Thực trạng của gia đình Thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu Gia đình ở thành phố Hà Nội thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay (Trang 56)

Trong quá trình CNH, HĐH và hội nhập quốc tế hiện nay gia đình Hà Nội đang có những bước chuyển mình quan trọng cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, kỹ thuật… của đất nước. Sự biến đổi đó biểu hiện ở nhiều mặt.

2.1.1.1. Thực trạng nhận thức về hôn nhân của các thành viên trong gia đình

. Kinh kỳ Thăng Long trước đây vốn chịu ảnh hưởng của nền nếp, gia phong Nho giáo khá đậm nét, đa phần các cuộc hôn nhân đều do người lớn (cha, mẹ, họ hàng) sắp đặt theo nghi lễ “môn đăng, hộ đối”. Tuy nhiên, Hà Nội ngày nay lại cũng là mảnh đất có ảnh hưởng sớm và sâu đậm của quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, do vậy, những quan niệm về hôn nhân trước đây đã có sự biến đổi cơ bản và mạnh mẽ theo hướng ngày càng tiến bộ và có nhiều biểu hiện mới:

hôn nhân

, đại đa số các gia đình Hà Nội đều có

đôi lứa. Theo số liệu điều tra về hôn nhân và gia đình trên ba địa bàn nghiên cứu (Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng),

cha mẹ và 10% cha mẹ quyết định hoàn toàn (Xem phụ lục số 3) hơn 80

Đây cũng đang là xu hướng phổ biến trong nhiều vùng của cả nước, nhất là các khu đô thị.

Chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam trong hơn hai thập kỷ vừa qua đã tạo ra những thay đổi lớn lao trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội. Việc mở rộng và đa dạng hóa thành phần kinh tế đã thúc đẩy sản xuất phát triển và dẫn đến một nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực lớn cho các khu công nghiệp và Thành phố. Bên cạnh quá trình đổi mới thì hội nhập kinh tế, văn hóa quốc tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng. Thực tế này tất yếu dẫn đến những biến đổi quan trọng về quan hệ xã hội trong đó có quan hệ tình yêu. Tính dân chủ, tự do cá nhân được đề cao, quyền tự do của cá nhân trong quan hệ tình yêu được khẳng định, địa vị của phụ nữ được cải thiện rõ rệt trong hôn nhân do có cơ hội nâng cao thu nhập và độc lập về kinh tế.

Khi Hà Nội

nhân, đại đa số sinh viên cho rằng bản thân quyết định nhưng có sự đồng ý của cha mẹ (74%); trong đó nam sinh viên 69,3% và nữ sinh viên 80,7%. Chỉ có 17,7% sinh viên trả lời bản thân tự quyết là đủ (nam: 23,6%, nữ 9,1%). Đặc biệt có 10,2% nữ sinh viên trả lời rằng người quyết định hôn nhân của họ là cha mẹ (Xem phụ lục số 4).

: K

, đ

.

Hà Nội

câu hỏi: Tiêu c

là học vấn khá 51,6%. Các yếu tố như hình thức bên ngoài, thu nhập… là những tiêu chuẩn được xếp sau. Đặc biệt, chỉ có 7,9% cho r

(Xem phụ lục số 5).

Cơ chế thị trường đã và đang làm chuyển đổi những bậc thang giá trị trong đời sống xã hội, trong đó có những quan niệm về lĩnh vực tình yêu -

thống tốt đẹp của dân tộc nói chung, Hà Nội nói riêng vẫn được xem là những giá trị chủ đạo, chẳng hạn: ch

. Điều này chứng tỏ quan niệm cũ xưa: “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”

Tuy nhiên, ở Thành phố Hà Nội, quan niệm về hôn nhân cũng đang chịu ảnh hưởng nặng nề của chủ nghĩa thực dụng, tính toán cá nhân. Cũng còn một số trường hợp hôn nhân không đề cao tình yêu và lấy giá trị vật chất để đo lường. Một số thanh niên có học vấn thấp chưa có được quan niệm hôn nhân tiến bộ, dựa dẫm vào cha mẹ, thậm chí dựa dẫm vào các “đại gia” mong có tiền để hưởng thụ. Những cuộc hôn nhân không xuất phát từ tình yêu mà xuất phát từ tính toán, kinh tế ở lớp trẻ có xu hướng gia tăng, dẫn tới nhiều cuộc hôn nhân đổ vỡ ngay sau khi kết hôn hoặc rơi vào “vũng bùn kiện tụng” mà phần thiệt thòi vẫn là những nữ thanh niên, những người phụ nữ trẻ...

2.1.1.2. Thực trạng thực hiện chức năng tái sản xuất - duy trì nòi giống của gia đình

Một là: Về quy mô, kết cấu của gia đình

Trong những năm thực hiện công cuộc đổi mới, nhất là từ khi đất nước thực hiện hội nhập quốc tế, kết cấu và quy mô của gia đình chịu tác động trực tiếp của những điều kiện khách quan và có những biến đổi khá mạnh mẽ. Gia đình hạt nhân (hai thế hệ) của Hà Nội với quy mô nhỏ đang chiếm ưu thế. Theo kết quả nghiên cứu, hiện nay kết cấu của gia đình hạt nhân ở Hà Nội chiếm 82% trong tổng số gia đình Hà Nội, trong đó, ở nội thành có tỷ lệ: 84,3%, ngoại thành: 81,1%; gia đình ba thế hệ chiếm 17,1%, trong đó ở nội thành: 15,7%, ngoại thành: 18,9% [22, tr.70]. Kết quả này cho thấy, các gia đình ở nội thành Hà Nội thường có xu hướng sống hai thế hệ nhiều hơn so với gia đình ở ngoại thành. Điều này phản ánh trình độ dân trí, quan niệm về thế hệ của các gia đình ở hai môi trường sống có sự khác nhau; đồng thời cũng phản ánh về điều kiện sống của mỗi nơi không giống nhau. Gia đình ở nội thành thường có điều kiện kinh tế, dân trí cao hơn, song điều kiện về nhà ở lại khó khăn hơn so với gia đình ở ngoại thành.

Khi nghiên cứu vấn đề này, tác giả luận văn tiến hành cuộc điều tra ở 306 gia đình ở thành phố Hà Nội thuộc ba quận nội thành: Ba Đình, Hoàn

Kiếm, Hai Bà Trưng. Với câu hỏi: theo anh (chị) tổ chức gia đình ở Hà Nội nên sống mấy thế hệ là phù hợp nhất? Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.1. Kết quả điều tra tổ chức gia đình ở Hà Nội

Đơn vị tính: %

Địa bàn 1 thế hệ 2 thế hệ 3 thế hệ Lý do khác

Ba Đình 10.1 62.6 23.3 4.0

Hoàn Kiếm 5.0 55.4 32.0 7.6

Hai Bà Trưng 7.7 65.1 21.0 6.2

Kết quả trên cho thấy, đa số các gia đình ở nội thành Hà Nội đều muốn gia đình có 2 thế hệ và cho đây là mô hình gia đình phù hợp nhất, trong đó quận Hai Bà Trưng và quận Ba Đình có số người lựa chọn cao hơn so với quận Hoàn Kiếm (65.1%, 62.6%, 55.4%).

Theo ý kiến của đa số những người được hỏi ở ba quận lựa chọn gia đình 2 thế hệ đều cho rằng gia đình hạt nhân hai thế hệ là phù hợp với xã hội hiện đại khi mà các thành viên có quá ít thời gian giành cho gia đình, khoảng cách giữa hai thế hệ cũng không quá chênh lệch sẽ dễ hiểu và dễ chia sẻ hơn, ít nảy sinh mâu thuẫn. Đặc biệt, theo đa số ý kiến, gia đình hai thế hệ thì cha mẹ dễ dạy bảo con cái hơn, có điều kiện quan tâm chăm sóc tới con cái nhiều hơn về sức khỏe, học tập, vui chơi giải trí để con phát triển toàn diện cá nhân.

Theo số liệu ở bảng trên, quận Hoàn Kiếm là nơi có tỷ lệ chọn gia đình 2 thế hệ thấp hơn so với hai quận còn lại. Lý do chủ yếu có thể thấy Hoàn Kiếm là quận có nhiều phố cổ nhất Thành phố, nơi đây là địa bàn cư trú của các gia đình đã có thời gian lâu nhất, có nhiều đời đã từng sinh sống ở đây vẫn mang đậm nét gia đình truyền thống, nên tâm lý muốn có gia đình nhiều thế hệ vẫn còn rõ nét hơn hai quận còn lại. Nhiều gia đình vẫn còn lưu giữ những truyền thống của gia đình Hà Nội xưa, đó là sống đông con nhiều cháu

trong một mái nhà. Các hoạt động sinh hoạt trong gia đình đều mang tính chất cộng đồng, có sự kết nối giữa các thế hệ trong một gia đình.

Những gia đình sống từ ba thế hệ trong một gia đình đã cho ý kiến rằng, như vậy các thành viên trong gia đình sẽ cho và nhận tình cảm nhiều hơn, cha mẹ không chỉ yêu thương, chăm sóc cho con cái mà còn phải phụng dưỡng, hiếu thảo với ông bà. Theo họ, đây cũng là tấm gương để giáo dục thế hệ trẻ phải biết quan tâm chia sẻ đến mọi người trong gia đình để hình thành nhân cách sống tốt cho thế hệ trẻ và do vậy, đây là những điểm nổi trội của gia đình ba thế hệ. Tuy nhiên, những gia đình ủng hộ sống 3 thế hệ trong gia đình cũng hay nảy sinh mâu thuẫn, do vậy, trong gia đình này, theo họ, muốn giữ được bầu không khí đầm ấm đòi hỏi mỗi thành viên phải có sự hy sinh vì người khác, tôn trọng tình cảm gia đình biết yêu thương, chia sẻ vui buồn trong cuộc sống.

Với sự biến động về quy mô, kết cấu gia đình của các gia đình Hà Nội hiện nay đã có nhiều tích cực, góp phần quan trọng trong phát triển chiến lược dân số của Thành phố

Hai là: Về việc thực hiện chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình

Từ xưa đến nay, đối với người Việt Nam nói chung và người Hà Nội nói riêng đều coi việc kết hôn, lập gia đình việc sinh con là điều hệ trọng, là trách nhiệm lớn lao, là sự báo hiếu đối với cha mẹ, dòng họ, tổ tiên, nối dõi tông đường khỏi tuyệt nòi giống. Ngày nay quan điểm này không còn nặng nề như trước kia, song việc không có con vẫn là nỗi day dứt của nhiều cặp vợ chồng và vẫn là nguyên nhân dẫn đến việc đòi ly hôn để lập lại cuộc hôn nhân mới.

Hưởng ứng nghị quyết Ban chấp hành trung ương lần thứ 5 khóa VII Thành phố Hà Nội cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước đã thực hiện chính sách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình của Đảng và Chính phủ. Thời gian đầu nhận thức của các gia đình còn hạn chế, kế hoạch hóa gia đình chưa được tuyên truyền vận động và thực hiện tốt. Số nhân khẩu trong mỗi gia đình

thành phố Hà Nội có đông con là chuyện bình thường, không những đẻ nhiều mà còn đẻ dày. Hơn 30 năm qua gia đình Hà Nội đã hưởng ứng và thực hiện chính sách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, đồng thời cùng với quá trình CNH, HĐH hiện nay chức năng này tái sản xuất ra con người cũng có sự thay đổi theo hướng giảm dần số lần sinh và khoảng cách giữa các lần sinh đã đạt được kết quả đáng khích lệ.

Việc tuyên truyền thực hiện mục tiêu kế hoạch hóa gia đình đã hoạt động tích cực. Từ năm 1993 tỷ lệ sinh của gia đình Thành phố Hà Nội chỉ còn 2,01% [45, tr.701]. Năm 1998 tỷ lệ sinh của gia đình Thành phố Hà Nội đã giảm xuống còn 1,93%, năm 2005 giảm xuống còn 1,8% [45, tr.704].

Mục tiêu tổng quát của Chiến lược dân số của Thành phố Hà Nội những năm tới đã được Đảng bộ và Chính quyền Thành phố đặt ra là thực hiện “Gia đình ít con, khỏe mạnh tạo điều kiện để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, phấn đấu đạt tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đến năm 2015 còn khoảng 1% bình quân số con của một gia đình ở Hà Nội đến hết năm 2015 sẽ là 2 con [45, tr.704].

Thực hiện mục tiêu trên và nhận thức được tầm quan trọng của việc sinh ít con, gia đình Hà Nội đã thực hiện khá hiệu quả trong việc xây dựng quy mô gia đình “ít con, ấm no, bình đẳng, tiến bộ hạnh phúc và bền vững”. Tuy nhiên giảm mức sinh, giảm số con trong mỗi gia đình thực chất là quá trình chuyển đổi từ gia đình đông con sang gia đình ít con, là một cuộc cách mạng chuyển đổi từ số lượng sang chất lượng của các gia đình Thành phố trong việc sinh đẻ nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em nhằm nâng cao chất lượng dân số để đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.

Trước đây ở Việt Nam nói chung, ở Hà Nội nói riêng do trình độ phát triển khoa học kỹ thuật thấp kém, trình độ nhận thức còn hạn chế, con người không điều tiết, kiểm soát được việc sinh sản, dẫn đến trình trạng nhiều gia đình đông con, nghèo đói, không có điều kiện để chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo

dục con cái mình chu đáo dẫn tới suy dinh dưỡng bệnh tật, không được học hành, tuổi thọ trung bình thấp. Thêm vào đó, tư tưởng trọng nam, muốn sinh con trai để nối dõi tông đường vẫn tồn tại trong nhiều gia đình là những nguyên nhân góp phần làm tăng dân số.

Ngày nay, bên cạnh một bộ phận gia đình ở nội và ngoại thành Hà Nội chịu ảnh hưởng của các phong tục tập quán cũ với quan niệm muốn đông con nhiều cháu, đa số gia đình nội thành Hà Nội đã nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hiện chức năng tái sản xuất ra con người của mỗi gia đình. Nhiều gia đình đã nhận thức được sự cần thiết phải thực hiện kế hoạch hóa gia đình, nên tỷ lệ sinh đẻ đã giảm xuống, tạo điều kiện tốt cho việc nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con cái. Nhờ đó, trong những năm qua tỷ lệ sinh con thứ 3 của thành phố đã giảm dần. Năm 2005 là 8,53%; năm 2006 là 8,63%; năm 2007 là 8,66%; năm 2008 là 8,84%; năm 2009 là 7,99% [3, tr.41].

Do ở trung tâm của Thủ đô, được hưởng lợi trực tiếp và nhiều nhất từ sự phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước đem lại, nên hầu hết các gia đình ở 3 quận ở địa bàn nghiên cứu đều nhận thức được rằng, kế hoạch hóa gia đình là vợ chồng chủ động quyết định số con, thời điểm và khoảng cách giữa các lần sinh thông qua việc áp dụng các biện pháp tránh thai để có một gia đình ít con, khỏe mạnh, hạnh phúc và giầu có. Kế hoạch hóa gia đình mang lại lợi ích cho sức khỏe mẹ và con như giảm một cách đáng kể tỷ lệ mắc bệnh về tử vong của bà mẹ giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong của bà mẹ,trẻ sơ sinh và trẻ em. Kế hoạch hóa gia đình còn mang lại lợi ích cho các thành viên trong gia đình như cả vợ và chồng đều khỏe mạnh hạnh phúc và dành sự quan tâm cho đứa con được sinh ra theo kế hoạch vẫn dành được sự quan tâm cho đứa con hiện có, cả vợ và chồng có nhiều thời gian để chia sẻ nhau trong thời gian rảnh rỗi: tham gia vào công việc xã hội có nhiều thời gian hơn để làm việc và góp phần tăng thu nhập.

Những năm gần đây, gia đình Thành phố Hà Nội đã thực hiện khá tốt chức năng sinh sản. Nếu trước thời kỳ đổi mới, trung bình một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có từ 4 con trở lên, giờ đây tỷ lệ này đã giảm xuống là 2 con [45, tr.407]. Nhiều gia đình đã có quan niệm tiến bộ là “đề cao chất lượng đứa con hơn số lượng và giới tính của con”. Nổi bật như quận Ba Đình, những năm gần đây công tác dân số của quận có nhiều thành tựu. Quận đã thực hiện tốt chương trình, mô hình truyền thống tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình. Tổng số sinh là 3.925 trẻ giảm 563 trẻ so với năm 2009, có 50 trường hợp sinh con thứ ba (giảm 11 trường hợp so với năm 2009, mức tỷ xuất sinh 0,08%, mức giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên so với năm 2009 đạt 0,01% tỷ lệ sinh con suy dinh dưỡng còn 7,8% giảm 0,2% so với năm 2008 và giảm xuống 7,59% năm 2009 [65, tr.3-4]. Nhất là quận Hai Bà Trưng, tính đến 31/10/2010, tổng số sinh toàn quận là 3.475 trẻ, giảm 452 trẻ so với cùng kỳ năm 2009 và không có trường hợp sinh con thứ ba. Công tác y tế khám chữa bệnh của quận đã tổ chức chiến dịch ngày vì chất dinh dưỡng đợt I và đợt II năm 2010, tổ chức tiêm nhắc lại vắc xin phòng sởi cho trẻ em từ 1 đến 5 tuổi và trẻ em 6 tuổi đảm bảo 100% trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng

Một phần của tài liệu Gia đình ở thành phố Hà Nội thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)