Quy trình thẩm định giá Việt Nam và Nhật Bản 1.Điểm giống nhau

Một phần của tài liệu Slide môn nguyên lý và tiêu chuẩn thẩm định giá: Chương 2: qui trình thẩm định giá (Trang 30)

1.Điểm giống nhau

Các quy trình của nhật bản và việt nam nhìn chung đều giống nhau ở các bước cơ bản khi tiến hành thẩm định giá tài sản như:

+Đều phải xác định rõ đối tượng cần thẩm định giá là doanh nghiệp, bất động sản, động sản, quyền tài sản hay là tài sản sở hữu trí tuệv.v…

+Đều phải xây dựng các kế hoạch thực hiện quá trình thẩm định giá,như sau:

• Xác định nguồn dữ liệu lien quan, bảo đảm tài liệu thu thập được là tin cậy, xác định các yếu tố cung –cầu thích hợp với chức năng,đặc tính và các quyền gắn với tài sản được mua bán và đặc điểm của thị trường.

• Dự kiến tiến độ công việc.

• Dự trù kinh phí từng bước và tổng kinh phí.

• Phân công nhân sự.

• Đánhgiárủirovàbiệnphápngănngừa.

+Đều phải khảo sát hiện trường, thu thập thông tin, số liệu. +Đều phải tiến hành phân tích thông tin thu thập được như:

• Phân tích thông tin từ khảo sát hiện trường.

• Phân tích đặc trưng từ thị trường của tài sản cần thẩm định giá.

• Phân tích các khía cạnh về khách hàng: xác định khách hang tiềm năng, sở thích của khách hàng, nhu cầu và sức mua của khách hàng.

• Phân tích về việc sử dụng tốt nhất và tối ưu tài sản.

+Dựa trên các kết quả phân tícht rên, thẩm định viên đều cần phải đưa ra các phương pháp thẩm định giá phù hợp, đưa ra cơ sở cho việc lựa chọn và phân tích mức độ phù hợp của phương pháp đó dựa trên các yếu tố: đặc điểm tài sản, mục đích thẩm định giá và dữ liệu đã được thu thập.

+Sau đó đưa ra quyết định về giá trị của tài sản cần thẩm định giá.

+Cuối cùng, các thẩm định viên đều phải tiến hành xây dựng báo cáo, chứng thư thẩm định giá.

2. Điểm khác nhau

Sự khác nhau cơ bản đầu tiên là quy trình thẩm định giá của Nhật Bản có 9 bước, quy định khá chi tiết hơn so với 6 bước của Việt Nam.

Có thể hiểu tổng quát mối quan hệ giữa quy trình 2 nước như sau:

+ Bước 1 của Việt Nam tương đương bước 1 và bước 3 của Nhật Bản. +Bước 2 của Việt Nam tương đương bước 2 của Nhật Bản.

+Bước 3 của Việt Nam tương đương bước 4 của Nhật Bản. +Bước 4 của Việt Nam tương đương bước 5 của Nhật Bản.

+Bước 5 của Việt Nam tương đương bước 6 và bước 8 của Nhật Bản. +Bước 6 củaViệt Nam tương đương bước 9 của Nhật Bản.

Ngoài ra còn có 1 số điểm khác biệt như sau:

+Nhật Bản có 2 bước để xem xét, kiểm tra lại trong khi Việt Nam không có.Đó là bước 5 và bước 7 với nội dung là tái xem xét số liệu và xem xét lần cuối giá trị bất động sản. Có thể nói ngoài mức độ chi tiết, điều này cũng 1 phần thể hiện mức độ cẩn thận với các giá trị của Nhật Bản.

+Bước 9 trong quy trình của Nhật Bản chỉ đưa ra báo cáo thẩm định giá bất động sản trong khi bước tương ứng của Việt Nam là bước 6 lại phải đưa ra 3 loại tài liệu là: Báo cáo thẩm định giá, Hồ sơ thẩm định giá, Chứng thư thẩm định giá.

Một phần của tài liệu Slide môn nguyên lý và tiêu chuẩn thẩm định giá: Chương 2: qui trình thẩm định giá (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w