Khi tập trung cho xuất khẩu hàng hoá sang thị trường châu phi trước hết cần nâng cao năng lực cạnh tranh của một số sản phẩm xuất khẩu tiêu biểu

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM TỪ VIỆC NGHIÊN CỨU THỰC TẾ XÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI CỦA TRUNG QUỐC (Trang 34 - 41)

hết cần nâng cao năng lực cạnh tranh của một số sản phẩm xuất khẩu tiêu biểu sau của Việt Nam:

Hai năm trở lại đây, mặt hàng này có mức tăng trưởng khá nhanh.Theo số liệu của Bộ thương mại tốc độ phát triển xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Tây Nam á – châu phi đạt 60% năm với kim ngạch trên 50 triệu USD. Tham gia xuất khẩu hàng dệt may vào Châu Phi, chúng ta phải cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc, bởi các sản phẩm của nước này có ưu thế là giá rẻ, mẫu mã phong phú, khả năng cung ứng lớn. Vì vậy, nếu muốn tăng khả năng xuất xuất của hàng dệt may Việt Nam, ngoài việc cạnh tranh bằng giá, chúng ta nên nhắm đến một số sản phẩm đặc biệt, phù hợp và đáp ứng trúng nhu cầu hiện tại của người tiêu dùng trên châu lục này, chẳng hạn, như màn chống muỗi... Ngoài ra, nắm được đặc điểm của thời tiết Châu Phi là hanh khô, nắng nóng quanh năm, doanh nghiệp nên tập trung xuất khẩu các sản phẩm quần áo, khăn mặt, khăn tắm, áo choàng... bằng chất liệu bông thô thoáng mát, thấm mồ hôi. Đây cũng chiín là các sản phẩm mà chúng ta đang có lợi thế so với nhiều đối thủ cạnh tranh.

* Đồ nhựa.

Đồ nhựa gia dụng cũng là mặt hàng có sức tiêu thụ cao tại châu lục này. Theo khảo sát của Hiệp hội Nhựa Việt Nam, hiện nay người tiêu dùng Châu Phi rất ưa chuộng các sản phẩm nhựa do Việt Nam sản xuất do chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, giá cả phù hợp. Tuy nhiên, để nâng cao khả năng xuất khẩu mặt hàng nhựa vào Châu Phi, doanh nghiệp cần quan tâm đến những điểm sau. Thứ nhất, cần xác định và đầu tư vào các mặt hàng chiến lược phù hợp với năng lực sản xuất của chúng ta, đồng thời đáp ứng được yêu cầu của thị trường nhập khẩu. Trước mắt, doanh nghiệp nên tập trung vào đồ nhựa gia dụng và bao bì hiện đang là hai mặt hảng có nhu cầu nhập khẩu cao, đồng thời lại đang là thế mạnh của doanh nghiệp Việt Nam. Thứ hai, trong thời gian tới, Việt Nam cần tăng cường quảng bá hơn nữa về mặt hàng này để đông đảo các quốc gia Châu Phi biết đến đến sản phẩm nhựa Việt Nam như một lựa chọn “kinh tế và chất lượng”.

* Giày dép

Từ năm 2004, giày dép Việt Nam đã bắt đầu khai thác thành công thị trường Châu Phi. Mặc dù phải cạnh tranh với các sản phẩm của Trung Quốc mặt hàng xuất khẩu này của Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng khá. Trên thị trường Châu Phi

giày dép Việt Nam hoàn toàn có khả năng cạnh tranh, thậm chí có ưu thế hơn hẳn về chủng loại giá cả so với các sản phẩm có xuất xứ từ các quốc gia khác. Thêm vào đó, thị trường Châu phi còn có nhu cầu đa dạng về nhiều chủng loại hiện đang là thế mạnh của doanh nghiệp Việt Nam, như giày thể thao các loại bằng da thuộc, da thuộc hoặc nguyên liệu dệt, giày vải, giày trẻ em, dép đi trong nhà, dép đi du lịch biển...

* Hàng thủ công mỹ nghệ

Bảy năm trở lại đây, hàng thủ công mỹ nghệ được xếp vào danh sách 10 mặt hàng có mức tăng trưởng xuất khẩu cao nhất, tuy nhiên năng lực cạnh tranh của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam chưa cao. Nguyên nhân có thể được nêu như sau:

- Thứ nhất, sự manh mún, thiếu tập trung của các cơ sở sản xuất chính là yếu tố làm giảm tính cạnh tranh của mặt hàng này.

- Thứ hai công đoạn tạo mẫu, thiết kế vẫn chưa được doanh nghiệp Việt Nam tập trung đầu tư, trong đó phải kể trước hết đến khâu nghiên cứu thị hiếu, đặc điểm văn hoá... để tạo các mẫu sản phẩm phù hợp với thị trường rộng lớn gồm nhiều nền văn hoá khác nhau này.

- Thứ ba, giá cả sản phẩm vẫn là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với thị trường bình dân tại Châu Phi. Nhưng lâu nay, các hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam được làm chủ yếu từ nhiều loại gỗ quý, gía cao và ngày càng khan hiếm. Giá thành quá cao như vậy sẽ làm giảm tính cạnh tranh của mặt hàng này. Vì vậy doanh nghiệp Việt Nam nên chuyển hướng tập trung nhiều hơn vào các sản phẩm được làm từ các nguyên liệu nhiệt đới như song, mây, tre, cói, dừa lá buông hoặc sản phẩm dệt thủ công.

* Gạo

Theo khảo sát của một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam sang Châu phi hầu hết người dân ở đây có tập quán sử dụng gạo trong bữa ăn hàng ngày. Nhưng năng lực sản xuất lúa gạo của họ rất thấp so với nhu cầu tiêu dùng nên khả năng tiêu thụ gạo ở thị trường này rất lớn và lâu dài. Tuy nhiên muốn nâng cao khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam doanh nghiệp cần lưu tâm đến những điểm sau:

- Thứ nhất, thị hiếu và nhu cầu tiêu dùng trên thị trường Châu phi cần được doanh nghiệp nghiên cứu. Hiện nay gạo Thái lan với đặc trưng có hương thơm chất lượng tốt, nhưng do gía thành cao nên không đáp ứng được nhu cầu của đông đảo tầng lớp cư dân. Việt Nam cũng đã xuất khẩu được một lượng gạo cao cấp, như gạo 5%tấm, gạo đồ và một số gạo đặc sản như gạo Nàng Thơm chợ Đào(Long An) Nàng Nhen(An Giang) nhưng kim ngạch xuất khẩu thấp. Sản phẩm cao cấp này cũng chỉ tiêu thụ được vơớ số lượng nhỏ ở một số nước phát triển trong khu vực như Nam Phi với đối tượng chính là tầng lớp trung lưu, giàu có hoặc những nhà hàng phục vụ khách du lịch. Vì vậy khi Thái Lan nhà cung cấp chính của thế giới về gạo đặc sản với sản lượng đạt khoảng 1,5 triệu tấn/năm so với nhu cầu khoảng 2 triệu tấn/năm, đã tạo được thương hiệu vững vàng trên thị trường Châu Phi thì Việt Nam để nâng cao khả năng cạnh tranh chỉ nên chú trọng vào xuất khẩu các sản phẩm gạo thường, gía thành rẻ, đặc biệt là loại gạo có phẩm cấp thấp chẳng hạn loại gạo 25%-35% tấm hoặc 100% tấm. Tuy xuất khẩu sản phẩm giá trị thấp nhưng với một số lượng lớn sản phẩm đang là thế mạnh của mình do năng xuất cao , ít sâu bệnh, không tốn nhiều công chăm sóc thì các doanh nghiệp Việt Nam chắc chắn vẫn có cơ hội xâm nhập sâu vào châu lục đang có sức mua rất lớn đối với mặt hàng gạo loại này.

- Thứ hai, giá cả thấp là yếu tố quan trọng, góp phần củng cố vị trí vững chắc của gạo xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Châu Phi. Cho đến nay giá gạo phẩm cấp thấp của các nước xuất khẩu khác đều cao hơn giá của Việt Nam. Ngay cả khi so với giá gạo sản xuất tại nước nhiều nước châu phi giá gạo việt nam nhập khẩu còn rẻ hơn khoảng 20% thậm chí, tới 50% so với giá gạo của Xênêgan, Bờ Biển Ngà, Ghinê. Vì vậy châu phi được coi là một trong những thị trường nhập khẩu gạo Việt Nam lớn nhất, ước đạt khoảng 850.000 tấn/năm. Năm 2005, thị trường Châu Phi nhập khẩu tới 33,4% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam.

- Thứ ba, hình thức thanh toán đang là vấn đề nan giải đối với doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam vào châu phi . Cho đến nay, nhà cung cấp gạo việt nam cho thị trường này vẫn phải thông qua một công ty của nước thứ ba. Bởi vì khả năng chi trả của các nước châu phi rất thấp trong khi giá trị mỗi lô hàng lại khá lớn, đạt tới 3,5-4 triệu USD và không thể thanh toán ngay. Thông thường, gạo Việt Nam phải

bán qua một số công ty đa quốc gia Châu Âu đảm nhiệm. Các công ty này mua gạo của Việt Nam với số lượng lớn từ 10.000 tấn / tàu trở lên, để giảm thiểu chi phí vận chuyển và thanh toán theo phương thức mở L/C cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp đến họ thuê tàu chở đến cảng, bốc hàng đưa vào kho riêng của công ty hoặc thuê kho ngoại quan để cất giữ và bán dần. Phương thức bán hàng và thanh toán này có lẽ sẽ còn phải duy trì cho đến khi các doanh nghiệp Việt Nam đủ mạnh về tài chính để có thể tự chi trả được khoản chi phí lớn về vận tải, xây dựng riêng cho mình một kho ngoại quan tại thị trường nước nhập khẩu, hoặc khi doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam tạo dựng được niềm tin vững vàng đối với công ty nhập khẩu của nước sở tại để có thể thực hiện xuất khẩu trực tiếp bằng phương thức “chuyển hàng sang-nhập kho- bán dần” Phương thức này thực sự sẽ giảm được chi phí song rủi ro cao. cho đến nay hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chưa dám mạnh dạn thực hiện phương thức này còn là bởi họ thiếu thông tin về pháp luật của nước sở tại và một điều quan trọng nữa phía Việt Nam chưa có văn bản pháp quy hướng dẫn vấn đề đó.

2.2.3. Nâng cao chất lượng nhân lực

Nhìn chung, trình độ nhân lực hiện nay của chúng ta còn thấp chưa đáp ứng được những nhu cầu ngày càng cao của phát triển kinh tế xã hội. do đó việc đào tạo nâng cao trình độ, năng lực của nguồn nhân lực phải được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm.

- Trước hết cần nâng cao trình độ, năng lực kinh doanh của doanh nhân trong môi trường quốc tế, nâng cao khả năng quản lý và điều hành doanh nghiệp trong hoạt động hợp tác, làm ăn với các đối tác nước ngoài. Ngoài ra, đối với hoạt động kinh doanh xuất khẩu sang thị trường Châu phi ngoài những kỹ năng cần thiết nêu trên thì người lãnh đạo doanh nghiệp trực tiếp thực thi hoạt động thương mại cần phải nắm vững những nguyên tắc, tập quán, thói quen, nghệ thuật kinh doanh mang tính đặc thù của thị trường này.

- Cần kiên trì nhẫn nại trong quá trình làm quen tiếp cận với thị trường Châu Phi. Việc thiết lập được các mối quan hệ tốt với các đối tác thông qua các hội chợ, triển lãm sẽ giúp tạo nền tảng cho các hoạt động giao dịch ký kết sau này.

- Cần đầu tư thời gian nghiên cứu nền văn hoá bản địa, tìm hiểu về tín ngưỡng, phong tục tập quán.. Bởi đó cũng là những yếu tố chi phối khá lớn hành vi cũng như xu hướng tiêu dùng của cư dân thị trường này, góp phần làm nên thành công của các hợp đồng kinh tế.

- Cần nâng cao trình độ ngoại ngữ, như tiếng Anh tiếng Pháp đặc biệt là tiếng ả rập cho cán bộ tiếp thị kinh doanh để có thể trực tiếp giao dịch và ký kết các hợp đồng kinh tế tránh những hiểu lầm đáng tiếc do không thông thạo ngoại ngữ, dẫn đến việc không nắm đầy đủ các thông tin cần thiết trong hợp đồng kinh tế. Cần có nghệ thuật làm quen bắt chuyện với đối tác trong bầu không khí gần gũi, thân thiện, trước khi trao đổi về nội dung công việc.

- Cần biết cách xử lý mọi tình huống một cách linh hoạt và mềm dẻo tuỳ theo từng điều kiện cụ thể trong không gian thời gian cụ thể để tạo hiệu quả tối đa cho công việc kinh doanh hợp tác trên thị trường vốn được đánh giá là hay thay đổi, ít nhất quán này.

- Nâng cao chất lượng nhân lực trực tiếp sản xuất, kinh doanh như công nhân, nhân viên các phòng chức năng, nhân viên công tác tại chi nhánh hoặc văn phòng đại diện ở nước ngoài... Đối với các nhân viên trực tiếp thực hiện các giao dịch ngoại thương cần chú ý đào tạo và nâng cao nghiệp vụ tập trung bồi dưỡng các kỹ năng về ngoại thương, các kiến thức kinh doanh, cơ chế thị trường, hội nhập, nghiệp vụ marketing, tin học ngoại ngữ, kỹ năng đàm phán thu thập và xử lý thông tin. Chiến lược chính sách và kế hoạch đào tạo phải được nghiên cứu kỹ lưỡng cụ thể, rõ ràng để có thể tạo hiệu quả tối ưu cho công tác này.

KẾT LUẬN

Chủ trương “Tích cực chủ động tranh thủ mở rộng thị trường, nhất là sau khi gia nhập WTO, đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ đối với các đối tác, phòng ngừa chấn động đột ngột, tận dụng mọi khả năng để tăng mức sản xuất trên tất cả các thị trường đã có song song với việc đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường có sức mua lớn nhưng hiện còn chiếm tỷ trọng thấp, mở cửa các thị trường mới như Mỹ, Mỹ Latinh, Châu Phi…” đã được Đảng và Nhà nước ta quán triệt ngay từ những năm đầu của thế kỷ XXI trong Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2001 – 2010. Trong đó, Châu Phi là thị trường tiềm năng được Chính phủ Việt Nam xác định là thị trường mới mà các doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng tiếp cận. Từ thực tiễn xâm nhập thị trường thành công của Trung Quốc, không thể phủ nhận rằng sự hỗ trợ của Nhà nước đối với chiến lược đẩy nhanh xuất nhập khẩu vào Châu Phi thể hiện qua một loạt những giải pháp vĩ mô chính yếu sẽ tạo nền tảng pháp lý và vật chất vững chắc cho việc thực hiện thành công chiến lược chinh phục thị trường Châu Phi. Đối với các doanh nghiệp đặt mục tiêu tiếp cận hoặc tham gia sâu hơn nữa vào thị trường Châu Phi, những giải pháp vi mô có thể coi là phương tiện hữu hiệu, giúp cho doanh nghiệp tiến nhanh trên chặng đường khai phá thị trường “hoang sơ và rộng mở” này. Cuối cùng, có thể khẳng định rằng thị trường một số nước Châu Phi thực sự là cơ hội lớn cho Việt Nam và càng là vậy khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới WTO. Tư cách mới này giúp củng cố thêm địa vị của Việt Nam trên thị trường thế giới nói chung và thị trường Châu Phi nói riêng. Trách nhiệm còn lại thuộc về sự nỗ lực của những doanh nghiệp nước ta đang nhằm vào Châu Phi để mở rộng chiến lược sản xuất kinh doanh và sự hỗ trợ của Nhà nước, hai nhân tố chính của chiến lược xâm nhập thị trường.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM TỪ VIỆC NGHIÊN CỨU THỰC TẾ XÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI CỦA TRUNG QUỐC (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w