Một vài nét về Thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu Gia đình ở thành phố Hà Nội thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay (Trang 25)

Hà Nội - Thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nằm ở đồng bằng Sông Hồng. Trước ngày 01/08/2008, Hà Nội gồm 9 quận và 5 huyện với 125 phường, 99 xã và thị trấn, tiếp giáp với 5 tỉnh: phía Bắc giáp với tỉnh Thái Nguyên và Tỉnh Vĩnh Phúc, phía Đông tiếp giáp với tỉnh Bắc Ninh và Hưng Yên, phía Tây và phía Nam tiếp giáp với tỉnh Hà Tây cũ. Diện tích tự nhiên hơn 920km2 và dân số trên 3 triệu người. So với cả nước diện tích tự nhiên của Hà Nội thời kỳ này bằng 0,28% và dân số bằng 3,74%.

Sau đợt mở rộng hành chính vào tháng 8/2008, Hà Nội hiện có diện tích 3.324,92km2, gồm một thị xã, 10 quận và 18 huyện. Dân số Hà Nội từ ngày 01/8/2008 là 6.232.940 người. Cơ cấu dân số Hà Nội không phải là 80% dân đô thị, 20% nông thôn như trước đây mà ngược lại, hiện tại là khoảng 35% đô thị, 65% nông thôn và đang trong quá trình nhanh chóng được đô thị hóa [15, tr.221].

Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước và quốc tế về đường bộ, đường sắt, đường sông và đường hàng không và từ đầu mối giao thông quan trọng đó đã gắn kết chặt chẽ Hà Nội với các trung tâm cả nước cũng như thế giới tạo điều kiện để Hà Nội tiếp nhận nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ kỹ thuật hiện đại, được bổ sung về nguồn nhân lực từ các địa phương khác và hình thành các khu công nghiệp và khu đô thị vệ tinh xung

quanh Hà Nội. Hà Nội trở thành trung tâm lưu chuyển ngày càng mạnh mẽ các nguồn vật chất văn hóa giữa các vùng nội ngoại thành giữa Thủ đô với cả nước trong khu vực và trên thế giới. Hà Nội xứng đáng là nơi hội tụ và tỏa sáng những nét đẹp của dân tộc Việt Nam được thể hiện thông qua lối sống, phong tục tập quán, tín ngưỡng của gia đình Thành phố Hà Nội.

Pháp lệnh Thủ đô ngày 11/01/2001 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ rõ: “Thủ đô Hà Nội là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục và giao dịch quốc tế của cả nước, là nơi đặt trụ sở của các cơ quan Trung ương của Đảng và Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, các cơ quan đại diện ngoại giao các tổ chức quốc tế và là nơi diễn ra các hoạt động đối nội, đối ngoại quan trọng nhất của đất nước”.

Đặc điểm kinh tế

Hà Nội là trung tâm kinh tế có sức hút và sức lan tỏa rộng lớn của cả nước nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, tác động trực tiếp đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của cả vùng đồng bằng Sông Hồng cũng như của cả nước.

Sau một thời gian dài của thời kỳ bao cấp từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, kinh tế Hà nội bắt đầu ghi nhận những bước tiến mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của thành phố thời kỳ 1991-1995 đạt 12,5%, thời kỳ 1996-2000 là 10,38%. Từ năm 1991-1999, GDP bình quân đầu người của Hà Nội tăng từ 470 USD lên 915 USD gấp 2,07 so với GDP trung bình của cả nước; năm 2000, GDP của Hà Nội chiếm 7,22% của cả quốc gia và khoảng 41% so với toàn vùng đồng bằng Sông Hồng [74, tr.21-22].

Giai đoạn phát triển của thập niên 90 của thế kỷ XX cũng cho thấy Hà Nội đã có những thay đổi về cơ cấu kinh tế. Từ năm 1990 tới năm 2000, tỷ trọng ngành công nghiệp tăng mạnh từ 29,1% lên 38% và tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 9% xuống còn 3,8%. Tỷ trọng ngành dịch vụ tăng giảm trong khoảng thời gian này, từ 61,9% xuống còn 58,2%.

Ngành công nghiệp của Hà Nội vẫn tập trung vào 5 lĩnh vực chính là cơ khí, điện tử, dệt may, giày, chế biến thực phẩm và công nghiệp vật liệu sản lượng chiếm tới 75,7% tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Bên cạnh đó nhiều làng nghề truyền thống được phục hồi và phát triển [74, tr.22].

Năm 2007, GDP bình quân đầu người của Hà Nội đạt 31,8 triệu đồng/ năm, trong khi thu nhập bình quân đầu người của cả nước là 13,4 triệu đồng/ năm. Hà Nội là một trong những địa phương nhận được vốn đầu tư nước ngoài nhiều nhất với 1.681,2 triệu USD và 290 dự án. Trên địa bàn Thành phố hiện có 1.600 Văn phòng Đại diện nước ngoài, 14 khu công nghiệp cùng 1,6 vạn cơ sở sản xuất công nghiệp. Năm 2003 với gần 300.000 lao động, các doanh nghiệp tư nhân đã đóng góp 77% giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố. Ngoài ra 15.500 hộ sản xuất công nghiệp cũng thu hút gần 500.000 lao động. Tổng cộng các doanh nghiệp tư nhân đã đóng góp 22% tổng đầu tư xã hội, hơn 20% GDP, 22% ngân sách thành phố và 10% kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội [74, tr.23].

Sau khi mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn như: giải quyết việc làm cho người lao động, đào tạo người lao động có chuyên môn cao, năng lực cạnh tranh của nhiều sản phẩm dịch vụ cũng như sức hấp dẫn môi trường đầu tư của thành phố còn thấp. Tuy nhiên, tốc độ tăng GDP bình quân năm 2008 là 10,62%; năm 2009 là 6,67%; năm 2010 là 10,5% [12, tr.65].

Kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội luôn tăng, bình quân 21,5%/năm thu ngân sách năm 2008 gần gấp 12 lần năm 1991 [38, tr.147]. Do cuộc khủng hoảng kinh tế cộng với sau khi hợp nhất nên năm 2009 xuất khẩu của Hà Nội gặp thách thức không nhỏ (- 8,34%) [12, tr.65].

Những ảnh hưởng của nền kinh tế cộng với quá trình mở rộng địa giới hành chính của Thủ đô cũng là những nhân tố tác động trực tiếp đến con người Hà Nội, đến mỗi gia đình Hà Nội trong việc thực hiện vai trò của mình

đối với sự phát triển của Thủ đô, của gia đình, trong đó có việc giữ gìn những giá trị truyền thống của gia đình trong giai đoạn hiện nay đang là những thách thức lớn đối với mỗi gia đình.

Đặc điểm văn hóa - xã hội

Hà Nội là trung tâm văn hóa lớn của cả nước là nơi hội tụ những luồng văn minh, trí thức của cả dân tộc, Thăng Long - Hà Nội luôn xứng đáng là mảnh đất ngàn năm văn hiến và Thủ đô anh hùng.

Trong hàng ngàn năm, từ khi trở thành kinh đô, Hà Nội đã là nơi hội tụ và tỏa sáng quy tụ, thu hút những nhân vật ưu tú, những thương nhân, nghệ nhân, những thợ thủ công lành nghề từ nhiều miền, vùng trong cả nước. Họ tới đây lập nghiệp, mang theo những nghề, phong tục, tập quán của địa phương mình và Hà Nội trở thành mảnh đất tiêu biểu cho nền văn hóa Việt Nam. Cùng với thời gian, những phong tục tập quán cũng biến đổi tạo nên nét văn hóa riêng của Hà Nội, tạo cho Hà Nội và con người Hà Nội nét hào hoa thanh lịch rất đáng trân trọng.

“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài

Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”

Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH Hà Nội cũng đã tăng cường xây dựng, kiện toàn các thiết chế văn hóa như nhà văn hóa, thư viện trung tâm văn hóa, cụm dân cư… đầu tư bảo tồn, tôn tạo một số di tích lịch sử văn hóa cách mạng. Từ năm 2001 đến nay, cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa đang lôi cuốn sự tham gia của các ngành, đoàn thể các hộ gia đình vào thực hiện “Bốn xây, ba xóa”. Đó là xây dựng phong trào cùng nhau làm giầu cho mình và cho xã hội; xây dựng xã hội học tập; xây dựng đời sống văn hóa; văn minh từ gia đình đến cộng đồng; xây dựng nền dân chủ, kỷ cương xã hội và ba xóa như xóa đói nghèo; xóa lạc hậu; xóa các tiêu cực và tệ nạn xã hội.Phong trào xây dựng các mô hình văn hóa như làng văn hóa, tổ dân phố văn hóa, ký túc xá văn hóa và phong trào xây dựng nếp sống văn

minh, thanh lịch đang góp phần tích cực vào việc hình thành môi trường văn hóa Thủ đô lành mạnh, khôi phục các di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội.

Trên địa bàn Thành phố, tính đến đầu năm 2008, Hà Nội có trên 50 trường Đại học, Cao đẳng. Tỷ lệ giáo viên mầm non đạt chuẩn là 89%, Tiểu học: 99%, phổ thông Trung học và chuyên nghiệp: 100%. 100% trạm y tế xã, phường có bác sĩ. Các chương trình dân số, kế hoạch hóa gia đình được triển khai tích cực [15, tr.224].

Lao động việc làm đã có bước chuyển biến mới. Hàng năm Thành phố giải quyết việc làm cho trên 5 vạn lao động. Thị trường lao động đảm bảo cho người lao động được tự do hành nghề, phát huy khả năng tự tạo việc làm.

Hà Nội là trung tâm tiếp thu tinh hoa văn hóa của cả nước, của khu vực và trên thế giới, bởi thế Hà Nội có điều kiện thuận lợi để trở thành trung tâm lớn về văn hóa, khoa học giáo dục. Song Hà Nội cũng phải đối mặt với những mặt trái, mặt tiêu cực của những ấn phẩm đồi trụy, những lối sống không lành mạnh tràn vào làm mai một những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Thành phố Hà Nội thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu của phát triển kinh tế - xã hội đó, nền kinh tế của Hà Nội cũng có lúc phát triển chưa vững chắc, một số vấn đề gây bức xúc gay gắt chưa được giải quyết tốt, tình trạng thiếu việc làm vẫn còn. Công tác giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, nhất là đối với người nghèo, gia đình nghèo, còn nhiều phức tạp, các tệ nạn ma túy mại dâm phát triển, tình hình an ninh xã hội đáng lo ngại do một số tội phạm gia tăng, nhất là lứa tuổi thanh thiếu niên. Chênh lệch về mức sống giữa một số gia đình có chiều hướng gia tăng; cơ chế chính sách xã hội còn thiếu và chưa tạo động lực mạnh để phát triển nhiều cấp, nhiều ngành chưa kịp thời thay thế, sửa đổi những quy định quản lý không phù hợp… Trong không ít gia đình nảy sinh những khó khăn mới trong quan hệ sinh hoạt ứng xử giữa cha mẹ và con cái, mâu thuẫn gia đình gia tăng, trở nên gay gắt, tình cảm bị xem

nhẹ. Gia đình đã không còn là tổ ấm, đảm bảo sự an toàn cho sự phát triển trí tuệ, tình cảm, đạo đức, thể lực cho các thành viên của không ít cá nhân.

Thành phố Hà Nội, từ năm 2008 đến nay đã có nhiều biến động kể cả về quy mô diện tích, về cơ cấu kinh tế, cơ cấu văn hóa, xã hội… Hà Nội giờ đây vùng ngoại thành được mở rộng khá nhiều; kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nông dân chiếm tỷ lệ cao hơn trước đây. Kể cả khu vực nội thành của Hà Nội cũng có nhiều biến đổi về mọi mặt. Đặc biệt là ở 3 quận nội thành.

Quận Ba Đình

Được Chính phủ xác định là trung tâm Hành chính - Chính trị quốc gia, nơi tập trung các cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, nơi có quảng trường Ba Đình lịch sử, nơi từng vang lên bản Tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ba Đình còn là trung tâm ngoại giao, đối ngoại. Quận có nhiều trụ sở của nhiều tổ chức quốc tế, sứ quán các nước, nơi thường xuyên diễn ra các hội nghị quan trọng của Nhà nước quốc tế và khu vực.

Quận Ba Đình được thành lập năm 1961 (khi đó gọi là khu phố, đến năm 1981 đổi là Quận). Quận có diện tích tự nhiên là 9,25km2, gồm 14 phường dân số 225,0 ngàn người, trong đó nữ chiếm 115,0 ngàn người, nam chiếm 110,0 ngàn người, 100% là dân số thành thị. Người dân quận Ba Đình vốn có truyền thống yêu nước, đoàn kết, mến khách, cần cù trong lao động, thông minh sáng tạo. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ người dân Ba Đình đã góp sức cùng dân tộc đánh thắng giặc ngoại xâm, thống nhất đất nước.

Sự nghiệp đổi mới kinh tế, xã hội ở Hà Nội nói chung, quận Ba Đình nói riêng trong những năm qua đã đạt được một số thành tựu to lớn và quan trọng, tạo tiền đề vững chắc để ổn định chính trị, phát triển kinh tế nâng cao mức sống của nhân dân nói chung của từng gia đình nói riêng, tạo ra những

điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi cho việc nâng cao vai trò của gia đình trong quá trình CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.

Theo báo cáo của UBND Quận, năm 2010 Ba Đình đã tăng cường quản lý thị trường, thực hiện tốt các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, hỗ trợ người nghèo tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại, du lịch phát triển. Tốc độ giá trị sản xuất chung thực hiện 14,1% vượt 0,1% so với chỉ tiêu Hội đồng nhân dân Quận, trong đó tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh đạt 8% thấp hơn 2% so với kế hoạch, do giá trị sản xuất của các doanh nghiệp lớn đã giảm so với cùng kỳ năm 2009. Nhiều doanh nghiệp có xu hướng chuyển từ hoạt động sản xuất công nghiệp sang hoạt động thương mại, tốc độ tăng giá trị sản xuất các ngành dịch vụ, thương mại là 19,2% vượt 3,6% so với kế hoạch. Tổng thu ngân sách Nhà nước ước thực hiện 2.241 tỷ đồng vượt 33,3% kế hoạch, trong đó số thu do quận đảm nhiệm ước thực hiện 1.394 tỷ đồng, vượt 33,1% kế hoạch (thu ngoài quốc doanh ước thực hiện 665 tỷ đồng, vượt 23,5% kế hoạch), ước tổng chi ngân sách được 387 tỷ đồng vượt 23,8% so với dự toán quận giao.

Theo báo cáo của UBND Quận cũng đã chỉ rõ năm 2010, quận đã thực hiện có kết quả việc bảo đảm an sinh xã hội, quan tâm chăm lo cho người nghèo, các đối tượng chính sách, những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, công tác chăm sóc sức khỏe của nhân dân được đảm bảo, thực hiện có hiệu quả, chủ động thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh. Duy trì 13 phường chuẩn quốc gia về y tế. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 3 tuổi giảm xuống còn 7,39% (vượt kế hoạch 0,1% so với chỉ tiêu đặt ra). Tăng cường công tác quản lý hành nghề y, dược tư nhân cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện theo quy định, xử phạt 13 cơ sở vi phạm, cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho 296 cơ sở đạt tỷ lệ 75,5%.

Các lĩnh vực văn hóa, thông tin, phát thanh truyền hình có nhiều chuyển biến tích cực phục vụ tốt cho nhiệm vụ chính trị của quận và đời sống tinh thần của nhân dân. Mức hưởng thụ văn hóa, thông tin cho nhân dân được nâng lên. Hiện nay, toàn quận đã có 24 khu dân cư văn hóa, tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 91%; tổ dân phố văn hóa đạt 72%; đơn vị tiêu chuẩn văn hóa đạt 77%. Công tác bảo tồn phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa tiếp tục được quan tâm bằng nhiều nguồn lực của Nhà nước và nhân dân.

Phong trào xây dựng đời sống văn hóa làm cho mỗi người dân, mỗi gia đình có ý thức và tinh thần trách nhiệm cao hơn đối với việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc. Trong đó, có những giá trị truyền thống của gia đình Hà Nội xưa và nay với tinh thần “Uống nước nhớ nguồn”, “Lá lành đùm lá rách”. Những năm qua nhân dân trong quận đã hỗ trợ kinh phí xây mới sửa chữa, cải tạo nhà ở cho 22 gia đình chính sách, người có công với số tiền 760 triệu đồng, xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa được 1 tỷ đồng,

Một phần của tài liệu Gia đình ở thành phố Hà Nội thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)