Thứ nhất: Gia đình Thành phố Hà Nội là loại hình gia đình truyền thống có tính cố kết cao giữa các thành viên trong gia đình và giữa gia đình với họ tộc
Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu ở Trung tâm Nghiên cứu khoa học về gia đình và phụ nữ (nay gọi là Trung tâm Giới và Gia đình) thuộc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia: xã hội sản xuất nông nghiệp thường được gọi là xã hội truyền thống và gia đình trong xã hội sản xuất nông nghiệp cũng thường được gọi là gia đình truyền thống. Truyền thống ở đây biểu thị một hình thức tổ chức xã hội và một hình thái gia đình đã từng tồn tại khá lâu trong quá khứ nhưng đã bị lịch sử vượt qua. Vì vậy, gia đình truyền thống là con đẻ của nền sản xuất nông nghiệp tự túc tự cấp, nền kinh tế lúa nước, nền văn hóa cộng đồng làng xã với cơ cấu gia đình lớn gồm nhiều thế hệ chịu sự tác động của các yếu tố văn hóa, phong tục tập quán, người đàn ông được đưa lên địa vị thống trị trong gia đình.
Về cơ bản, quan điểm này hiện nay đang được giới nghiên cứu khoa học xã hội tán đồng bởi vì nó đã đề cập được những yếu tố cấu thành của gia đình. Tác giả luận văn cho rằng đây là quan điểm hết sức khoa học cần được coi là cơ sở lý luận cho các phân tích nhằm làm sáng tỏ những biến đổi mạnh
mẽ đang diễn ra trong gia đình Việt Nam nói chung, ở Thành phố Hà Nội nói riêng. Nét truyền thống nổi bật của gia đình Thành phố Hà Nội là tính cố kết
cộng đồng gia đình - họ tộc khá cao.
Tinh thần cố kết cộng đồng gia đình - họ tộc của gia đình Hà Nội nói riêng và gia đình Việt Nam nói chung là một nét cơ bản độc đáo qua các thời kỳ lịch sử. Người Hà Nội luôn đề cao giá trị gia đình, coi gia đình như là hạt nhân của đời sống xã hội, cá nhân mỗi con người muốn tồn tại và phát triển phải gắn kết với nhau trong một gia đình. Điều này trở thành ý thức rõ rệt ở mỗi thành viên trong gia đình Hà Nội nói riêng và gia đình Việt Nam nói chung. Bởi vì, gia đình Việt Nam nói chung và gia đình Hà Nội nói riêng sống trong môi trường trồng lúa nước là chủ yếu. Muốn tồn tại con người phải tổ chức sản xuất, phải định cư và phải tổ chức thành từng nhóm để canh tác, chăm bón cây trồng và thu hoạch mùa màng. Từ Công xã Thị tộc thời săn bắn, hái lượm, chuyển sang Công xã Nông thôn, kinh tế sản xuất, gia đình là một đơn vị sản xuất thích hợp nhất. Gia đình phù hợp với nền sản xuất nông nghiệp nhỏ mang tính tự cấp, tự túc. Gia đình như một đơn vị sản xuất có sự phân công hợp tác chặt chẽ:
“Trên đồng cạn, dưới đồng sâu. Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa”
Do vậy, ý thức về cố kết gia đình được hình thành từ rất sớm trong tinh thần của mỗi người Hà Nội. Từ thời Thăng Long - Hà Nội vốn là một vùng sản xuất nông nghiệp, từ một vùng nông thôn mà trở thành đô thị, hơn nữa trong lòng Thăng Long - Hà Nội vẫn tồn tại hình thái sản xuất nông nghiệp kéo dài đến tận thời kỳ hiện đại.
Trước và sau khi Hà Nội trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của đất nước, những người thợ thủ công những thị dân đầu tiên, đã xuất hiện. Họ là những phường thợ từ các làng quê thuộc đồng bằng Bắc Bộ đến định cư để làm ăn, buôn bán. Gốc gác của họ là những người nông dân và họ vẫn có
mối quan hệ mật thiết với vùng nông thôn quê cũ. Hơn nữa, việc sản xuất thủ công cũng đòi hỏi sự gắn kết cá nhân với gia đình. Gia đình của người thợ thủ công cũng là một tổ hợp sản xuất nhỏ. Nó càng được củng cố bởi nhu cầu giữ gìn bí quyết nghề nghiệp công nghệ truyền thống của mỗi gia đình. Do vậy, đời sống tinh thần của gia đình Hà Nội nói chung về cơ bản vẫn là đời sống tinh thần của gia đình nông dân Việt Nam mà đặc điểm đầu tiên là đề cao sự cố kết gia đình, lấy gia đình làm gốc.
Tinh thần cố kết gia đình được thể hiện trong tình cảm và đạo lý của con người về các mối quan hệ gia đình rất sâu sắc và phong phú. Trước hết, người Hà Nội quan niệm gia đình như một giá trị thiêng liêng, là đối tượng so sánh các giá trị cao cả khác.
Tinh thần cố kết cộng đồng còn biểu hiện ở tinh thần hòa thuận và bình đẳng vợ chồng - mối quan hệ cốt lõi của gia đình “Thuận vợ thuận chồng”. Đặc biệt tinh thần cố kết gia đình của gia đình Hà Nội còn biểu hiện ở ý thức tôn vinh cá nhân, những gia đình mẫu mực, tiêu biểu cho những phẩm chất tốt đẹp của người Thăng Long - Hà Nội, chẳng hạn trong huyền thoại của người Thăng Long - Hà Nội nói về việc đặt tên Tô Lịch cho con sông.
Tinh thần cố kết gia đình biểu hiện ở việc giữ gìn và phát huy truyền thống gia phong của mỗi gia đình. Đó là truyền thống yêu nước, đánh giặc để bảo vệ quê hương đất nước của gia đình Hà Nội. Hiện nay ở Hà Nội có rất nhiều thiết chế văn hóa, tín ngưỡng tôn vinh các gia đình có công đánh giặc cứu nước như đình làng Thổ Quan (Khâm Thiên)… truyền thống ấy lại được tiếp nối đến ngày nay. Trong nhiều gia đình Hà Nội, các thế hệ gắn kết với nhau bằng một tâm niệm, một lý tưởng cứu nước, cứu dân, giành độc lập dân tộc. Tiêu biểu như gia đình cử nhân Lương Văn Can đã tham gia phong trào cứu nước đầu thế kỷ XX. Trong Cách mạng tháng Tám, kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ xâm lược hàng vạn gia đình ở Hà Nội, cha con, anh em, vợ chồng đều tham gia vào cuộc chiến đấu của dân tộc.
Nếu sự cố kết gia đình để thực hiện nhiệm vụ chiến đấu giành và giữ độc lập là truyền thống chung của các gia đình Việt Nam, trong đó có gia đình Hà Nội, thì truyền thống cố kết gia đình trong lao động sản xuất và trong học tập của gia đình Hà Nội có nét độc đáo riêng. Để tiến hành sản xuất, nghề thủ công đòi hỏi các gia đình Hà Nội gắn kết lại với nhau như một tổ hợp sản xuất. Người đứng đầu gia đình chỉ huy việc sản xuất, buôn bán nguyên liệu và sản phẩm, những thành viên trong gia đình được phân công từng công đoạn của quá trình sản xuất. Nhìn vào lối kiến trúc nhà ở và sinh hoạt của các gia đình thuộc khu phố cổ ta thấy rõ điều đó, ở đây mỗi ngôi nhà kéo dài vài ba chục mét, thông ra hai mặt phố. Phía trong cửa hàng được chia ra từng ô, có khoảng trống giữa các ô để lấy ánh sáng và lưu thông không khí. Trong mỗi ô đó là một gia đình nhỏ, tại đó người ta vừa sinh sống, vừa sản xuất và sinh họat hàng ngày. Sự cố kết gia đình chi phối lối kiến trúc nhà ở, ngược lại lối kiến trúc nhà ở đó lại góp phần củng cố sự cố kết gia đình của người thợ thủ công Hà Nội.
Do điều kiện của sản xuất và điều kiện của xã hội truyền thống, gia đình Việt Nam nói chung và gia đình Hà Nội nói riêng không chỉ gắn bó với gia đình mà còn gắn bó với họ tộc, sự cố kết gia đình được mở rộng hơn thành sự cố kết họ tộc. Đối với gia đình nông dân, do yêu cầu của mùa vụ khẩn trương, một gia đình không thể đáp ứng được nên phải liên kết nhiều gia đình lại để giúp nhau sản xuất và trong đời sống đặc biệt lúc khó khăn hoạn nạn. Do vậy, mối quan hệ họ hàng được củng cố và được đề cao trong ý thức của gia đình Hà Nội. Nhất là đối với gia đình thợ thủ công, từ một gia đình định cư lập nghiệp lúc ban đầu dần dần sinh sôi nảy nở ra nhiều gia đình. Họ cùng sống trong một đơn vị nhà “ống” cùng làm một nghề nên việc cố kết với nhau để sản xuất, để sinh sống và chia sẻ với nhau khi sản xuất, buôn bán thuận lợi cũng như lúc khó khăn là đòi hỏi bắt buộc. Hơn nữa trong làm ăn buôn bán ở đô thị, họ phải dựa vào mối quan hệ thân tộc để giữ chữ tín và bảo vệ cho nhau.
Những người thợ thủ công từ làng quê ra kinh đô họ kéo theo anh em, họ hàng để làm nơi nương tựa, sự đùm bọc giữa những người cùng huyết thống là giá đỡ tinh thần quan trọng đối với mỗi thành viên trong gia đình.
Khoa cử học hành cũng là yếu tố quan trọng sự gắn kết họ tộc chặt chẽ bởi hai lẽ: một là, một người trong họ có học hành tốt sẽ giúp đỡ được anh em học hành. Nếu người nào đó có đỗ đạt làm quan thì “cả họ được nhờ”. Đồng thời trong xã hội phong kiến và cả sau này dòng họ nào có nhiều người đỗ đạt làm quan tạo nên uy thế đối với dân làng, dân phố, đó lại là một niềm kiêu hãnh “thấy người sang bắt quàng làm họ”. Hai là, các dòng họ khoa bảng liên kết với nhau bằng sự kết thân, kết hôn để không chỉ “môn đăng hộ đối” mà còn muốn tạo ra những thế hệ sau có “gien” thông minh, tiếp tục sự nghiệp khoa cử của mình.
Đối với dòng họ quý tộc, việc bảo vệ quyền lợi dòng họ là lẽ sống còn. Điển hình như dòng họ Trần (nhà Trần) sự cố kết dòng họ như một nguyên tắc chính trị: Vua Trần Nhân Tông đã nói rằng: xã tắc là của tổ tông, anh em trong họ chia nhau nắm giữ, có phú cùng hưởng, có họa cùng chịu. Nhà Trần tạo nên một thể chế chính trị “Tông tứ duy thành” nghĩa là họ tộc lập thành một tập đoàn thống trị xã hội. Thậm chí nhà Trần còn củng cố sự cố kết dòng họ một cách cực đoan bằng chủ trương hôn nhân nội tộc [6, tr.182].
Đến thời kỳ cận hiện đại, tinh thần cố kết cộng đồng trong gia đình Hà Nội có nhiều biến động. Vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, khi văn hóa Pháp xâm nhập vào nước ta, xuất hiện phong trào đòi tự do cá nhân và đòi nữ quyền, thì sự cố kết gia đình theo đạo lý phong kiến đã trói buộc con người trong vòng lễ giáo không phù hợp và thay vào đó là tự do hôn nhân, bình đẳng giữa vợ và chồng. Điều đó ít nhiều đã ảnh hưởng tới sự cố kết gia đình.
Bước sang thời kỳ cách mạng, do ấu trĩ trong nhận thức xã hội, chiến tranh mà không ít người coi nhẹ vấn đề gia đình sợ nói nhiều đến gia đình sẽ bị quy kết là cá nhân chủ nghĩa đề cao giá trị tập thể hơn giá trị gia đình.
Trong quá trình CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, vấn đề gia đình cũng có nhiều biến đổi phức tạp, vừa tích cực vừa tiêu cực. Mặt tích cực là người ta có điều kiện quan tâm củng cố gia đình nhiều hơn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho gia đình. Mặt tiêu cực khá phổ biến là quá chú ý đến gia đình, nhiều khi đối lập lợi ích của gia đình với xã hội. Vì lợi ích cục bộ của gia đình mà nhiều người kéo cả gia đình (vợ, chồng, con cái, họ hàng) vào buôn gian, bán lậu làm ăn phi pháp. Bên cạnh đó, có những kẻ ích kỷ chạy theo danh lợi mà phá vỡ gia đình, chà đạp lên tình nghĩa gia đình, dẫn đến các tình trạng như ly hôn, ly thân, người già cô đơn, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, cha mẹ phạm tội... vấn đề vai trò của gia đình đang được đặt ra với tính cấp thiết của nó trong giai đoạn hiện nay.
Thứ hai: Gia đình Thành phố Hà Nội là loại hình gia đình mang đậm nét thanh lịch Tràng An
Từ ngàn xưa, Hà Nội đã được xem là chốn “ngàn năm văn vật đất Thăng Long” và gia đình nơi đây là loại hình gia đình đậm nét thanh lịch. Chỉ tính từ thời định đô đến nay đã một nghìn năm và cả nghìn năm đó, Đông Đô - Thăng Long - Hà Nội luôn thu hút nhân tài, bách nghệ bốn phương trong nước lần lượt về đây sinh cơ lập nghiệp, tạo nên phố, nên phường và các thế hệ gia đình. Người dân cũng đem đến đất kinh thành những lề thói của địa phương mình, nhưng chắt lọc, hun đúc lại để tạo nên cái tinh hoa của kinh kỳ. Nhờ đó, gia đình Hà Nội đã tiếp thu mọi tinh hoa của các vùng miền, nhào nặn lại, nâng cao lên theo yêu cầu của điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa của dân tộc. Điều này có nghĩa là cái văn minh, thanh lịch của kinh kỳ Hà Nội chính cũng là bản lĩnh chung của dân tộc cộng với sắc thái riêng của đất Thủ
đô. Đó là sản phẩm đồng thời là động lực để gia đình Hà Nội cả hôm nay và mai sau vẫn tự hào tỏa sáng.
Do thu hút tinh hoa khắp vùng miền cả nước, gia đình Hà Nội đã tập trung được nhiều đức tính tốt đẹp của dân tộc mà biểu hiện là loại hình mang nét thanh lịch
Thanh lịch được hiểu là văn hóa ứng xử ở trình độ cao. Nét “Thanh lịch” được coi là tố chất cơ bản của người Hà Nội, được biểu hiện ở lối sống văn hóa từ trong ăn mặc; trong cách đối nhân xử thế; cách nói năng; trong mọi hành vi... từ trong gia đình đến ngoài xã hội, tất cả đều phải có văn hóa. Theo đó, gia đình Hà Nội là loại hình mang nét thanh lịch biểu hiện trên mọi lĩnh vực của đời sống.
Thanh lịch trong ẩm thực
Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế và giao lưu văn hóa, gia đình nơi đây có điều kiện thuận lợi tiếp thu kinh nghiệm chế biến món ăn từ trong và ngoài nước. Ẩm thực Hà Nội tổng hợp nét tinh túy từ mọi miền trong cả nước. Cố giáo sư Trần Quốc Vượng cũng cho rằng “cách ăn uống là cách sống, là bản sắc văn hóa”. Nét thanh lịch trong ẩm thực của gia đình Hà Nội không chỉ biểu hiện trong món ăn (ăn món gì), mà còn thể hiện trong cách thức ăn (ăn như thế nào).
Một là: Thanh lịch trong ẩm thực của gia đình Hà Nội không phải cái gì cũng ăn mà ăn có chọn lọc (thường là đồ ngon), ăn để thưởng thức để hưởng thụ hơn là ăn để đáp ứng nhu cầu vật chất, vì thế chuyện ăn uống đã được nâng lên thành một thứ văn hóa “Văn hóa ẩm thực”.
Hai là: Thanh lịch trong ẩm thực của gia đình Hà Nội còn được thể
hiện ở sự thanh đạm. Khi ăn, uống người Hà Nội thường từ tốn để thưởng thức, cảm nhận hương vị của từng món ăn.
Ba là: Một biểu hiện rõ nét thanh lịch trong ẩm thực của gia đình Hà
văn hóa ứng xử của người Hà Nội. Theo phong tục xưa trong gia đình Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng, khi ngồi vào mâm cơm, người lớn tuổi chưa cầm đũa thì người trẻ (thế hệ sau) cũng chưa được ăn. Trước khi ăn thế hệ trẻ (con cháu) phải mời ông bà, cha mẹ và các anh, các chị rồi mới được cầm đũa. Khi mời cũng không được nói “sõng” mà phải có chữ “ạ” ở cuối câu mời. Ai ăn xong trước khi đứng dậy cũng phải thực hiện lại nghi lễ mời như bắt đầu bữa ăn.
Chỉ qua cách thực hiện nghi lễ trong bữa ăn đã thể hiện đặc tính trong nền nếp của gia đình Hà Nội, đó là thái độ kính trọng người trên, thương yêu người dưới, lễ phép văn minh thanh lịch.
Theo khảo sát của tác giả luận văn, đại đa số các gia đình trong 3 quận nội thành đều khẳng định: văn hóa ẩm thực là nét đặc trưng thanh lịch của