

Một là, nạn cờ bạc. Trong xã hội có một bộ phận giàu lên nhanh chóng, muốn thể hiện đẳng cấp của mình, hay muốn giàu lên nhanh hơn nữa. Trong khi đó có một bộ phận không có năng lực làm việc, hoặc không thích làm việc đã đi vào chuyên môn hóa hoạt động cờ bạc, họ dùng mọi thủ đoạn mánh lới để lôi kéo các con bạc vào chiếu bạc. Thời đại khoa học công nghệ thông tin xuất hiện vì vậy cách thức đánh bạc cũng được những kẻ chuyên nghiệp khai thác một cách tối đa như sóc đĩa, tổ tôm, đến chọi gà, đá bong...Tệ nạn cờ bạc phát triển lại kéo theo nhiều tệ nạn xã hội khác như: trộm cắp, tham ô tham nhũng, đòi nợ thuê, đâm thuê chém mướn…Cờ bạc không chỉ thu hút giới trẻ hoặc những kẻ giang hồ mà còn thu hút cả những cán bộ có chức có quyền thậm chí cả những cán bộ kiểm tra của Đảng như vụ ở Sóc Trăng vừa qua.

Hai là, tình trạng mại dâm trong xã hội cũng có xu hướng gia tăng. Kinh tế thị trường đang tạo ra những điều kiện làm tăng tệ nạn mại dâm. Điều này đuợc lý giải bởi nhiều lý do. Những kẻ làm ăn muốn mua chuộc cán bộ có chức có quyền trong xét duyệt dự án tìm cách đưa những cán bộ đó đến những nơi ăn chơi trụy lạc. Đối tác làm ăn muốn thuận lợi cũng dùng cách chiêu đãi nhau ở nhà hàng khách sạn và cuối cùng là gái mại dâm. Lợi nhuận thu được từ những hoạt động này vô cùng lớn, vì vậy những năm qua nhà nghỉ dưới mọi hình thức mọc lên như nấm. Nhiều thiếu nữ không có trình độ muốn có tiền ăn chơi, muốn giàu lên nhanh chóng sẵn sàng tình nguyện đi vào con đường bán dâm. Hình thức thì đa dạng, thủ đoạn tinh vi nên việc xóa

bỏ tệ nạn này không hề đơn giản. Những năm qua các lực lượng chức năng đã ra quân nhiều lần nhưng tệ nạn này không giảm mà còn có xu hướng gia tăng

Ba là, tình trạng buôn lậu ma túy, nghiện hút có xu hướng gia tăng. Buôn lậu ma túy là lĩnh vực siêu lợi nhuận. Lãi của hoạt động này có thể hàng chục, thậm chí hàng trăm lần. Điều đó đã cuốn hút nhiều kẻ bất lương vào hoạt động này. Họ dùng mọi thủ đoạn, mọi mánh khóe, dùng những biện pháp hung bạo nhất khi bị phát hiện. Những năm qua Đảng và Nhà nước đã thực hiện cuộc vân động xóa bỏ việc trồng cây thuốc phiện ở một số tỉnh miền núi, nhưng hiện nay đã xuất hiện việc trồng cây anh túc trở lại. Đặc biệt việc buôn bán thuốc phiện với số lượng ngày càng lớn. Vừa qua công an tỉnh Sơn La kết hợp với công an tỉnh Hòa Bình và một số tỉnh khác đã bắt được vụ vận chuyển ma túy lên tới 131 bánh hêrôin, cùng hàng nghìn viên ma túy tổng hợp. Tình trạng buôn lậu ma túy gia tăng cũng làm tăng số người nghiện hút đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên.

Những tệ nạn trên đã làm cho tình hình tội phạm trong cả nước những năm qua diễn biến phức tạp, trẻ em mắc tội phạm gia tăng và đang có xu hướng trẻ hóa. Nghiên cứu những vụ trọng án, đặc biệt là những vụ giết người cướp của cho thấy, có đến 90% các vụ giết người cướp của có nguyên nhân mang tính xã hội, trong số các vụ án giết người trong những năm gần đây thì có tới 24,4% số vụ nạn nhân lại chính là thân nhân của thủ phạm(nạn nhân là vợ, chồng, con cái, anh chị em ruột).Tính chất côn đồ trắng trợn của hành vi giết người không chỉ phản ánh sự xem thường pháp luật của kẻ phạm tội mà còn thể hiện sự biến đổi trong tính nhân bản của đạo đức con người.

Tình trạng trẻ em hư, vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng ở nước ta, đặc biệt là các thành phố lớn, đang là nỗi lo của mỗi gia đình và toàn xã hội. Theo số liệu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, tội phạm trẻ em bị phát hiện năm 2011 tăng gấp 2 lần so với năm 2008. Số trẻ em

phải đưa vào trường giáo dưỡng hàng năm cũng gia tăng. Trong số trẻ em vi phạm pháp luật, 30% ở trong gia đình có bố mẹ nghiện ma túy, ham mê cờ bạc, 21% gia đình làm ăn phi pháp, 8% có anh chị có tiền án, tiền sự, 10% mồ côi cả cha lẫn mẹ, 32% mồ côi cha hoặc mẹ, 7,3% bố mẹ li hôn, 49% bị gia đình chửi bới đánh đập, 21% được nuông chiều quá mức, và 71% không được gia đình quản lý, chăm sóc đúng mức. Một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng trên là sự giảm sút vai trò của giáo dục gia đình, truyền thống và kỷ cương nề nếp trong gia đình bị buông lỏng, gia đình mất dần chức năng kiểm soát trẻ em. Tình trạng tệ nạn xã hội gia tăng đang làm cho việc giáo dục gia đình trở nên khó khăn hơn.

Tính thực dụng trong quan hệ gia đình có xu hướng gia tăng, những quan hệ trong gia đình ngày càng trở nên lỏng lẻo.

- Quan hệ hôn nhân:

Hiện nay không ít những cặp vợ chồng xây dựng không dựa trên cơ sở tình yêu mà dựa trên cơ sở kinh tế. Những quan niệm “Nhà mặt phố, bố làm to” đang được không ít các bạn trẻ lựa chọn. Hiện tượng yêu một người, lấy một người không phải là ít. Khi cơ sở cho một gia đình bền vững không còn, thì chỉ cần những biến động nhỏ cũng có thể làm cho gia đình tan vỡ, cho nên trong những năm qua xu hướng ly hôn đặc biệt lớp trẻ ngày càng có xu hướng gia tăng. Độ bền vững của gia đình xét trong quan hệ vợ chồng cũng suy giảm. Số cặp vợ chồng li hôn tăng lên và điều đáng ngại là thời gian li hôn sau khi kết hôn và độ tuổi của các cặp ly hôn có xu hướng thấp dần. Hiện nay quan niệm về đạo đức trong hôn nhân cũng đang biến đổi. Nam nữ yêu nhau đi đến quyết định kết hôn và quá trình chung sống của gia đình vẫn thường được coi là vấn đề hệ trọng của đời người nhưng ngày nay, ở một số người, quan niệm đạo đức hôn nhân đang trở nên quá đơn giản. Ở họ, tính nghiêm túc của hôn nhân đang bị xem thường. Thích thì họ đến với nhau, không thích

thì họ chia tay, không cần xem xét tới những người khác. Tình trạng tình yêu đa hướng đang được một số bạn trẻ cổ xúy. Cùng một lúc có thể yêu nhiều người. Thậm tệ hơn nữa có một số thanh niên còn thực hiện tình yêu tập thể. Với quan niệm tình yêu lệch lạc,“tình yêu bốc lửa”, “yêu nhanh, cưới nhanh” như vậy cho nên thiếu bền vững, chỉ cần những tác động nhỏ có thể dẫn tới

Một phần của tài liệu Tác động của kinh tế thị trường đến gia đình hạt nhân Việt Nam. Qua khảo sát ở huyện Đông Anh - Hà Nội (Trang 39)