* Tác động tích cực của kinh tế thị trường đến gia đình hạt nhân Đông Anh
Một là, mức sống của gia đình hạt nhân Đông Anh những năm qua không ngừng tăng lên.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, đời sống xã hội cũng không ngừng được nâng cao, các gia đình có điều kiện tiếp thu khoa học công nghệ hiện đại, những thông tin văn hóa, đặc biệt là những kiến thức về chăm sóc nuôi dạy con cái. Nhiều gia đình mua sắm được các trang thiết bị hiện đại phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Mặt khác, dưới tác động của sự nghiệp đổi mới, đã làm thay đổi quan niệm, nhận thức của các bậc cha mẹ về vấn đề dân số và phát triển, nhiều cặp vợ chồng không muốn sinh con thứ ba vì họ muốn tập trung thời gian cho giáo dục con cái và bảo vệ sức khỏe sinh sản. Theo báo cáo tổng kết dân số- gia đình- trẻ em của Ủy ban dân số và gia đình huyện Đông Anh năm 2010 cho thấy: dân số huyện Đông Anh là 331.283 người. Tổng số trẻ em sinh ra năm 2011 là 5.416. Tỷ suất sinh của huyện là 1,823%, giảm so với năm 2005 là 0,16%. Có 38 thôn, làng không có người sinh con thứ ba. Trong số trẻ em được điều tra, không có trẻ em nào mắc bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, điều đó cho thấy cha mẹ đã có kiến thức chăm sóc con cái.
Đời sống nhân dân trên địa bàn không ngừng được cải thiện, bộ mặt nông thôn và đô thị ngày càng đổi mới. Các hoạt động văn hóa- xã hội tiếp tục được duy trì và triển khai sâu rộng, hiệu quả thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Các bộ môn nghệ thuật và thể thao truyền thống đã và đang phát triển, nhất là đối với bộ môn chèo cổ. Các loại hình nghệ thuật như rối nước, ca trù, tuồng cổ đã và đang được duy trì. Các câu lạc bộ thể thao như: Bóng chuyền, cầu lông, vật…được duy trì tốt. Phong trào toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hóa tiếp tục được tập trung chỉ đạo. Toàn huyện đã có 25 thôn làng, tổ dân phố và 3 khu dân cư đăng ký danh hiệu các mô hình văn hóa và 95% số hộ gia đình đăng ký gia đình văn hóa. Các di tích lịch sử, văn hóa được đầu tư tôn tạo từ nhiều nguồn vốn. Các lễ hội truyền thống được bảo tồn và phát triển, các thiết chế văn hóa cơ sở được tiếp tục xây dựng và bổ sung cho phù hợp. Trong 23 xã của huyện hiện có 66/156 thôn được công nhận làng văn hóa. Số hộ gia đình văn hóa là 52.834 hộ, có 103 thôn đã xây dựng hương ước làng văn hóa
Công tác y tế, dân số và kế hoạch hóa gia đình trong huyện được quan tâm chỉ đạo. Chất lượng công tác khám chữa bệnh cho nhân dân ngày một tốt hơn. Công tác phòng chống dịch bệnh cũng được thường xuyên quan tâm, phát hiện và xử lý kịp thời đối với các trường hợp nghi nhiễm H5N1, bệnh chân tay miệng, không để dịch bệnh lây lan. Công tác tiêm chủng và chăm sóc cho trẻ em được duy trì có nề nếp ở các xã, thị trấn.
Trong những năm qua được sự chỉ đạo của Sở giáo dục đào tạo Hà Nội, giáo dục huyện Đông Anh đã từng bước phát triển về quy mô và chất lượng đào tạo đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực của địa phương và đất nước. Công tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh, phong trào khuyến học được phát triển sâu rộng, từng bước xây dựng một xã hội học tập. Hiện nay trên địa bàn huyện Đông Anh có 7 trường trung học phổ thông công lập đáp ứng nhu cầu học tập của 23 xã và 1 thị trấn với dân số 331.283 người. Về cơ sở vật chất trường học: trong những năm qua bằng nhiều nguồn vốn đầu tư, hệ thống trường, lớp, trang thiết bị giảng dạy đã từng bước được cải thiện, trong đó trường mầm non là 36 trường, 09 trường đạt chuẩn quốc gia, trường tiểu học tổng số là 24 trường, trong đó 10 trường đạt chuẩn quốc gia. Trường trung học cơ sở có 24 trường, trong đó 6 trường đạt chuẩn quốc gia. Công tác nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo đặc biệt được quan tâm. Năm học 2010-2011
có 2.728 giáo viên. Trong đó: mầm non 951 người, tiểu học 887 người, trung học cơ sở 890 người, trình độ giáo viên đạt chuẩn cao ( nầm non 95,14%, tiểu học 100%, trung học cơ sở 96,62%), 100% giáo viên trung học phổ thông đạt chuẩn. Những năm gần đây công tác đào tạo nghề cho người lao động đã được quan tâm, huyện đã có trung tâm dạy nghề, hàng năm đã tổ chức các lớp đào tạo nghề cho nông dân đến tuổi lao động. Đến năm 2011, tỷ lệ lao động của huyện đã qua đào tạo đạt 38,1 % .
Về y tế: 23 trên 23 trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia. Tổng số có 261 phòng bệnh, 518 giường bệnh. Ngoài ra còn có 104 cơ sở y tế tư nhân với 113 người hành nghề. Đội ngũ cán bộ y tế có 169 người, trong đó có 15 bác ý, 53 y sỹ, 81 y tá hộ lý, kỹ thuật viên và 15 dược sỹ. Mạng lưới y tế dự phòng, công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu được chú trọng phát triển, đến nay 100% số thôn có nhân viên y tế, 100% trạm y tế xã có quầy thuốc, 99,87% trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng đầy đủ vacxin. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2011 là 1,86%, tỷ lệ người sinh con thứ 3 là 9,45 %. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế là 48,95% .
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện được giữ vững. Công an huyện đã tập trung phòng ngừa đấu tranh, phòng chống tội phạm, nhất là các đối tượng ở lứa tuổi vị thành niên. Huyện đã thường xuyên tổ chức tuyên truyền về an toàn giao thông trong từng thôn xóm và địa bàn dân cư, đồng thời kiên quyết xử lý với những đối tượng cố tình vi phạm quy định về an toàn giao thông như không đội mũ bảo hiểm, phóng nhanh vượt ẩu… Chính bằng nhưng hoạt động đó đã làm cho tai nạn giao thông ở huyện trong thời gian qua giảm đáng kể. Huyện thực hiện có hiệu quả đề án 55 về xây dựng “đơn vị an toàn”,“cụm dân cư an toàn” về an ninh trật tự.
Hai là, tính năng động, nhạy bén của các gia đình tăng lên.
Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa tác động mạnh mẽ đến các gia đình trên địa bàn huyện Đông Anh. Do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần nên chức năng kinh tế của gia đình cũng có sự thay đổi khác trước. Hiện nay, trong gia đình, vợ chồng có thể mưu sinh bằng nhiều nghề, nhiều việc khác nhau ở cả hai lĩnh vực lao động trí óc và lao động chân tay. Đa số những người được hỏi cho rằng, họ sẵn sàng thay đổi nơi làm việc mới thuận lợi hơn, lương cao hơn, đồng thời họ cũng không quan tâm đó là cơ quan nhà nước hay xí nghiệp tư nhân. Do đó gia đình ngày càng có tính năng động cao.
Quá trình đô thị hóa cùng những tác động của nền kinh tế thị trường đã tạo ra một cơ hội, một động lực thuận lợi để các gia đình thuần nông thực hiện sự chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp theo xu hướng gia tăng hỗn hợp và phi nông nghiệp, giảm đi các hộ thuần nông. Từ đó sức lao động được giải phóng, kích tích tính năng động, sáng tạo của người dân. Việc xuất hiện xu hướng đa dạng hóa cơ cấu nghề nghiệp, mỗi người cùng một lúc có thể làm nhiều nghề, đồng thời sự thay đổi về cơ cấu sản phẩm, sản xuất hàng hóa đã dần dần thay thế cho sản xuất tự cấp tự túc- đó chính là yếu tố góp phần nâng cao thu nhập của các gia đình trên địa bàn huyện.
Do quá trình đô thị hóa, huyện đang trở thành địa bàn thu hút lực lượng lao động do các dự án khu công nghiệp đã và đang được triển khai. Tuy nhiên một bộ phận khá đông dân cư tại chỗ của huyện lại rơi vào tình trạng thất nghiệp do trình độ tay nghề yếu, khó cạnh tranh với nguồn lao động từ nơi khác đến. Một điều dễ nhận thấy ở các gia đình, trong quá trình đô thị hóa, nông dân bị mất đất canh tác, nông thôn trở thành đô thị, gia đình nông dân trở thành gia đình thành thị, họ không còn làm nông nghiệp nữa. Một bộ phận lớn nông dân trở thành người công nhân, thành người buôn bán nhỏ, tạp vụ,
làm thuê, làm mướn, một bộ phận thất nghiệp, trở thành “vô sản lưu manh”. Do quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh nên chức năng kinh tế của gia đình không còn như trước nữa. Một bộ phận gia đình có sự chuyển đổi chức năng kinh tế, từ chức năng sản xuất chuyển sang chức năng tiêu dùng là chủ yếu. Kinh tế gia đình phát triển theo hướng: lĩnh vực kinh tế gia đình giảm, lĩnh vực kinh tế ngoài gia đình tăng(các thành viên gia đình tham gia vào công việc xã hội, vào làm việc ở các nhà máy, xí nghiệp…), 97% các gia đình thuần nông chuyển sang kiểu gia đình làm hỗn hợp ngành nghề phi nông nghiệp. Những trang trại, những khu du lịch, vườn cây trái, cây cảnh, nhà hàng, khách sạn mọc lên đang hứa hẹn khả năng phát triển năng động của các thành phần kinh tế cá thể, kinh tế tư nhân trong việc thực hiện chức năng kinh tế gia đình.
Những tác động của nền kinh tế thị trường đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự chuyển đổi chức năng kinh tế trong gia đình hạt nhân Đông Anh. Hiện nay trên địa bàn huyện số gia đình thuần nông còn rất ít, do diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp làm khu công nghiệp nên các gia đình thuần nông trước đây giờ chuyển sang buôn bán, dịch vụ, làm thủ công nghiệp. Cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện chuyển dịch theo hướng giảm dần tỉ trọng nông nghiệp, tăng dần tỉ trọng công nghiệp- dịch vụ. Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp- thủy sản trên địa bàn ước tính đạt 535,9 tỷ đồng, tăng 3,1%. Cơ cấu kinh tế nội ngành công nghiệp chuyển dịch đúng hướng. Tổng diện tích gieo trồng năm 2011 đạt 18.506 ha, tăng 5 ha so với năm 2010. Diện tích lúa cả năm là 12.969 ha, năng suất ước tính 50 tạ/ha.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo quy hoạch tại các xã đã chuyển đổi được trên 600 ha; đặc biệt là mô hình lúa nếp cái hoa vàng ở các xã miền Đông. Chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản tiếp tục được quan tâm, nhiều mô hình được nhân dân mạnh dạn đầu tư, đưa vào sản xuất mang lại hiệu quả
kinh tế cao như: mô hình gà đẻ(xã Vĩnh Ngọc), mô hình chăn nuôi lợn nái(xã Việt Hùng), mô hình nuôi cá trắm đen, cá chày mắt đỏ, rô đầu vuông(xã Liên Hà)…
Công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, vệ sinh thú y…luôn được quan tâm chỉ đạo và đạt kết quản lý tốt. Công tác quản lý trang trại trên địa bàn huyện được tăng cường. Cho đến nay trên địa bàn huyện có 165 trang trại được phê duyệt, các trang trại đã và đang được đầu tư, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người lao động. Bình quân mỗi trang trại cho doanh thu khoảng 150-300 triệu đồng/năm, có một số trang trại cho doanh thu 2-3 tỷ đồng/ năm
Sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được quan tâm, đầu tư: Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện ước tính đạt trên 2000 tỷ đồng, tăng 13%. Huyện đã phối hợp với thành phố mở các lớp khuyến công, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ra đời, hoạt động tốt. Huyện cũng giúp các doanh nghiệp mới thành lập hoàn thiện cơ sở pháp lý trong việc vay vốn, giải phóng mặt bằng để nhanh chóng đi vào sản xuất. Được sự giúp đỡ của huyện hầu hết các doanh nghiệp và chủ cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở các xã đã chủ động khắc phục khó khăn và duy trì sản xuất, nộp thuế đầy đủ cho nhà nước.
Ba là, quyền bình đẳng trong gia đình được thực hiện ngày một tốt hơn
Trong quan hệ vợ chồng, nền tảng của gia đình hạnh phúc là vợ chồng hòa thuận, biết quan tâm, chia sẻ, yêu thương nhau. Ngày nay, khi mà người phụ nữ đã tham gia vào công việc xã hội, họ đã có tiếng nói hơn trong gia đình và không phải phụ thuộc hoàn toàn vào người đàn ông như trước đây. Công việc nội trợ và chăm sóc con cái đã được người chồng chia sẻ với vợ, cũng như việc quyết định các công việc chính trong gia đình đều có sự bàn
bạc của cả hai vợ chồng. Câu tục ngữ “thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn” vẫn còn nguyên giá trị.
Quan hệ vợ chồng bình đẳng là xu hướng chung của gia đình Đông Anh hiện nay. Nguyên nhân một phần là do sự độc lập về kinh tế của người vợ, họ cũng đi làm, họ kinh doanh mà thu nhập không kém gì người chồng, một phần khác do trình độ văn hóa và nhận thức của người phụ nữ được nâng cao rõ rệt. Sự bình đẳng trong quan hệ giữa vợ và chồng được thể hiện ở nhiều mặt: cùng nhau giải quyết công việc gia đình, cùng nhau chăm sóc nuôi dạy con cái…Sự bình đẳng trong quan hệ vợ chồng thể hiện rõ nhất ở các cặp vợ chồng trẻ, người chồng đã biết cảm thông với nỗi vất vả của người vợ trong việc mang thai, sinh con, nuôi con, họ sẵn sàng chia sẻ với vợ những công việc gia đình. Nhiều người chồng còn chú ý tạo điều kiện chăm lo bước tiến bộ của vợ mình trong công việc, học hành, sự nghiệp nâng cao trình độ. Chúng tôi tiến hành khảo sát 300 gia đình trên địa bàn huyện và có kết quả trả lời như sau:
Bảng 1: Điều tra về các khoản chi tiêu lớn trong gia đình(%) Công việc Người quyết định Mua tài sản gia đình Xây nhà cửa Tiền học cho con Các khoản chi khác Vợ 18.0 15.7 22.0 40.0 Chồng 32.0 44.3 37.0 50.1 Chung 50.1 50.0 51.0 11.1
Bảng 2: Vai trò của vợ- chồng trong giải quyết một số công việc xã hội(%)
Nhìn vào bảng trên chúng ta có thể thấy người chồng vẫn là người đóng góp cho gia đình nhiều hơn người vợ bởi vì người chồng có điều kiện để thăng tiến trong công việc hơn so với người vợ. Người vợ ngoài làm việc ở cơ quan, họ phải lo nội trợ, con cái nên thời gian để hoạt động xã hội, học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ có phần hạn chế so với chồng. Tuy nhiên các vấn đề lớn trong gia đình như chọn ngành nghề cho con, xây dựng nhà cửa…đều có sự bàn bạc thống nhất của cả vợ và chồng.
Một điểm quan trọng nữa trong quan hệ gia đình đó là quan hệ giữa cha mẹ già và con cái đã trưởng thành. Hiện nay, trong các gia đình trên địa bàn huyện, cha mẹ già sống với con cái vẫn còn khá phổ biến. Có nhiều lí do như tập quán xưa nay cha mẹ già ở chung với các con nhất là con trưởng hoặc do con cái muốn trả hiếu cho bố mẹ bằng cách phụng dưỡng tuổi già, hoặc để ông bà gần gũi với các cháu, hoặc một lý do đơn giản hơn là tình trạng thiếu nhà ở. Tuy nhiên trong gia đình quan hệ giữa cha mẹ và con cái đã có sự bình đẳng hơn, đặc biệt là giữa mẹ chồng và nàng dâu. Sự phục tùng tuyệt đối của nàng dâu với mẹ chồng đã được thay thế bằng quan hệ có sự tôn trọng lẫn nhau, dân chủ cùng bàn bạc những công việc quan trọng của gia đình. Đây là